Tại sao người phương tây không ngủ trưa

 - Quả thật, sự lười nhác đã khiến cho nhiều người Việt trở nên trì trệ, thiếu sáng tạo và hăng say trong công việc. Ngủ trưa là một thói quen điển hình dẫn đến sự ì trệ đó.

Choáng váng với lệnh cấm ngủ trưa của một công ty lớn

"Vì sự nghiệp toàn cầu hóa, tôi cấm nhân viên ngủ trưa"

"Cần ban lệnh cấm ngủ trưa trong công sở toàn quốc"

Những kiểu ngủ trưa hài hước của dân văn phòng

Trả lương được 50 nghìn USD/ năm thì hãy cấm ngủ trưa!

"Cấm ngủ trưa hay là bóc lột lao động kiểu mới"

Công ty cho phép nhân viên đi chân đất, ngủ trưa tại khu làm việc

Gần đây, tôi thấy các trang mạng lùm xùm về việc cấm ngủ trưa tại chỗ làm việc ở một công ty hàng đầu về CNTT. Bỏ qua sự ngạc nhiên khi một nội quy văn phòng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí và độc giả, tôi xin chia sẻ sự đồng tình với quyết định không ngủ trưa tại văn phòng của công ty này. Lý do đồng tình của tôi là tôi tin tưởng sâu sắc một luận điểm: “Muốn thành công, bạn cần phải thay đổi nhiều thói quen, trong có có thói quen ngủ trưa.

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha từ ngàn xưa đã đúc rút kinh nghiệm răn dạy con cháu: “Cuộc đời chỉ một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn lại nửa gang” hay “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa/ Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”. Đồng ý rằng khí hậu của miền nhiệt đới là nguyên nhân chính tạo nên thói quen ngủ trưa, hay có một số nghiên cứu cho rằng chỉ cần ngủ trưa từ 10-15 phút để tái tạo sức lao động. Tuy vậy, có mấy ai trong chúng ta khi đặt lưng xuống ngủ mà chỉ chợp mắt ngắn được như vậy? Chưa kể gần đây, các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Cambridge [Anh] đã phát hiện ra rằng ngủ trưa làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên tới 1/3. Những nguy cơ tiềm ẩn sau mỗi giấc ngủ trưa là các bệnh về phổi, rối loạn cơ thể và những dấu hiệu bệnh lý mà tương lai có thể mắc phải. Nghiên cứu này cũng cho biết, tỉ lệ chết sớm vì bệnh phổi ở những người trưởng thành thường xuyên ngủ trưa tăng gấp 2,5 lần so với những người không ngủ trưa.

Ảnh: Internet

Có một thống kê thế này: Những dân tộc, quốc gia có thói quen ngủ trưa là những quốc gia nghèo hơn các quốc gia cùng điều kiện địa lý. Ngay ở Tây Âu, Tây Ban Nha [TBN] là quốc gia có thói quen ngủ trưa thì GDP/người của TBN chỉ bằng 1/2 GDP/người của nước Đức [mặc dù thời gian làm việc của người TBN cao hơn người Đức 20%] và cũng chỉ bằng 70% của Pháp, Anh, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan [những nước Tây Âu khác]. Trong cuốn sách “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”, Chủ tịch Deawoo Kim Woo Choong cũng đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước “thói quen kì cục” là ngủ trưa ở miền nam nước Pháp, đó cũng là điểm khác biệt duy nhất khiến cho miền nam nước Pháp nghèo trong khi miền bắc nước này thì trù phú.

Người Tây Ban Nha có thói quen ngủ trưa [còn gọi là siesta]. Thói quen này dẫn đến TBN nghèo gần nhất Tây Âu, trong khi các nước Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Phần Lan, Hà Lan GDP từ 40.000 đến 50.000 thì TBN chỉ có 30.000. Ngủ trưa nhiều, người Tây Ban Nha làm việc muộn đến 9,10 giờ tối nhưng năng suất lao động không cao. Theo những con số thống kê gần đây của Deutsche Welle thì người Tây Ban Nha trung bình làm việc nhiều giờ hơn người Đức 20%, tuy vậy thu nhập chỉ bằng một nửa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần được cho là do thói quen ngủ trưa dẫn tới năng suất lao động thấp. Sau một giấc ngủ trưa no say, khởi động lại nhịp làm việc chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng.

Thực tiễn đã chứng minh, những con người thành đạt bao giờ cũng làm việc nhiều hơn người bình thường và không có thói quen ngủ trưa. Ông nhà văn thiên tài Balzac viết bình quân mỗi năm hơn 2000 trang sách, mỗi ngày viết từ 16 đến 20 tiếng đồng hồ. Các nhân vật nổi tiếng như Bill Gate, M.Dell, Steve Job… cũng làm việc không ngừng nghỉ với hiệu suất cao. Ngay đến ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, tôi cũng được biết là ông này có đến 2 lái xe thay phiên nhau phục vụ, họp thông trưa, sức lao động hơn rất nhiều người. Những người thành công luôn làm việc chăm chỉ. Buổi trưa là thời gian vàng để họ tăng cường giao lưu, mở rộng các mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp, trao đổi các thông tin hay bổ sung tri thức kinh tế, xã hội…

Với các bạn phản ứng mạnh mẽ việc “cấm ngủ trưa ở văn phòng”, các bạn hãy bình tĩnh, tĩnh lặng mà tự đặt câu hỏi: “Phải chăng thói quen ngủ trưa của bạn đã hạn chế thành công của bạn?”. Tôi đọc rất nhiều comment về việc “cấm ngủ trưa ở văn phòng” tôi thấy các bạn ủng hộ thường là các bạn đã đi nước ngoài, làm việc trong các hãng nước ngoài, còn một số bạn phản đối thì dùng những từ thô tục, thiếu tôn trọng người khác như “thằng này ngu nhất quả đất”. Có rất nhiều bạn vội vàng kết luận: “bóc lột sức lao động”, “không tôn trọng, không thấu hiểu nhân viên”, điều đó chứng tỏ các bạn mới đọc qua title của bài mà chưa đọc hết bài. Tôi đọc hết cả bài thì thấy rõ ràng người ta mới “cấm nằm ngủ trưa ở khu vực văn phòng”, người ta không bắt nhân viên làm việc buổi trưa, người ta tổ chức cả khu pantry cho nhân viên, có phòng ngủ trưa cho chị em phụ nữ có bầu… Với những comment vội vàng, đọc chưa kỹ đã vội commnent bằng những từ ngữ phiến diện, khiếm nhã, tôi tin chắc rằng các bạn chưa phải là người thành đạt.

Lỗ Tấn có câu: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Kinh Thánh cũng có câu: “Không làm việc, không có niềm vui” hay có câu danh ngôn “Chỉ trong lao động ta mới tìm thấy sự nghỉ ngơi”. Quả thật, sự lười nhác đã khiến cho nhiều người Việt trở nên trì trệ, thiếu sáng tạo, và hăng say trong công việc. Ngủ trưa là một thói quen điển hình dẫn đến sự ì trệ đó. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi bản thân mình để trở nên năng động, tươi trẻ hơn, sẵn sàng với nhịp sống sôi động toàn cầu.

Thay vì ngủ trưa, bạn hãy sử dụng thời gian đó có ích hơn bằng cách mở rộng quan hệ của mình, hãy tham gia vào CLB sức khỏe hay tìm kiếm thông tin, bổ sung tri thức. Chắc chắn, giờ nghỉ trưa đó sẽ khiến bạn trở nên tràn đầy sức sống. Ngủ trưa là một thói quen xấu mà bạn nên bỏ, nếu bạn muốn thành công, hay đơn giản chỉ là sống tích cực, nhiệt huyết hơn.

Nguyễn Tú [Hà Nội]

Độc giả Nguyễn Tú rất muốn tranh luận với các độc giả khác về bài viết này!Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email !Trân trọng cảm ơn!

Nếu thiếu ngủ hoặc muốn nghỉ ngơi, bạn có thể chợp mắt một chút. Tuy nhiên, ngủ trưa sai thời điểm trong ngày hoặc quá lâu có thể phản tác dụng, theo Mayo Clinic.

Có nên ngủ trưa hay không?

Điều trước tiên là giấc ngủ trưa có thực sự tốt cho bạn không?

Nếu bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, chuyên gia, bác sĩ Catherine Darley, giám đốc của Viện Y học Giấc ngủ Tự nhiên ở Seattle [Mỹ], nói hãy nên duy trì thói quen này. Theo cô, giấc ngủ trưa là một giấc ngủ bổ sung tốt cho sức khỏe. "Ngủ trưa mỗi ngày có thể là một thói quen tốt", bác sĩ Darley nói, theo Mbg.

Ngủ trưa có thể cải thiện hiệu suất và sự tỉnh táo trong 4 tiếng sau đó, bác sĩ Darley lưu ý, và cho biết cô thường chợp mắt vào khoảng 14 giờ 30. Ngủ trưa giúp dễ chịu hơn vào buổi chiều và tối.

Nhưng nếu ngủ trưa xong vẫn thấy buồn ngủ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ngủ không đủ sâu vào ban đêm.

Trong trường hợp đó, cần điều chỉnh lại thói quen ngủ của mình: Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, cắt giảm caffeine và rượu, tạo lịch trình ngủ cố định hằng đêm và xem xét bổ sung magiê để thúc đẩy giấc ngủ.

Nên ngủ trưa trong bao lâu?

Vậy thì, nên chợp mắt trong bao lâu? Vì chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của một người: từ giai đoạn ngủ nhẹ, ngủ sâu sang một chút ngủ mơ - kéo dài khoảng từ 90 - 110 phút, bác sĩ Darley nói rằng thời gian ngủ trưa lý tưởng là trong vòng 30 phút, hoặc trọn một chu kỳ ngủ là 90 phút, theo Mbg.

Nếu ngủ trong khoảng thời gian này, bạn sẽ thức dậy khi đang ở giai đoạn ngủ nhẹ và sẽ dễ tỉnh ngủ hơn.

Bác sĩ Darley, giải thích: “Cần tránh thức dậy sau giấc ngủ sâu, vì sẽ khiến bạn khó chịu, uể oải. Hơn nữa, hiệu suất làm việc sẽ bị suy giảm trong khoảng 20 phút sau khi bạn thức dậy từ một giấc ngủ sâu buổi trưa".

Vì giấc ngủ trưa đến rất nhanh, do đó hãy cân nhắc đặt báo thức trong 35 phút. Ngủ trưa càng lâu, càng dễ cảm thấy uể oải khi thức dậy.

Bác sĩ Darley khuyên, để phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, thời điểm lý tưởng để ngủ trưa là lúc nhịp sinh học đang tạm chậm lại, đó là thời điểm vào đầu giờ chiều khi bạn cảm thấy nhiệt độ cơ thể giảm xuống, thường là từ 1 đến 3 giờ chiều.

Để không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, ngủ trưa càng sớm càng tốt.

Ngủ trễ, sau 3 giờ chiều có thể cản trở giấc ngủ ban đêm

Ảnh: Shutterstock

Ngủ trễ, sau 3 giờ chiều có thể cản trở giấc ngủ ban đêm, theo Mayo clinic.

Những ai nên ngủ trưa?

Bạn có thể cần phải ngủ trưa, nếu:

• Bỗng nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ bất ngờ

• Bị mất ngủ, ví dụ do làm ca

• Muốn tập thói quen ngủ trưa hằng ngày

Lợi ích của giấc ngủ trưa là gì?

Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích, như:

• Thư giãn

• Giảm mệt mỏi

• Tăng sự tỉnh táo

• Cải thiện tâm trạng

• Cải thiện hiệu suất, bao gồm thời gian phản ứng nhanh hơn và bộ nhớ tốt hơn, theo Mayo Clinic.

Ngủ trưa có hại gì?

Ngủ trưa không dành cho tất cả mọi người. Một số người chỉ đơn giản là không thể ngủ vào ban ngày.

Ngủ trưa cũng có thể có những tác động tiêu cực, như:

• Gây ngủ quán tính

Điều này gây ra cảm giác uể oải và mất phương hướng sau khi thức dậy sau một giấc ngủ trưa.

• Gây khó ngủ vào ban đêm

Ngủ trưa thường không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm đối với hầu hết mọi người.

Nhưng nếu bạn bị mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm, ngủ trưa có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này. Ngủ trưa dài hoặc thường xuyên có thể cản trở giấc ngủ vào ban đêm, theo Mayo Clinic.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề