Thả cá phóng sanh ở đâu sài gòn

Nhờ vị trí tiếp giáp sông Sài Gòn, người dân từ các nơi đổ về chùa Diệu Pháp [Q.Bình Thạnh, TP.HCM] để phóng sinh cá, chim tiễn ông Táo về trời. Theo ghi nhận của PV, người dân đến chùa từ khá sớm để cúng, cầu nguyện trước khi phóng sinh. Mọi người tranh thủ làm lễ sớm để quay lại làm việc.

So với mọi năm, lượng người về đây thả cá giảm hẳn. Nếu năm ngoái, xe người chật kín sân chùa thì năm nay khá vắng vẻ. Người dân không phải chen lấn, xô đẩy nhau phóng sinh.

Bà Nguyễn Phạm Thu Nga [53 tuổi] cho biết: “Thời gian trước chùa đông lắm, người đến phóng sinh rất nhiều và ra vào liên tục. Năm nay xuống tôi hoàn toàn bất ngờ luôn, hoàn toàn trống vắng”.

Nhiều người đến chùa từ sớm để cúng và cầu nguyện trước khi phóng sinh

So với mọi năm lượng người đến chùa giảm hẳn

Chị Lâm Bảo Thủy Tiên [32 tuổi] cùng một vài đồng nghiệp đến phóng sinh cá với số lượng lớn. Chị Tiên nói: “Công ty mình trong năm có nuôi heo đất. Cuối năm, các bạn mong muốn dùng một số tiền trong đó mua cá phóng sinh ngày ông Táo về trời. Mình mua 130kg cá trê, khoảng 5 triệu đồng và thuê thuyền ra giữa sông thả”.

Chị Tiên cũng cho biết thêm, mặc dù nhiều người nói việc phóng sinh cá như vậy là tiếp diễn vòng luẩn quẩn mua - thả - bắt nhưng chị cho rằng tội nằm ở những người dùng kích điện bắt cá lại.

“Mình phóng sinh những loại cá lớn, có đủ sức khỏe để sinh trưởng và phát triển. Đây là tấm lòng của các bạn trẻ. Không chỉ mua cá phóng sinh, tụi mình còn chia tiền để thực hiện 2 hoạt động thiện nguyện khác để kết thúc năm 2019”, chị tâm sự.

Ngày 23 tháng Chạp, người dân thường mua cá chép tiễn ông Táo

Người dân không biết đọc kinh có thể nhờ sư thầy trong chùa giúp đỡ

Khu vực phóng sinh cá tại chùa Diệu Pháp

Cá trê, cá chép lớn có khả năng thích nghi cao hơn các loại nhỏ sau khi được phóng sinh

Lượng người đến chùa phóng sinh năm nay giảm một phần vì nhà chùa áp dụng quy định mới. Thay vì mở cửa tự do, người dân có thể vào phóng sinh bất cứ ngày nào thì nhà chùa đưa ra lịch trình với thời gian cụ thể, công khai cho phật tử.

“Nhà chùa quy định một vài ngày quan trọng trong năm phật tử được phóng sinh nguyên ngày như hôm nay, mùng 1 Tết và rằm tháng Giêng. Còn các ngày thường thì chỉ từ 1 - 2 tiếng thôi. Nạn chích cá phóng sinh mình cấm không được, có nhờ phường can thiệp nhưng cũng không triệt để. Năm nay, ít người phóng sinh nên những người chích cá cũng không xuất hiện nhiều”, sư thầy chia sẻ.

Người dân phóng sinh cá để cầu cho một năm mới ấm no, bình an

Người dân thuê thuyền ra giữa sông thả cá

Nhóm bạn trẻ thuộc công ty của chị Tiên phóng sinh 130kg cá trê

Những người kích cá ngay khi chúng được phóng sinh

Mặc dù là hình ảnh xấu xí nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để vấn nạn này

Ngoài cá, người dân phóng sinh chim và một số động vật khác

Tin liên quan

Sau khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo, người dân thường mang cá chép đi thả phóng sinh. Dưới đây là gợi ý địa điểm thích hợp để thả cá tại TP HCM. 

Theo phong tục dân gian của người Việt, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp là mọi gia đình đều làm mâm cúng, mua, thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Khu vực sông gần chùa Diệu Pháp là địa điểm nhiều người lựa chọn để thả phóng sinh cá chép. [Ảnh: Zing.vn].

Họ tin rằng vào dịp này, ba vị Táo quân cưỡi cá chép bay lên thiên đình để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm vừa qua và trình báo với Ngọc Hoàng.

Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình cho năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Cung Hà, Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa Á Đông giải thích cho việc cúng cá chép ngày 23 tháng Chạp trên báo VietNamNet, ông cho biết: "Các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng. Trong tất cả các loài sống dưới nước chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn lên trời và hoá thành rồng được".

Chính vì thế, trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép phải được cúng và thả trước giờ Ngọ để các Táo kịp lên thiên đình.

Địa điểm thả cá chép cúng ông Công, ông Táo ở TP HCM

Một trong những vấn đề băn khoăn của khá nhiều người dân đó là địa điểm phóng sinh cá chép vào dịp này. Nhiều người dân lo lắng nếu chọn địa điểm không hợp lí [nước quá ô nhiễm, nước nhiễm mặn, thả từ trên cao xuống...] cá sẽ chết và không thể đưa ông Táo về chầu trời được.

Vậy, nếu sinh sống và làm việc tại TP HCM, dịp 23 tháng Chạp, người dân thả phóng sinh cá như thế nào và nên thả ở đâu?

Dưới đây là một số gợi ý về địa điểm thả cá chép phóng sinh dịp Táo quân về chầu trời ở TP HCM.

Những chùa có thể thả phóng sinh cá chép

Chùa Diệu Pháp [Bình Thạnh]: Chùa Diệu Pháp nằm cạnh sông Sài Gòn nên vào những dịp mùng 1, rằm, người dân thường xuyên đổ về đây để thả phóng sinh các loại cá, ốc, ếch...

Nhgười dân thường mang cá chép đến những ngôi chùa gần sông để thả.

Tu viện Quan Âm [đoạn kênh Nhiêu Lộc, Phú Nhuận]: Tu viện Quan Âm nằm ngay sát kênh Nhiêu Lộc và đoạn này cũng là đoạn nước trong lành, không ô nhiễm nên được nhiều người dân lựa chọn để thả phóng sinh, nhất là trong những dịp như dịp cúng ông Công, ông Táo.

Chùa Pháp Hoa [Trường Sa, Phường 14, Quận 3]: Chùa Pháp Hoa cũng là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn thu hút rất đông Phật tử đến lễ bái vào dịp mùng 1 hoặc ngày rằm... Ngay sát cạnh chùa là kênh Nhiêu Lộc nên nhiều người dân cũng thường xuyên đến đây thể thả cá chép.

Chùa Nam Thiên Đệ Nhất Trụ [Thủ Đức]: Chùa được dựng trên một cột to, tọa lạc ngay giữa lòng hồ Long Nhãn.

Địa điểm phóng sinh cá chép ở Sài Gòn

Phóng sinh cá chép dịp 23 tháng Chạp. [Ảnh minh họa].

Ngoài những chùa có hồ hay gần sông, hồ như đã liệt kê ở trên, người dân sinh sống và làm việc tại TP HCM cũng có thể thả cá chép sau khi cúng ông Táo tại các địa điểm sau đây:

Bến sông An Lộc [quận 12]: Đây là địa điểm được nhiều người lựa chọn để thả phóng sinh cá chép. Tuy nhiên, cũng chính vì có nhiều người thả nên ở đây phát sinh thực trạng: cá bị bắt và "quay vòng".

Để tránh tình trạng trên, người dân nên thả sớm hoặc chọn địa điểm ít người dọc bến sông để thả.

Sông Sài Gòn, đoạn dưới chân cầu Sài Gòn: Khi thả cá ở khu vực này, người dân cần lưu ý quan sát những đoạn nước trong, sạch để thả cá, tránh tình trạng thả cá vào khu vực bị ô nhiễm hoặc thả từ trên cao xuống khiến cá không thể sống được sau khi thả.

Sông Vàm Thuật [Gò Vấp] cũng là một trong những địa điểm thả cá chép ở Sài Gòn.

Cửa hàng kinh doanh, nhà thuê có phải cúng ông Táo không?

Ở nhà thuê hay cửa hàng kinh doanh có phải cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp hay không là thắc mắc của ...

5 điều cần biết về lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo. Dưới đây là tất cả những điều ...

Bí quyết chuẩn bị lễ cúng ông Táo đầy đủ và trang nghiêm

Lễ cúng cúng ông Công, ông Táo phải được chuẩn bị một cách trang trọng, chu đáo, thể hiện được lòng thành của gia chủ ...

Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào chuẩn nhất?

Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào ý nghĩa nhất, tốt nhất đối với gia chủ là những câu hỏi thường gặp trong những ...

Ông Công, ông Táo là ai và ý nghĩa việc cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ cúng Táo quân về chầu trời. Vậy ông Công, ông Táo là ai và việc cúng ...

Video liên quan

Chủ Đề