Thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì

Tin tức sự kiện Ngày 24/3/2022 11:11

Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (Automated Clearing House - ACH) là hệ thống nền tảng mới thay thế cho Hệ thống NAPAS 1.0. ACH và là tiền đề tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ thanh toán bán lẻ về tính năng ghi Có, ghi Nợ, theo lô, xử lý tự động và các tiện ích hỗ trợ thuận tiện cho chi nhánh (CN) trong quá trình cung cấp dịch vụ đến khách hàng (KH).

Với mục tiêu tạo sự chuyển biến, thay đổi tập quán sử dụng tiền mặt, thúc đẩy thanh toán điện tử trong nền kinh tế, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp tích cực. Trong đó có thể kể tới giải pháp xây dựng hệ thống ACH đáp ứng xử lý 24/7 với số lượng rất lớn các giao dịch giá trị thấp theo thời gian thực theo định hướng phát triển các hệ thống thanh toán bán lẻ.

Tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số ngân hàng, từ tháng 10/2021 đến nay, VietinBank đã phối hợp với NAPAS kết nối triển khai thí điểm thành công Hệ thống ACH tại 25 CN đối với sản phẩm “Chuyển tiền đi tại quầy”. Hệ thống ghi nhận trên 62.000 giao dịch chuyển tiền đi từ VietinBank đến ngân hàng hưởng là thành viên của NAPAS với giá trị đạt hơn 3.563 tỷ đồng. Quá trình vận hành thông suốt, an toàn của Hệ thống ACH trong gần 6 tháng thí điểm là nền tảng cơ sở để VietinBank tiếp tục triển khai chính thức chiều chuyển tiền đến từ các ngân hàng đã tham gia hệ thống ACH. Từ ngày 14/3/2022, VietinBank tiếp tục thực hiện mở rộng hệ thống ACH với sản phẩm “Chuyển tiền đi tại quầy” tại tất cả các CN/phòng giao dịch của VietinBank trên toàn quốc.

Hệ thống ACH mới mang đến nhiều cải tiến, tiện ích, thuận tiện cho CN trong quá trình cung cấp dịch vụ đến KH so với Hệ thống NAPAS 1.0.

Thứ nhất, Hệ thống ACH bổ sung nhiều chức năng xử lý tự động nhằm nâng cao năng suất lao động, hạn chế rủi ro tác nghiệp trong xử lý giao dịch như: Tự động truy vấn, đổi trạng thái, đảo hạch toán và hủy hóa đơn trong ngày hoặc sau khi có kết quả đối chiếu ngày kế tiếp; nhận diện và xử lý điện đến thu nợ thẻ tín dụng, điện đến ép nhận… giảm thời gian xử lý giao dịch trạng thái P-timeout và giao dịch chuyển tiền đến ép nhận còn 01 ngày.

Thứ hai, Hệ thống ACH được bổ sung chức năng và quy trình tra soát, hoàn trả gắn liền với giao dịch tài chính gốc tại các màn hình, giúp người sử dụng tại CN chủ động hơn trong công tác vận hành và hỗ trợ KH.

Ngoài ra, một số chức năng còn hạn chế của sản phẩm chuyển tiền RTGS trên hệ thống NAPAS 1.0 cũng được hệ thống ACH tối ưu hơn như: Thông báo tường minh giao dịch lỗi, hạch toán tách biệt số tiền và phí, tìm kiếm vấn tin giao dịch không hạn chế CN xử lý, bổ sung chứng từ điện chuyển tiền, thông tin KH ngoài hệ thống trên sao kê ERS.

Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục phối hợp với NAPAS triển khai các chức năng, tiện ích khác của hệ thống ACH như: Xử lý giao dịch ghi Nợ theo lô; chuyển tiền quốc tế; ủy quyền điện tử…

Đặng Vũ Tuấn

- Trình tự thực hiện:

 + Bước 1: Các Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi là ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử) khi có nhu cầu tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng lập và gửi hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, nơi mở tài khoản;
+ Bước 2: Khi nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đúng thủ tục xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì ngân hàng chủ trì chấp nhận, kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Ngân hàng chủ trì thông báo bằng văn bản danh sách các ngân hàng thành viên mới được kết nạp cho tất cả các ngân hàng thành viên có liên quan biết trước 7 ngày để chuẩn bị thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.
+  Bước 4: Sau khi được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản công nhận là thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Giám đốc ngân hàng thành viên phải có văn bản giới thiệu các bộ (Giám đốc hoặc người ủy quyền, Trưởng phòng kế toán hoặc người ủy quyền, kế toán viên thanh toán bù trừ) tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm từng cán bộ được giới thiệu để thực hiện các phần công việc trong thanh toán bù trừ điện tử. Bản giới thiệu này được gửi trực tiếp tới ngân hàng

chủ trì.

- Cách thức thực hiện:


+ Qua Bưu điện;


+ Trụ sở cơ quan hành chính.


- Thành phần hồ sơ:


+ Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (theo mẫu tại Phụ lục số 13);


+ Văn bản cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi tử thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.


- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).


- Thời hạn giải quyết:  Không quy định.


- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.


- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.   

                                                                
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.


- Phí, lệ phí: Phí tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố: 2.000.000 đồng/đơn vị thành viên.


- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử (Phụ lục số 13).


- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:


a) Các điều kiện phải có:


- Có quyết định thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ về thanh toán.


- Đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán.


- Có quá trình chấp hành tốt chế độ và kỷ luật thanh toán không dùng tiền mặt, chế độ chứng từ, chế độ hạch toán kế toán.


- Có cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế, quy định liên quan đến thanh toán điện tử liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, gồm:


+ Quy chế chuyển tiền điện tử.


+ Quy chế thanh toán bù trừ điện tử.


+ Quy chế về truyền tin và xử lý số liệu thông tin.


+ Quy định về lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ.


+ Quy định về hạch toán trong các đơn vị Ngân hàng.


+ Quy định về mã Ngân hàng, về chứng từ, ngoại tệ.


+ Quy định về trả phí dịch vụ thanh toán.


b) Các tiêu chuẩn cần thiết:


- Trang thiết bị kỹ thuật đủ tiêu chuẩn để thực hiện thanh toán điện tử liên ngân hàng:
+ Đã có đủ các loại máy móc thiết bị tin học để thực hiện và xử lý được các nghiệp vụ thanh toán phát sinh do Ngân hàng thực hiện.


+ Xây dựng các phần mềm thích ứng, phù hợp để kết nối phần mềm thanh toán điện tử liên Ngân hàng, gồm phần kết nối vào mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng và các biện pháp bảo mật đảm bảo an toàn tài sản.


+ Có hạ tầng công nghệ thông tin theo các chuẩn mực quy định của Ngân hàng Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu của thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng như thanh toán nội bộ trong một ngân hàng.


- Có phát sinh các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng (bao gồm thanh toán séc, chuyển tiền giữa các ngân hàng, thanh toán bù trừ…) có khối lượng giao dịch thanh toán liên ngân hàng (khác ngân hàng) tối thiểu 30 món/ngày.


- Cam kết ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.


- Cam kết chấp hành kỷ luật tín dụng đối với khoản thiếu hụt vốn trong thanh toán theo cơ chế thị trường (lãi suất cao hơn thị trường) khi được vay trên thị trường liên ngân hàng, vay các ngân hàng thương mại hoặc vay Ngân hàng Nhà nước.


- Có đội ngũ cán bộ có trình độ để làm tốt các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, phải nắm vững:


+ Kế toán ngân hàng,


+ Xử lý thành thạo quy trình nghiệp vụ thanh toán,


+ Xử lý được nghiệp vụ kỹ thuật và thanh toán trên máy vi tính.


- Có đầy đủ quy trình hạch toán, luân chuyển, xử lý, bảo quản tài liệu kế toán theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước.


- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính


1. Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày có hiệu lực 01/01/2002.


2. Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Ngày có hiệu lực 1/1/2002


3. Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Ngày có hiệu lực 18/6/2003


4. Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Ngày có hiệu lực 23/6/2003


5. Quyết định số 50/2007/QĐ-NHNN ngày 28/12/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày có hiệu lực  01/4/2008.


6. Thông tư số 23/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động thanh toán và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày có hiệu lực 14/10/2011.

Các file tài liệu liên quan

Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001

Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001

Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003

Quyết định số 50/2007/QĐ-NHNN ngày 28/12/2007

Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003

Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử

Thông tư số 23/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011