Thông tư hướng dẫn dự toán 2023

Ngày 08/02/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tư này quy định nội dung chi, mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản).

Theo đó, nội dung chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

- Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Chi công tác phí cho các đoàn công tác thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực; kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Chi lấy ý kiến chuyên gia.

- Chi báo cáo (bao gồm cả báo cáo tổng hợp và báo cáo của từng bộ, ngành, tổ chức, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, địa phương, đơn vị).

- Chi chỉnh lý các loại dự thảo báo cáo (trừ báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp).

- Chi công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chi kiểm tra văn bản quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; rà soát, hệ thống hóa văn bản để thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ (5 năm); rà soát văn bản khi thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Chi tổ chức đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản

- Chi kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định tại Điều 178 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP

- Chi cho các hoạt động in ấn, chuẩn bị tài liệu, thu thập các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản.

- Các nội dung chi khác liên quan trực tiếp đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản: Chi tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản và đội ngũ cộng tác viên; chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi làm đêm, làm thêm giờ, chi văn phòng phẩm và một số khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản.

Thông tư số 09/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2023 và thay thế Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2007./.

3. Mẫu tờ khai đăng ký mã số đơn vị có QHNS ( Mẫu 03_TT 185) (Dùng cho các dự án đầu tư ở giai đoạn thực hiện dự án)

File đính kèm: +Mau_so_03-MSNS-BTC.doc

* Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính

* Ngày ban hành: 17/07/2023

* Ngày có hiệu lực: 31/08/2023

* Nội dung chính:

Thông tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung trong đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 và 03 năm 2021-2023; xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024-2026.

Yêu cầu khi xây dựng dự toán NSNN năm 2024

Theo đó, khi xây dựng dự toán NSNN năm 2024 cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Dự toán NSNN năm 2024 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan phù hợp với:

+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, các mục tiêu theo các Nghị quyết của Trung ương;

+ Các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số địa phương theo quy định, các văn bản pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền có liên quan;

+ Có đầy đủ cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán;

+ Phù hợp với đánh giá tình hình thực hiện năm 2023 và 03 năm 2021-2023.

- Các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khi xây dựng dự toán:

+ Cần tính tới việc rà soát lồng ghép, bãi bỏ các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả;

+ Chỉ đề xuất ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện;

+ Dự kiến đầy đủ nhu cầu NSNN theo phân cấp thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Bố trí dự toán để thu hồi các khoản ứng trước chi NSNN đến hạn thu hồi trong năm theo quy định tại Điều 50 Luật NSNN và Luật Đầu tư công.

Không bố trí dự toán chi cho các chính sách, chế độ chưa ban hành.

- Tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Xây dựng dự toán NSĐP

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn:

Các địa phương xây dựng dự toán trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu NSNN và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu NSNN.

Yêu cầu lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu ngân sách, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2024 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, tác động ngân sách do thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế.