Test hav là gì

 Test nhanh Viêm gan A [HAV]

Vi-rút viêm gan A [HAV] là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm gan vi-rút. Theo WHO, khoảng 1,4 triệu ca nhiễm vi-rút viêm gan A mỗi năm trên toàn thế giới. Nó thường được truyền qua đường phân, qua đường tiếp xúc cá nhân hoặc tiêu thụ thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng của nhiễm trùng vi-rút viêm gan A bao gồm sốt, yếu, buồn nôn, tiêu chảy và vàng da. Mặc dù không có điều trị đặc hiệu cho nhiễm trùng vi-rút viêm gan A, liệu pháp này nhằm duy trì sự thoải mái của bệnh nhân và cung cấp cân bằng dinh dưỡng đầy đủ. Trong hầu hết các trường hợp vi-rút viêm gan A tự hạn chế, tuy nhiên, ở 0,5% bệnh nhân có thể dẫn đến viêm gan mãn tính và tử vong. Nhiễm trùng vi-rút viêm gan A có thể được phòng ngừa bằng cách chủng ngừa và bằng cách duy trì các phương pháp vệ sinh hợp lý. Xét nghiệm huyết thanh học được sử dụng để phát hiện và phân biệt HAV với các bệnh viêm gan siêu vi khác. Nhiễm vi-rút viêm gan A cấp tính thường được chẩn đoán bằng sự hiện diện của các kháng thể IgG vi-rút viêm gan A tăng nhanh trong khoảng thời gian 4-6 tuần sau nhiễm trùng. Huyết IgM anti-HAV sẽ giảm xuống mức không phát hiện được trong vòng 3 đến 6 tháng ở hầu hết các bệnh nhân. Việc phát hiện IgG chống vi-rút viêm gan A khi không có IgM chống lại vi-rút viêm gan A được sử dụng để xác định việc tiếp xúc với bệnh hoặc tiêm vắc xin trước đó.

SẢN PHẨM HAV

Xét nghiệm nhanh HAV IgM CE Xét nghiệm nhanh HAV IgG / IgM CE

Xét nghiệm ELIS

CTK Onsite HAV IgM Rapit test là dụng cụ xét nghiệm sắc ký miễn dịch, theo nguyên lý dòng chảy 1 chiều. Kit thử dùng để định tính phát hiện kháng thể IgM kháng vi-rút viêm gan A trong huyết thanh hoặc huyết tương của người nhằm mục đích chuẩn đoán lây nhiễm vi-rút viêm gan A.

1. Giới thiệu:
Cho tới nay ít nhất đã có 6 loại virut viêm gan [Hepatitis virus] gồm: HAV - virut viêm gan A; HBV - virut viêm gan B; HCV- virut viêm gan C; HDV - virut viêm gan D; HEV - virut viêm gan E và HGV - virut viêm gan G.

Viêm gan A là bệnh gan gây ra do virus làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan, có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Virus viêm gan A [Hepatitis A Virus – HAV] được truyền bệnh thông qua đường tiêu hóa, từ nguồn thức ăn và nước uống nhiễm bẩn, thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được tiệt trùng. Hầu hết người bệnh sau điều trị sẽ hồi phục hoàn toàn và có được miễn dịch với bệnh suốt đời.

Không giống viêm gan B, virus viêm gan A không gây ra bệnh cảnh viêm gan mạn tính, nhưng một tỷ lệ nhỏ có thể gây chết người. Bệnh viêm gan A hoàn toàn có thể được điều trị khỏi sau 2-4 tuần. Các cách phòng bệnh viêm gan A cũng tỏ ra có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.


Hầu hết người bệnh mắc viêm gan A sau điều trị sẽ hồi phục hoàn toàn và có được miễn dịch với bệnh suốt đời


Bệnh viêm gan A thường gặp ở các nước đang phát triển và các vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rải rác, tập trung ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là nơi có điều kiện vệ sinh kém. Hơn 90% người trưởng thành nhiễm virus viêm gan A ít nhất một lần trong đời, hầu hết không có triệu chứng bệnh viêm gan A. Vì thế hầu hết những người trưởng thành đã có kháng thể tự nhiên bảo vệ chống lại bệnh viêm gan A suốt đời. Tuy nhiên có thể vẫn bị tái nhiễm HAV, gây viêm gan A tái nhiễm. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh viêm gan A hiệu quả và an toàn

2. Nguyên nhân và sự lây truyền lâm sàng của bệnh Viêm gan A
Tác nhân gây bệnh là virus viêm gan A. Loại virus này thường tồn tại trong thức ăn, nước uống, đồ dùng gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong môi trường đất và nước.

Ở người mắc bệnh viêm gan A, virus được tìm thấy nhiều nhất trong phân, và cả trong nước bọt, nước tiểu. Các chất thải của người bệnh được thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh và phát tán virus rộng rãi. Những đường lây lan chính của virus viêm gan A bao gồm:

- Ăn thức ăn chế biến bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh, chính vì vậy người làm nghề nấu ăn phải được kiểm tra xét nghiệm định kỳ để tránh lây lan cho người khác.
- Ăn chung thức ăn, đồ uống và sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng với người bệnh có thể gây lây truyền bệnh viêm gan A.
- Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm;
- Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm;
- Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A;
- Quan hệ tình dục với người đang mang virus viêm gan A.

3. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh Viêm gan A
Một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khi mắc bệnh. Nếu có triệu chứng, thường khoảng sau 2 đến 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ có các biểu hiện:
- Vàng da
- Vàng mắt
- Phân nhạt màu, thường có màu xám
- Nước tiểu màu nâu sẫm
- Đau bụng
- Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như:
+ Ngứa ngáy toàn thân.
+ Sốt nhẹ
+ Mệt mỏi
+ Biếng ăn, ăn không ngon miệng.
+ Buồn nôn, nôn mửa

4. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh Viêm gan A
4.1 Xét nghiệm máu tìm kháng thể IgM của HAV trong huyết thanh:

Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ làm với chi phí thấp, do đó nếu xét nghiệm dương tính thì phải có phương án điều trị hoặc phòng bệnh phù hợp cho người xung quanh nhất là những người làm nghề dịch vụ chế biến thức ăn và đầu bếp các nhà ăn.

4.2 Xét nghiệm ARN trong máu:
Để phát hiện vật chất di truyền của virus trong máu như sinh học phân tử [PCR] giúp chẩn đoán xác định bệnh chính xác.

Tại khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm tìm kháng thể IgM của HAV trong huyết thanh theo phương pháp xét nghiệm miễn dịch sắc ký [Test nhanh chẩn đoán HAV - IgM] để chẩn đoán và sàng lọc bệnh viêm gan A phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng cho kết quả chính xác, nhanh chóng.Chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy máu làm xét nghiệm, người bệnh đã có được kết quả.

5. Phòng ngừa bệnh Viêm gan A
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Luôn luôn rửa tay thật kỹ với xà bông và nước sạch ít nhất 20 giây.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước.
- Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh.
- Virus viêm gan A bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy khi ăn cần nấu chính thức ăn, không ăn thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín.
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân [vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…] với người có bệnh.
- Không sống chung với người viêm gan A mà chưa tiêm Vaccine phòng viêm gan A.


MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ

Mục đích

Phát hiện kháng thể kháng HAV có trong huyết thanh, huyết tương hoặc máu toàn phần của người. 

Nguyên lý

Xét nghiệm nhanh HAV Ab dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch để xác định định tính kháng thể IgM/IgG kháng virus Viêm gan A.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

Người thực hiện: Nhân viên xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh.

Người nhận định và phê duyệt kết quả: Người thực hiện đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh.

Phương tiện, hóa chất [Ví dụ hoặc tương đương]:

Trang thiết bị:

Máy ly tâm, đồng hồ đo thời gian.

Tủ lạnh 40C – 80C

Tủ âm sâu [-200C] hoặc [-700C] [nếu có]

Dụng cụ, hóa chất và vật tư tiêu hao [bao gồm nội kiểm, ngoại kiểm]:

Bệnh phẩm:

Huyết tương hoặc huyết thanh

Phiếu xét nghiệm

Điền đầy đủ thông tin theo mẫu yêu cầu

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Các bước tiến hành thực hiện theo phương tiện, hóa chất được ví dụ ở trên.

Lấy bệnh phẩm:

Theo đúng quy định của chuyên ngành Vi sinh [Xem Phụ lục].

Tiến hành kỹ thuật:

Bộ sinh phẩm SD Bioline HAV IgM/IgG [VD hoặc tương đương]    

Lấy dụng cụ xét nghiệm ra khỏi túi đựng và đặt lên bề mặt khô, phẳng.

Dùng pipet vi lượng được cung cấp sẵn, hút bệnh phẩm đến vạch màu đen [5µl] nhỏ vào giếng mẫu thử [S].

Nhỏ thêm 4 giọt dung môi vào trong giếng hình tròn ở đầu thanh thử.

Ngay sau khi nhỏ mẫu thử, sẽ thấy màu tía di chuyển ngang cửa sổ kết quả nằm ở chính giữa dụng cụ xét nghiệm.

Đọc kết quả trong vòng 15-20 phút.

Chú ý: Không đọc kết quả sau 20 phút.

NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu đỏ hoặc hồng: C là vạch kiểm tra [Control line], T là vạch thử nghiệm [Test line] hoặc chỉ có 1 vạch Ghi kết quả như bảng sau:

Hiện tượng

Kết quả

Trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu tía tương ứng với vạch M và C

Dương tính với IgM

Trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu tía tương ứng với vạch G và C

Dương tính với IgG

Trên thanh thử xuất hiện 3 vạch màu tía tương ứng với vạch M, G và C

Dương tính với IgM, IgG

Trên thanh thử xuất hiện 1 vạch [kiểm tra C]

Âm tính

Trên thanh thử không xuất hiện vạch C 

Test hỏng

Lưu ý:  Nếu vạch control không chuyển sang màu tía, test xét nghiệm này không có giá trị và cần phải thực hiện lại xét nghiệm.

NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

Phải làm lại mẫu xét nghiệm mới khi thanh thử bị hỏng [thanh thử không xuất hiện vạch tím tại vạch C].

Tách huyết thanh hoặc huyết tương càng nhanh càng tốt để tránh hiện tượng tan huyết [hemolysis]. 

Chỉ được dùng các mẫu phẩm sạch, không bị hiện tượng tan huyết [nonhemolyzed]. ƒ 

Xét nghiệm phải được tiến hành ngay sau khi lấy mẫu. Không được để mẫu phẩm ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài. Mẫu huyết thanh và huyết tương có thể bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C trong vòng 3 ngày. Muốn bảo quản lâu hơn, mẫu phẩm phải được giữ ở nhiệt độ thấp hơn -20°C.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề