Nếu nhân xét của em về truyền thống hiếu học của học trò xứ Nghệ từ xưa đến nay

NGUYỆT HẰNG   -   Thứ hai, 31/08/2020 20:00 [GMT+7]

Đảo Chè tại xã Thanh An-huyện Thanh Chương [Nghệ An]. Ảnh: Tư liệu

Tài sản vô giá

Đền Chung Sơn [xã Kim Liên-Nam Đàn]- thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: QĐ

Miền đất ấy có danh xưng tính đến năm 2020 này là tròn 990 năm, với biết bao thăng trầm. Sử cũ chép lại rằng, thời Hồng Bàng [2879 – 258 tr.CN], nước ta gọi là Văn Lang và được chia thành 15 bộ. Vùng đất Nghệ An thời bấy giờ là một trong 15 bộ đó, có tên gọi là Hoài Hoan [vùng đất Hà Tĩnh cạnh đó gọi là bộ Cửu Đức]… Sau nhiều lần thay đổi tên gọi hành chính, năm 1030 [năm Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông], vùng đất này bắt đầu có tên gọi Châu Nghệ An với việc đổi tên Hoan Châu thành Nghệ An Châu trại. Danh xưng Nghệ An chính thức bắt đầu từ đó.

Từ miền đất thân thương này, không rõ có từ bao giờ mà câu dân ca xứ Nghệ ăm ắp ân tình vẫn vọng mãi đến tận ngày nay: “À ơi... Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục/ Thì biết cuộc đời răng là nhục là vinh/ Thuyền em lên thác xuống ghềnh/ Nước non là nghĩa là tình ai ơi…”. Trong sâu thẳm lời ca ấy là con người Nghệ An, là “non xanh nước biếc” Nghệ An, đã hòa quyện để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của miền quê thấm đẫm nghĩa đất tình người.

Người Nghệ An từ bao đời nay có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, hiếu học và yêu nước, văn hóa và cách mạng. Điều đáng trân trọng nhất ấy đã trở thành “tài sản” tinh thần vô giá của người xứ Nghệ; dù cho vật đổi sao dời, phẩm chất ấy vẫn trường tồn.

Một góc biển Nghi Thiết [Cửa Lò]. Ảnh: Vĩnh Khánh

Cũng từ cuộc sống có phần lam lũ của con người mà mảnh đất “gió Lào cát trắng” này đã là cái nôi của những điệu hò, câu ví được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; càng làm cho văn hóa nói chung, dân ca xứ Nghệ nói riêng trường tồn, phát triển bền vững trong lòng dân tộc và nhân loại. 

Xưa nay, người Nghệ An hiếu học, tôn sư trọng đạo, biết tôn vinh người có công với làng với nước, biết quý trọng người hiền tài… Đó là những giá trị nhân văn cao đẹp. Nhưng không chỉ có vậy, người Nghệ An còn có những phẩm chất đặc trưng khác nữa; như GS. Phong Lê - nguyên Viện trưởng Viện Văn học, người lớn lên từ mảnh đất  xứ Nghệ, có nhận xét rất mạnh bạo rằng: "Đặc trưng nhất của người Nghệ là hiếu học, là gàn, là ngông, dựa trên nền tảng tài năng và sự tử tế" - Sự tử tế làm nên tính cách bao trùm của người Nghệ An; Còn cái ngông, cái gàn của người đất Nghệ là cái ngông, cái gàn của kẻ sĩ, của người có học!

Có phải cũng nhờ “sự tử tế, cái ngông, cái gàn” ấy mà từ bao đời nay, người Nghệ An đã vun đắp cho mình một nền văn hóa bản địa độc đáo, đủ sức đề kháng với các yếu tố văn hóa bị xem là xa lạ, ngoại lai, độc hại? Trong suy nghĩ của riêng tôi, không có chỗ để phủ nhận điều đáng trân trọng ấy. Thế nên người đời thường nói, Nghệ An là nơi Đất học sinh hào kiệt, Thiên nhiên tôi cốt cách là vậy.

Người Nghệ An, dù ở miền đất nào trong số 21 đơn vị hành chính của tỉnh cũng đều mang phẩm chất của người xứ Nghệ bên cạnh cái riêng có của mỗi vùng, miền. Đó là Nam Đàn- một miền “địa linh nhân kiệt”; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh –Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; nơi có Làng Sen quê nội của Bác, tên chữ là Kim Liên [sen vàng], và Làng Chùa [tên chữ là Hoàng Trù] - quê ngoại của Bác Hồ, và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời.

Hay như huyện Thanh Chương, cũng là miền quê có nhiều dòng họ nổi danh trong việc học hành, với 25 vị đỗ đại khoa thời phong kiến [trên tổng số 150  người cả tỉnh]... Hoặc quê lúa Yên Thành lại nổi tiếng về văn chương khoa bảng đứng đầu một phủ: Trạng nguyên Bạch Liêu - người mở đầu cho truyền thống khoa bảng huyện Yên Thành và cả xứ Nghệ vào khoảng giữa thế kỷ XIII, đời vua Trần Thánh Tông….

Trở ra nơi địa đầu xứ Nghệ - Quỳnh Lưu, nơi có làng Quỳnh Đôi nổi tiếng trong ngoài về truyền thống hiếu học, học giỏi. Thế nên mới có  ông Hồ Sĩ Dương, nhà nghèo lắm, bữa ăn bữa nhịn… nhưng vẫn quyết chí học hành và ông đã đỗ đầu khoa thi Hương [1651], lại đỗ đầu khoa Đông Các [1659], trở thành một trong 2 người Việt Nam đỗ lưỡng quốc Trạng nguyên [người còn lại là Mạc Đĩnh Chi].

Tự hào mình quê xứ Nghệ

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP. Vinh. Ảnh: Vĩnh Khánh

Với tôi, Anh Sơn nói riêng và Nghệ An nói chung là cả một miền ký ức. Tuổi thơ tôi lớn lên giữa một miền quê thuần nông - huyện Anh Sơn. Một vùng quê nghèo khó, nhưng ăm ắp niềm vui, đong đầy kỷ niệm của một thời cắp sách đến trường cùng chúng bạn. Quê tôi, thế đất nghiêng dần từ phía Tây về phía Đông, điểm cao nhất ở Anh Sơn là đỉnh núi Kim Nhan ở vùng núi Cao Vều, với câu ca còn mãi: “Lèn Kim Nhan chín tầng mây phủ/ Rú Cao Vều ấp ủ tình thương”.

Các bậc cao niên quê tôi vẫn coi lèn Kim Nhan là biểu tượng của cây bút thần viết chữ lên trời cao, vì thế người Anh Sơn thời nào cũng trọng việc học hành. Thời phong kiến,  Anh Sơn có 2 người đỗ đại khoa là Ngô Trọng Điển đậu tiến sĩ khoa Bính Ngọ và Nguyễn Văn Giá đậu tiến sĩ khoa Quý Sửu; thời nhà Nguyễn, Anh Sơn có tới 5 Tiến sĩ trong số 91 tiến sĩ của toàn tỉnh Nghệ An;  thời thuộc Pháp cũng có nhiều người đỗ đạt thành danh… Thời nay cũng nhiều người học rộng, tài cao và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung của quê hương, đất nước…

Anh Sơn còn tự hào là vùng quê hội tụ nhiều loại hình văn hóa: Văn hóa rãy dốc, văn hóa rãy bằng, văn hóa lúa nước, văn hóa sông nước cùng tồn tại, giao lưu và tiếp biến. Qua bao đời, người Anh Sơn sống quây quần theo làng xã, dòng tộc nên văn hóa làng và văn hóa dòng họ là nét đặc sắc của văn hóa Anh Sơn. Quê hương Anh Sơn của tôi nhỏ bé vậy, nhưng cũng có 2 làng đã được đưa vào giới thiệu trong số 51 làng tiêu biểu của Việt Nam, đó là làng Yên Phúc và làng Dừa.

Không chỉ cần cù lao động, người Anh Sơn còn có truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường… trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã có hơn 12.000 người con của quê hương Anh Sơn lên đường chiến đấu, trong đó 2.065 người đã nằm lại nơi chiến trường; hơn 2.000 thương, bệnh binh đã để lại trận tuyến một phần xương thịt của cơ thể; có 29 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 6 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân… Anh Sơn quê hương tôi là thế, đáng tự hào như quê lớn Nghệ An vậy.         

Mỗi lần về với quê, một trong những việc tôi thích thú, đó là gặp gỡ, trò chuyện với bà con lối xóm, với những người đang hàng ngày chung sức đồng lòng xây dựng quê hương, với các ông bà, các bác cựu chiến binh từ thời chống Mỹ [cũng không còn nhiều]. Bởi điều đó giúp tôi hiểu thêm nhiều điều về quê mình, về con người và văn hóa Anh Sơn…

Người dân gói bánh gai dốc Dừa-đặc sản Anh Sơn. Ảnh: HY

Còn nhớ một lần về công tác và làm việc với Huyện ủy Anh Sơn xung quanh vấn đề phát triển văn hóa, xã hội của huyện, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng - Bí thư Huyện ủy Anh Sơn chia sẻ rằng: “Phẩm chất nổi trội của người Anh Sơn là sống chân tình, chân thật và giàu ý chí vượt khó vươn lên.

Tình làng nghĩa xóm, qua bao thế hệ là sức mạnh đoàn kết, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của một miền quê chứa đựng giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức phong phú và đáng tự hào…”.  Và, cũng thật đúng khi nói rằng Anh Sơn là vùng quê dày trong lịch sử - văn hóa và trẻ trong đổi mới, dựng xây, nên dư địa cho sự phát triển ngày một giàu đẹp, văn minh còn rất lớn.

“990 năm Đất và Người Nghệ An” - đó là một hành trình lịch sử dài lâu với biết bao thăng - trầm, biết bao sự kiện đã diễn ra với vùng đất và con người Nghệ An, để các thế hệ hôm nay được đón nhận, được tiếp nối và vô cùng tự hào về truyền thống quê hương, về đặc sắc văn hóa và về đặc trưng tính cách con người xứ Nghệ.

Văn miếu tỉnh Nghệ An được làm vào thời Nguyễn Gia Long [1803] có đôi câu đối nổi tiếng, biểu thị nền văn hiến và sĩ khí của nhân dân xứ Nghệ như sau:

Hoan Châu văn khí thiên niên trụ

Học đạo chính tâm vạn cổ truyền.

[Hoan Châu văn khí ngàn năm vững;

Học đạo chính tâm muôn thuở còn].

Hoan Châu - xứ Nghệ [Nghệ An - Hà Tĩnh] được người xưa coi là vùng đất "Địa linh nhân kiệt"; là đất có khí thiêng sông núi và sinh ra nhiều hào kiệt, Phan Huy Chú đã có nhận xét:

"Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thì thuận hòa mà chăm học... được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh hiền"

[Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú].

Cùng với lịch sử phát triển của Nho học Việt Nam [1075 - 1919], thì truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và khoa bảng của người Nghệ An cũng luôn được nuôi dưỡng và phát huy. Các bà mẹ ở xứ Nghệ đã có ý thức chăm lo việc đèn sách cho con ngay từ khi chúng mới được sinh ra, khi còn bú ẵm, nằm nôi, qua những lời ru:

Con ơi mẹ dạy con này,

Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm

Làm người đói sạch, rách thơm

Công danh là nợ nước non phải đền.

Mảnh đất Nghệ An tuy giàu tiềm năng về kinh tế, nhưng hết sức khó khăn về khí hậu, thiên tai. Con người Nghệ An phải vươn lên trong cuộc sống, nên nổi tiếng chăm lao động, chiến đấu giỏi, hiếu học... 

Đa số Nho sĩ xưa đều rất nghèo, có không ít "ông Nghè, ông Cống sống bởi ngọn khoai; anh học, anh nho nhai hoài lộc đỗ". Có gia đình ăn cháo, ăn khoai ngày ba bữa, mà cả nhà ông cháu, cha con đều thi đậu" "Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, ngày ba bữa; Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà". Học trò xứ Nghệ xưa đều phải vượt khó, ăn sắn, ăn khoai, ăn ngô trừ bữa, ngày làm đêm học, nên thường lấy sự kiên nhẫn tạo ra thành quả trong học tập. Nhiều học trò phải học dưới ánh trăng, học trên lưng trâu, đốt lá cây để đọc sách, dùng mo cau thay giấy, bút là cành cây viết chữ trên đất... Có thầy không có nhà để mở lớp, học trò đông, phải đưa trò lên núi học ngay ở ngoài trời, viết chữ lên đá... Thế mà, thầy nổi tiếng dạy hay, trò nổi tiếng học giỏi, đậu cao. Họ phải phấn đấu trong học tập, bằng tính kiên trì, nhẫn nại, cần kiệm... 

Về nội dung học tập thì học trò xứ Nghệ thường không chuộng "hoa mỹ" mà cốt "văn hùng" lúc đi thi, làm bài cũng thế. Nếp sống trong học tập của học trò xứ Nghệ có thể gọi là "khổ học", đã trở thành một nét thuộc bản sắc truyền thống văn hóa địa phương. Niềm khát vọng vươn lên trong khoa bảng của người dân xứ Nghệ rất mãnh liệt. Hình ảnh ông Nghè "vinh quy bái tổ", "võng anh đi trước, võng nàng theo sau", là ước mơ cháy bỏng của các sĩ tử, của cha mẹ và vợ con họ. Hình ảnh "văn phòng tứ bảo" [bút, giấy, nghiên, mực...] cùng với bảng vàng, bảng hổ đề danh... in đậm trong tiềm thức người dân và được tái hiện, nhập hồn vào núi, ao, cồn, doi, quê hương xứ sở. 

Nhà văn hóa Đặng Thai Mai đã có nhận xét tinh tế rằng: "Khi mà chế độ khoa cử còn thịnh, cơ hồ mỗi một làng đều nhìn thấy trong mắt của mình một cái bảng, một quản bút, một án thự.." Nhiều địa danh quen thuộc như thế và được coi là rất nổi tiếng đã có ở khắp nơi trên đất Nghệ An. Huyện Diễn Châu có: Nho Lâm, Bút Điền, Bút Trận, Văn Hiến, Văn Vật, Thủ Phủ. Huyện Quỳnh Lưu có: Bút Luyện, Văn Thái, Văn Khúc, Tam Khôi. Huyện Đô Lương có: Văn Khuê, Văn Trường, Văn Lâm. Huyện Nam Đàn có: Khoa Cử, Khoa Trường. Huyện Yên Thành có: Văn Hội, Định Khoa. Huyện Anh Sơn có Mực Điền. Thị xã Cửa Lò có: Hòn Mực, Núi Bảng... chính vì thế, mà truyền thống học hành, đua nhau chiếm bảng rất được coi trọng ở xứ Nghệ. Các địa phương có nhiều người đậu bảng, lại càng thêm tự hào. Làng Quỳnh Đôi có câu:

Làng ta khoa bảng thật nhiều

Như cây trên núi, như diều trên không

Theo Khoa bảng danh trường biên của Hồ Sĩ Tôn, từ 1444 đến 1725, Quỳnh Đôi có hơn 700 người đậu từ tú tài đến tiến sĩ. Cả huyện Quỳnh Lưu, tính từ thời Hậu Lê có 15 tiến sĩ, thì trong đó Quỳnh Đôi chiếm 12 vị. Việc học ở đây đã như trở thành một nghề truyền thống và được mệnh danh và "Làng học Quỳnh Đôi". Làng học nổi tiếng có nhiều người học giỏi, đậu cao, có gia đình liên tiếp nhiều đời thi đậu thủ khoa, đã đi vào ca dao xứ Nghệ:

Đô Lương dệt gấm thêu hoa

Quỳnh Đôi tơ lụa, thủ khoa ba đời.

Nhân dân ở đây rất coi trọng việc học, nên khoán ước của làng quy định rất cụ thể nhằm cổ vũ về việc học, thi cử, đậu đạt, khao thưởng, đón rước người vinh quy bái tổ...

Rất nhiều làng xã khác ở Nghệ An cũng rất nổi tiếng về học hành, khoa bảng, như: Trung Cần, Xuân Liễu, Xuân Hồ [Nam Đàn]; Kim Khê, Đông Hải [Nghi Lộc]; Võ Liệt, Đồng Văn, Đại Định [Thanh Chương]; Lý Trai, Như Lâm [Diễn Châu]; Quang Trung, Vân Tụ [Yên Thành]; Văn Trường [Đô Lương],v.v.

Những làng, xã nổi tiếng về khoa bảng đều có xây nền văn từ để tôn thờ đạo Nho và dựng bia khắc tên những người thi đậu. Tống Võ Liệt có 6 bia ghi tên 377 người đỗ tú tài, 63 người đỗ hương cống - cử nhân, hai người đỗ tiến sĩ và hai người đỗ phó bảng. Làng Vân Tập, tổng Thái Xá, huyện Diễn Châu có ghi tên một vị đại khoa, ba vị Hương tiến, 14 vị Hiệu sinh. Sinh đồ, Tú tài... Bia văn từ huyện Nam Đàn do Hoàng giáp Bùi Dương Lịch soạn năm Gia Long 17 [1818] có đoạn như sau;

"Từ Vũ huyện ta lại ở vào nơi rất đẹp đẽ có núi Hùng Lĩnh, Sông Lam nổi tiếng của Nghệ An. Từ khi có nhân văn đến nay, thi Hội, thi Hương, có nhân tài nối tiếp. Tuy từng đời có thay đổi nhưng dòng tư văn trước sau không dứt...".

Nhân dân còn lập miếu tôn thờ các ông Nghè, ông Cống khai khoa cho làng xã, có công với nước làm ông Tổ, làm Thành hoàng làng và Phúc thần, như Ngô Trí Hòa ở Diễn Kỷ, Phan Kim Vỹ ở Thanh Giang, Bùi Hữu Nhẫm ở Thanh Thủy... Trạng nguyên Bạch Liêu ở Mã Thành, Yên Thành được Hội tư văn của huyện Đông Thành lập đàn thờ ở trên núi Đông Sơn. Hằng năm, đến ngày giỗ ông, con cháu và các sĩ tử của huyện đều tới giỗ ông - một vị "Thủy tổ khai khoa" - ở đây có đôi câu đối ca ngợi đức sáng của ông:

Sinh tiền bật dĩ Đông A đế,

Mật hậu năng vi Nguyễn Xá thần

[Sống không nhận quan tước của vua Trần;

Chết mong làm phúc thần cho dân Nguyễn Xá].

Trạng nguyên Bạch Liêu là niềm vinh dự lớn cho quê hương, xứ sở, nên nhân dân ghi nhớ và lưu truyền công trạng của ông mãi mãi:

Trạng nguyên đệ nhất tam khôi

Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng.

Mũ rồng, áo tía vua ban

Lọng xanh đi trước, lọng vàng đi sau...

Những người học giỏi, có tài văn học, còn được nhân dân tôn sùng gọi là "Tứ lân", "Tứ hổ"... Huyện Nam Đàn có "Tứ hổ" là: San, Đôn, Lương, Quý [tức là: Phan Văn San, Lê Bá Đôn, Trần Văn Lương, Vương Thúc Quý] đều đậu cử nhân. Riêng San [Phan Bội Châu] đậu Giải nguyên. Một lần họ rủ nhau đi hát phường vải ở xã Nam Kim, bị bên gái vặn hỏi:

Bốn chàng quê quán ở đâu?

Xin tường danh tính để sau khuyên mời.

Phan Văn San đã nhanh nhẹn thay mặt các bạn trả lời rằng:

Nam Đàn tứ hổ là đây

San, Đôn, Lương, Quý một bầy bốn anh.

Họ Hồ có bốn nhà nổi tiếng học giỏi, đỗ cao và có văn học: Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đống, Hồ Sĩ Tôn, được xếp vào "Tứ Hồ tự cổ chiếm văn minh" [bốn nhà đều xứng là đại gia đình văn chương của họ Hồ].

Việc học tập của người dân xứ Nghệ xưa có thể nói là rất phổ cập và hoàn toàn do gia đình tự lo liệu. Một gia đình không đến nỗi đứt bữa, không lo điều gì hơn là cấp cho con dăm ba chữ để có thể thờ cúng tổ tiên, ông bà, có thể đọc được gia phả, biết được cách cư xử đối với anh em, họ hàng và làng xóm. Gia đình nào khá giả thì có thể mời một ông thầy đồ về nhà mình để dạy cho con cháu trong nhà; hoặc nhiều gia đình hợp tác mời thầy về dạy học con em trong xóm, trong làng.

Đây là mầm mống của các trường tư. Nghệ An có rất nhiều trường và có nhiều thầy dạy giỏi nổi tiếng, có thể kể: Dương Tồn, Hồ Sĩ Dương, Hồ Sĩ Đống, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Thức Tự, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Năng Trình, Vương Thúc Quý, Nguyễn Nguyên Thành, Trần Đình Phong, Đặng Văn Thụy, Hoàng Mậu, Đặng Nguyên Cẩn,v.v.

Thầy Nguyễn Thức Tự ở làng Đông Chử xã Thịnh Trường, huyện Nghi Lộc, được các sĩ phu ở xứ Nghệ đánh giá là bậc thầy về kinh sử và nhân cách. Học trò của thầy là các nhà khoa bảng rất nổi tiếng, như: Đinh Văn Chấp, Nguyễn Đức Lý, Hoàng Kiêm, Nguyễn Mai, Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Thúc Dinh, Đặng Nguyên Cẩn... Ngay khi thầy còn đang sống, các sĩ phu và học trò của thầy đã quyên góp tiền của để xây nhà thờ và xây lăng cho thầy. Ngày thầy mất, Phan Bội Châu đang sống ở nước ngoài đã làm bài văn điếu gửi về kính viếng thầy, trong đó có những câu như sau:

Đạo thông thiên địa

Học bác cổ kim

Kinh sư dĩ đắc

Nhân sư nan tầm

[Đạo thông cả trời đất,

Học rộng khắp xưa nay;

Thầy dạy chữ dễ gặp;

Thầy dạy làm người khó tìm]

Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo chính là môi trường tốt nhất tạo nên ý chí cho lớp sĩ tử Nghệ An vươn lên dành những vị trí cao nhất trong các khoa thi Hương, thi Hội. Ngoài Trại trạng nguyên Bạch Liêu, Nghệ An còn có ba cha con Hồ Tông Thốc, Hồ Tông Đốn, Hồ Tông Thành đều đậu Trạng nguyên đời Trần.

Một nhà ba Trạng nguyên ngồi

Một gương từ mẫu cho đời soi chung.

Có sĩ tử trong một năm đậu luôn hai khoa thi Tiến sĩ và Đông các, một năm được hai lần vinh quy, như Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Đình Cổn. Có khoa thi lấy đậu năm đệ nhất giáp, thì Nghệ An chiếm hai: Đinh Bạt Tụy, Phan Tất Thông [Đinh Bạt Tụy đậu Đình nguyên]. Nhiều sĩ tử đậu đầu hai khoa thi [song nguyên] như: Hồ Sĩ Đống, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Đức Quý, Vương Hữu Phu [Hội nguyên - Đình nguyên]; Nguyễn Hữu Lập, Nguyễn Văn Giao [Giải nguyên - Đình nguyên]; Cao Quýnh, Phạm Nguyễn Du [Giải nguyên - Hội nguyên]... Đặc biệt có khoa thi Tiến sĩ, cả nước chọn được ba, thì Nghệ An chiếm hai, lại là hai cha con: Ngô Trí Tri và Ngô Trí Hòa. Có khoa thi Tiến sĩ chỉ lấy đậu hai đệ nhất giáp Thám hoa, thì cả hai cùng ở một tổng [Nam Kim, Nam Đàn] là Nguyễn Đức Đạt và Nguyễn Văn Giao. Sau ngày vinh quy bái tổ, Nguyễn Đức Đạt qua thăm nhà Thám giao, thấy nhà chỗ nào cũng có đậu [đậu mới thu hoạch], liền ra vế đối:

Trong nhà đậu, ngoài sân đậu, cha thi đậu, con học đậu, thi vân: đa đậu thử chi vị dã

Nguyễn Văn Giao nhìn ra ngoài sân, thấy hàng dâm bụt đang trổ nhiều hoa, liền đối lại:

Trên cây hoa, dưới gốc hoa, bái vinh hoa, tôi Thám hoa, thi viết: trùng hoa bất diệt ghi hồ

Nghệ An còn nổi tiếng là cái nôi sinh ra nhiều nhà khoa bảng cho cả nước. Trường thi Hương Nghệ An được lập từ đời Lê Thái Tông [1438], nổi tiếng là nơi để nhà nước quân chủ lựa chọn nhân tài. Riêng triều Nguyễn, Trường tổ chức được 42 khoa thi, lấy đậu 882 Cử nhân, trong đó có 595 người Nghệ An. So với cả nước, triều Nguyễn lấy đậu 5.232 Cử nhân, thì tỷ lệ Cử nhân người Nghệ An cũng chiếm cao nhất so với các tỉnh khác [595/5.232 = 11,4%]. Hiện nay, những người biên soạn cuốn sách Khoa bảng Nghệ An đã lập được danh mục tổng cộng 1.164 vị trong đó có 190 Tiến sĩ và Phó bảng [45 Phó bảng], 145 Hội thí trúng Tam trường, Nhị trường, 318 Hương cống triều Lê, 595 Cử nhân triều Nguyễn.

Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của nhân dân Nghệ An còn được tiếp tục và phát huy cho mãi đến ngày nay. Nhiều lớp thầy trò xứ Nghệ đã nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, trở thành các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới như: Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Đình Cầu, Đào Vọng Đức, Nguyễn Thị Thiều Hoa, Trần Tuấn Hiệp, v.v. và nhiều nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhiều nhà nghiên cứu thuộc đủ các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác.

[PT] sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề