Thành phố Hòa Bình rộng bao nhiêu?

Thị xã Hoà Bình (nay là Thành phố Hòa Bình) được lập 05/09/1896 khi Sở Lỵ tỉnh Mường ở chợ Bờ bị nghiã quân Đốc Ngữ tập kích và chuyển về xóm Đúng thuộc xã Hòa Bình và mang tên là Thị xã Hòa Bình. Trước cách mạng tháng 8/1945 nhân dân thành phố Hòa Bình phải sống cơ cực dưới 2 tầng áp bức bóc lột của nhà Lang nghiệt ngã và ách đô hộ của thực dân Pháp.

Trên bản đồ hành chính hiện nay, sông Đà chia thành phố thành hai phần: bên bờ phải và bên bờ trái. Hiện nay thành phố Hòa Bình gồm 15 dơn vị hành chính 8 phường, 7 xã. thành phố nằm ở tọa độ địa lý 200 30’– 200 50’ vĩ bắc và 1050 15’ – 1050 25’ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 133 km2 (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh), dân số trung bình là 90.920 người (chiếm 10,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608 người/km2 (lớn gấp 3,9 lần so với mật độ dân số toàn tỉnh). trong đó số dân đông nhất là dân tộc Kinh rồi đến các dân tộc: Mường, Dao, Thái, Tày. Thành phố Hòa Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100-150m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị. Thành phố có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 230C….

Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mang đến luồng gió mới, thổi bùng lên phong trào cách mạng ở thành phố Hòa Bình. Hoạt động của “ Hội Ái Hữu” ở Phương Lâm thời kỳ 1936 – 1939 đánh dấu phong trào cách mạng Hòa Bình chuyển hướng theo ngọn cờ vô sản.

Tháng 5 năm 1945 Chi bộ Đảng đầu tiên của phong trào cách mạng ở thành phố  Hòa Bình nói riêng, phong trào cách mạng toàn tỉnh nói chung được thành lập đánh dấu bước phát triển vững mạnh, đáp ứng sự đòi hỏi của phong trào cách mạng, đưa phong trào kháng Nhật cứu nước ở thành phố Hòa Bình phát triển mạnh mẽ cùng với cả nước giành thắng lợi cách mạng tháng Tám.

Ngày 15/04/1947 thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Hòa Bình, Thu đông năm 1948 chúng thực hiện âm mưu chiếm đóng, gấp rút xây dựng hành lang Đông Tây, lập xứ “Mường tự trị” để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Đây cũng là thời điểm lịch sử ghi dấu quá trình đấu tranh anh dũng của cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố. Nhiều trận đánh lớn lập nên những chiến công vang dội ghi dấu ấn lịch sử. Trước sức ép của chiến tranh toàn dân toàn diện, của ý chí đoàn kết và lòng quả cảm của cán bộ chiến sỹ và nhân dân các dân tộc thành phố, ngày 18/11/1950 Thực dân Pháp buộc phải rút chạy.

Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Miền bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng một nửa đất nước nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Thực hiện chủ trương của Đảng và của Tỉnh ủy cùng với miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục kinh tế, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng: vừa xây dựng XHCN vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện sức người sức của cho miền Nam ruột thịt góp phần vào sự nghiệp thống nhất nước nhà. Với tinh thần cần cù lao động và truyền thống cách mạng, nhân dân các dân tộc thành phố đã hoàn thành mục tiêu cải cách dân chủ, khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển văn hóa giáo dục, ổn định đời sống nhân dân. Cùng với nhân dân miền Bắc, nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đóng góp một phần không nhỏ sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Hàng năm con em thành phố Hòa Bình đã hăng hái lên đường nhập ngũ chiến đấu dũng cảm lập công suất sắc.

Tổng kết qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thành phố Hòa Bình đã có 414 liệt sỹ, 458 thương binh, ủng hộ kháng chiến hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng chục vạn ngày công. Có 4 xã được tặng huân chương kháng chiến hạng ba, thành phố Hòa Bình đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”.

Hòa bình lập lại, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ chính quyền, nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình lại đoàn kết nỗ lực phấn đấu, viết tiếp trang sử hào hùng của lớp lớp các thế hệ cha anh đi trước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thập kỷ 70 – 90 thành phố có nhiều biến đổi, ngày 01/04/1976 tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình, đến ngày 01/10/1991 tái lập tỉnh Hòa Bình, thành phố Hòa Bình trở lại là đô thị Tỉnh Lỵ, là trung tâm Chính trị – Kinh tế – Văn hóa – Xã hội của tỉnh.

Từ năm 1979 đến năm 1994 cả thành phố Hòa Bình là một đại công trường xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, công trình trọng điểm Quốc gia có vị trí quan trọng trong hệ thống năng lượng của cả nước. Nhân dân thành phố Hòa Bình một lần nữa hy sinh quyền lợi của mình vì nhiệm vụ xây dựng XHCN, hàng ngàn hộ gia đình đã nhường lại đất đai phục vụ xây dựng công trình. Khi nhà máy được hoàn thành đi vào vận hành có tổng công suất 1.920MW cung cấp 1/3 sản lượng điện cho cả nước. Mỗi năm nhà máy thủyđiện Hòa Bình cung cấp cho cả nước trên 8 tỷ KW/h điện, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lũ Đồng bằng sông Hồng và giao thông đường thủy, làm động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Bắc và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước..

Sau 20 năm đổi mới, cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương thực hiện thắng lợi trên các chỉ tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, sự vận động tuyên truyền của các đoàn thể, với nỗ lực của nhân dân các dân tộc địa phương, kinh tế thành phố Hòa Bình  liên tục đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị:

–         Giai đoạn 1986 – 2004: tăng trưởng bình quân đạt 8,03% năm

–         Năm 2005: tăng trưởng kinh tế đạt 13,26%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ 53%, Công nghiệp xây dựng chiếm 28%, Nông – lâm nghiệp chiếm 19%.

–         Năm 2006 – 2007: Tăng trưởng kinh tế mỗi năm 14,5%.

–         Năm 2008: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,94%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53,6%, Công nghiệp xây dựng chiếm 30,65%, Nông – Lâm nghiệp chiếm 17,5%

–         Năm 2009: Tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53,8%, Công nghiệp xây dựng chiếm 31,7%, Nông – Lâm nghiệp chiếm 14,5%.

Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 4 triệu đồng năm 2001 lên 14,5 triệu đồng năm 2008; năm 2009 tính thu nhập bình quân đầu người đạt 16,9 triệu đồng.

Hiện nay, tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt trong dân là 99,5%; 98% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% trường học được xây dựng kiên cố.

Giao thông, thông tin liên lạc phát triển, cứ 100 dân có 22 máy điện thoại. Bộ mặt thành phố ngày càng khang trang hơn với nhiều công trình phúc lợi xã hội, nhiều công trình kiến trúc văn hóa, công trình dân sinh, kinh tế được đầu tư xây dựng và nâng cấp.

Cùng với thành tựu đạt được về kinh tế, các lĩnh vực về văn hóa – xã hội cũng thu được những thành tựu quan trọng. Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục đào tạo của Tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh giỏi, nhất là học sinh là con em các dân tộc thiểu số; giáo viên giỏi, học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề ngày càng tăng. Thành phố Hòa Bình cũng đã đẩy mạnh qua trình phát triển y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tốt hơn. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 54% năm 1991 xuống còn 14% năm 2008, tỷ lệ phát triển dấn số tự nhiên ở mức 0,72%. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, phương tiện nghe nhìn trong nhân dân đạt 99%.

Chất lượng dạy và học được từng bước nâng cao ở các cấp học, 100% số giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn. Đến nay toàn thành phố có tổng số 50 trường học trong đó có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, 73% số phòng học được xây dựng kiên cố . 14/14 phường xã đều có trạm y tế cơ sở và phòng tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng. Hệ thống bệnh viện được đầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu khám bệnh của nhân dân. Hoạt động văn hóa thể dục thể thao tiếp tục được duy trì và có bước phát triển, thành phố Hòa Bình là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa của Tỉnh và vùng Tây Bắc. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, hiện nay thành phố đã hoàn thành quy hoạch hạ tầng văn hóa xã hội. Trên địa bàn thành phố hiện đã xây dựng và hoàn chỉnh các sân chơi thể thao và các điểm vui chơi cho thiếu nhi, các môn thể thao dân tộc ngày càng được phát triển.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút đông đảo quần chúng tham gia, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố. Thành phố Hòa Bình đã có nhiều chủ trương và thực hiện nhiều biện pháp thiết thực nhằm phát huy vốn văn hóa truyền thống của các dân tộc Hòa Bình. Nhiều hoạt động có tác dụng tốt như: trình diễn trang phục dân tộc, liên hoan cồng chiêng, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc…. Những cuộc liên hoan này đã khơi dậy nét đẹp văn hóa và truyền thống đáng trân trọng của mỗi dân tộc toàn thị xã. Cuộc vận động “xây dựng gia đình văn hóa” và “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trở thành phong trào quần chúng rộng lớn với 84,12% hộ gia đình và nhiều thôn bản, khối phố, cơ quan xí nghiệp và trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, đã góp phần làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần trong nhân dân. Bản sắc văn hóa các dân tộc được trân trọng giữ gìn và phát triển.

Những năm qua, thành phố Hòa Bình còn là một điểm sáng trong toàn tỉnh về thực hiện các chính sách xã hội. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ nhân đạo đã thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đời sống vật chất tinh thần của những người có công, đối tượng chính sách được chăm lo. Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả, đến nay thành phố không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,59% năm 2000 xuống còn 1,04% năm 2009 trung bình mỗi năm thành phố giải quyết việc làm cho trên 6000 lao động.

Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng, các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6.59% năm 2001 xuống còn 0,98% năm 2008. Khoảng cách về mức sống và sinh hoạt giữa các xã ngoại thị với các phường nội thị đã được thu hẹp đáng kể.

Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố luôn thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, gắn quốc phòng với kinh tế – kinh tế với quốc phòng. Luôn xác định rõ vị trí vai trò của thành phố là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng, là lá chắn phía Tây của thủ đô Hà Nội, bảo vệ an toàn cho nhà máy thủy điện Hòa Bình. Hàng năm thành phố luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự địa phương. Chú trọng và tăng cường công tác xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Về xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế đô thị: Ngay sau khi Ban thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ra Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 28/05/2002 về phát triển kinh tế xã hội thị xã, xây dựng thị xã Hòa Bình thành thành phố trực thuộc tỉnh. Tỉnh Hòa Bình cùng thị xã Hòa Bình đã tập trung đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị, từng bước hoàn chỉnh các phân khu chức năng như khu trung tâm thương mại, khu trung tâm thể thao, khu trung tâm hành chính…. Tiến hành nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông như xây dựng quốc lộ 6 tuyến tránh, xây dựng làn 2 Trần Hưng Đạo. Quy hoạch và lập các dự án đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông nội thành. Hoàn thành cải tạo vỉa hè thoát nước các tuyến phố Cù Chính Lan, An Dương Vương cùng nhiều tuyến đường thuộc phường Phương Lâm, lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng các tuyên phố, cải tạo toàn bộ 83km đường phố chính có điện chiếu sáng công cộng, hoàn thành công trình chợ Phương Lâm, đẩy nhanh tiến độ khu dân cư bắc đường Trần Hưng Đạo. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư thiết bị hiện đại cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Hòa mạng quốc gia quốc tế đến các phường xã, bình quân 22 máy điện thoại/100 dân. Công tác phát thanh truyền hình ngày càng được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng và thời lượng phát sóng. Hiện có đài phát thanh truyền hình tỉnh, đài truyền thanh – truyền hình thành phố, 15 phường xã đều có tăng âm và hệ thống loa truyền thanh. Phương tiện nghe nhìn trong dân cư đạt 99%.

Sau khi được Chính phủ ban hành nghị định 126/NĐ-CP ngày 27/10/2006 V/v thành lập thành phố Hòa Bình, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng cùng cấp ủy chính quyền thành phố tập trung xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành trung tâm phát triển của tỉnh Hòa Bình và của vùng Tây Bắc, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020; đảm bảo đô thị phát triển bền vững, từng bước xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị hiện đại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, làm cơ sở để triển khai các dự án đầu tư và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch được phê duyệt là một trong 11 thành phố cấp vùng trong cả nước. Sau hơn 3 năm được công nhận đô thị loại 3 và thành phố trực thuộc tỉnh, bộ mặt đô thị thành phố Hoà Bình có nhiều khởi sắc, nhiều tuyến đường giao thông, nhiều khu dân cư hiện đại được xây dựng góp phần tạo nên một thành phố văn minh, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một đô thị hiện đại cũng đang đặt ra những nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có tính định hướng lâu dài.

+Trước mắt, thành phố Hòa Bình tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng chính quyền, sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố. Phát động phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ thành phố. Tập trung nâng cao năng lực chất lượng hiệu quả của bộ máy tổ chức tăng cường cải cách hành chính. Nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm trong quản lý đô thị của các đô thị thành viên hiệp hội các đô thị Việt Nam để vận dụng có hiệu quả ở thành  phố  Hòa Bình.

Hòa Bình rộng bao nhiêu?

4.600 km²

Hòa Bình có bao nhiêu thành phố?

Hòa Bình gồm 1 thành phố tỉnh lỵ và 10 huyện tổng cộng 214 phường, thị trấn, xã gồm: Thành phố Hòa Bình (trung tâm tỉnh lỵ), Huyện Lương Sơn, Huyện Cao Phong, Huyện Đà Bắc, Huyện Kim Bôi, Huyện Kỳ Sơn, Huyện Lạc Sơn, Huyện Lạc Thủy, Huyện Mai Châu, Huyện Tân Lạc, Huyện Yên Thủy.

Hòa Bình có chiều dài bao nhiêu?

Đánh thức tiềm năng, khai thác hiệu quả lòng hồ Hòa Bình. (HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài khoảng 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố của tỉnh. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ với diện tích gần 160 ha tạo nên cảnh quan hùng vĩ.

Hòa Bình chủ yếu là dân tộc gì?

Được biết đến là “miền đất sử thi”, Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm hơn 74% số dân, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông... Nơi đây được coi là cái nôi của dân tộc Mường nổi tiếng với bốn Mường “Bi, Vang, Thàng, Động” và nền “Văn hóa Hòa Bình”.