Cán bộ luân chuyển là gì

Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. [tháng 7 năm 2018]


Luân chuyển cán bộ là hoạt động phổ biến, là một khâu trong công tác cán bộ của các cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền, đoàn thể... trong hệ thống chính trị Việt Nam nhằm chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo những trình tự có tính lặp lại nhằm đạt tới những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ[1][2].

  • Tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ.[3]
  • Bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cần thiết, cấp bách.[3] 
  • Thử thách, khảo nghiệm cán bộ, tạo điều kiện cho công tác đánh giá, là cơ sở để đề bạt, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ.[3] 

  1. ^ Trần Lưu Hải [15 tháng 01 năm 2015]. “Một số vấn đề về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ - thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục”. //www.tapchicongsan.org.vn. Tạp chí Cộng sản. Truy cập 10 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]
  2. ^ Nguyễn Tấn Dũng [27 tháng 10 năm 2007]. “Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức”. //vanban.chinhphu.vn. Chính phủ. Truy cập 10 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]
  3. ^ a b c Trịnh Xuân Thắng [20 tháng 01 năm 2014]. “Nâng cao ý nghĩa của công tác luân chuyển cán bộ”. //www.tapchicongsan.org.vn. Tạp chí Cộng sản. Truy cập 11 tháng 7 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luân_chuyển_cán_bộ&oldid=66268971”

  • Ngày 07/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 98-QĐ/TW năm 2017 về luân chuyển cán bộ. Theo đó, một trong những mục đích của công tác luân chuyển cán bộ là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

    Luân chuyển cán bộ là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Quy định 98-QĐ/TW năm 2017. Cụ thể như sau:

    Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.

    Liên quan đến khái niệm này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số thông tin về nguyên tắc luân chuyển cán bộ như sau:

    - Công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.

    - Luân chuyển cán bộ phải bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục, có luân chuyển dọc, luân chuyển ngang giữa các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ.

    - Bố trí cân đối, hài hoà giữa luân chuyển cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ. Nói chung, chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ [trừ trường hợp nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết].

    Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.

    - Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ, trong quy hoạch, có triển vọng phát triển; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác tốt; quan tâm lựa chọn, phát hiện cán bộ trẻ có năng lực nổi trội.

    - Việc luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể và có lộ trình từng bước thực hiện; có cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời, có quy định quản lý, giám sát đối với cán bộ luân chuyển.

    - Việc xem xét, bố trí cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và nhận xét, đánh giá cán bộ.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm luân chuyển cán bộ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 98-QĐ/TW năm 2017.

    Trân trọng!

  • Từ khóa liên quan số lượng

    Câu hỏi ngày hỏi

    Ngày hỏi:13/10/2018

     Luân chuyển công chức  Cán bộ

    Em thấy người ta nói là căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ thì có thể sẽ thực hiện hoạt động luân chuyển cán bộ theo quy định pháp luật. Vậy luân chuyển cán bộ là gì ạ? Anh/Chị có thể giải thích giúp em được không?

    Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

    • Theo quy định của pháp luật thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

      Cán bộ bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

      Trong quá trình công tác của cán bộ, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

      Theo đó, theo quy định tại Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 thì luân chuyển là việc cán bộ được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

      Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

      Trong đó, việc luân chuyển cán bô là người có chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định cụ thể tại Quy định 98-QĐ/TW năm 2017 về luân chuyển cán bộ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

      Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quy định 98-QĐ/TW năm 2017 thì luân huyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!


    Tin tức liên quan:

    • 'Cách chức' lãnh đạo về hưu nghe có vẻ vô lý nhưng rất hiệu quả

    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

    • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
    • Click để xem thêm

    Video liên quan

    Chủ Đề