Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

Nhu cầu vóc dáng sau sinh, nhất là thời điểm sắp đi làm của mẹ là một nhu cầu thiết yếu đối với nhiều mẹ đang cho con bú. Vậy, việc mẹ tập thể dục khi đang cho con bú có ảnh hưởng gì đến sữa mẹ và sự phát triển của bé không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

1. Tập thể dục sau sinh có tốt không?

Tập thể dục nhẹ nhàng sau sinh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, hồi phục nhanh, mà còn giảm thiểu được những tình trạng stress, trầm cảm sau sinh. Cụ thể là:

  • - Cải thiện sức khỏe tổng thể:Cơ thể mẹ suy nhược sau giai đoạn vượt cạn cộng thêm những tổn thương trong quá trình này khiến cho việc hoạt động của mẹ sau sinh rất khó khăn. Do đó, cơ thể mẹ càng trì trệ, ứ đọng khí huyết khiến cho các vết thương và các ảnh hưởng này càng chậm phục hồi hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng là biện pháp tốt để mẹ có thể phục hồi nhanh các chức năng của cơ thể.
  • - Giảm táo bón sau sinh: Việc bổ sung sắt và một số vi chất kết hợp với chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sau sinh khiến cho mẹ dễ bị táo bón. Tập thể dục không những có tác dụng chống táo bón mà còn tăng cường lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là máu tới vùng bị tổn thương làm cho vết thương mau chóng phục hồi.
  • - Tập thể dục là biện pháp giải tỏa stress căng thẳng rất tốt vì nó tiết ra hormnon endorphinlà hormones mang lại cảm giác dễ chịu, xua tan triệu chứng baby blues, cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy vui vẻ.
  • - Giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • - Cung cấp thêm năng lượng cho các hoạt động khác.
  • - Tăng mức độ prolactin của cơ thể - hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

  • - Một công dụng tuyệt vời nữa của thể dục là giúp mẹ có làn da săn chắc, vòng eo thon gọn và kiểm soát cân nặng vô cùng hiệu quả. Vì thế mà tập thể dục là phương pháp giảm béo sau sinh hầu như mẹ nào cũng áp dụng khá thành công.

2. Tập thể dục và dinh dưỡng sữa mẹ

Mẹ tập thể dục nhẹ nhàng hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc tiết sữa và các thành phần dinh dưỡng trong sữa. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mẹ tập thể dục thường xuyên và đều đặn thì lượng sữa và chất lượng sữa mẹ có tăng nhẹ.

Trường hợp mẹ tập nặng hoặc tập kiệt sức khiến tăng nồng độ acid lactic trong máu cũng như sữa mẹ.

3. Tập thể dục và miễn dịch trong sữa mẹ.

Khi bạn tập thể dục nhẹ nhàng sau sinh, nồng độ các kháng thể, miễn dịch trong sữa mẹ hầu như không thay đổi. Tuy nhiên lượng kháng thể có thể giảm trong khi mẹ đang tập thể dục hoặc sau khi tập thể dục 30 phút. Hàm lượng kháng thể IgA giảm mạnh khi mẹ tập quá sức. Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn cho mình một lộ trình tập thể dục hợp lý tránh làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch trong sữa mẹ.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

Nghiên cứu cũng cho rằng lượng kháng thể trong sữa mẹ sẽ tăng lại khi lượng sữa cũ được rút hết khỏi ngực mẹ cho dù mẹ có tập nặng hay không.

4. Ảnh hưởng của tập thể dục lên việc cho con bú

Tập thể dục sau sinh rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên quá lạm dụng tập thể dục hoặc tập quá sức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sữa mẹ. Vận động quá mạnh, kiệt sức có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vú, giảm lượng sữa mẹ.

Việc này cũng gây nên sự biến đổi về mùi vị của sữa mẹ có thể khiến bé từ chối bú mẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là do acid lactic tăng cao khi mẹ vận động mạnh đi vào sữa khiến vị của sữa chuyển thành đắng.

Một số mẹo mẹ nên áp dụng khi tập thể dục trong khi vẫn cho con bú:

  • - Thời gian tập thể dục: Tập sau khi cho bé bú hoặc trước khi cho bé bú 90 phút. Để acid lactic có thời gian điều hòa lại sau khi mẹ tập thể dục
  • - Tắm rửa sạch sẽ sau khi tập thể dục để đảm bảo ngực mẹ không bị nhiễm mồ hôi, cơ thể mẹ có mùi khiến bé từ chối ti mẹ.
  • - Vắt sữa cho bé trước khi tập để có sữa cho bé ngay nếu bé cần bú khi mẹ tập thể dục,
  • - Hãy tuân thủ theo nhu cầu của bé nếu bé từ chối bú mẹ và tìm đúng nguyên nhân để giải quyết. Tránh tình trạng ép bé ti khi bé khó chịu.

5. Các lưu ý về tập thể dục khi cho con bú

An toàn và thoải mái là điều cần chú ý khi tập thể dục sau sinh. Một số lưu ý mà các mẹ thường áp dụng khi tập thể dục:

  • - Tham khảo ý kiến chuyên gia/huấn luyện viên khi tập bất kì bài tập nào
  • - Làm quen với các bài tập nhẹ nhàng sau đó tăng dần tần suất và mức độ bài tập theo thời gian
  • - Nếu có bất kì bất thường gì thì cần dừng việc luyện tập lại để tìm ra nguyên nhân.
  • - Đảm bảo đủ lượng nước cung cấp mỗi ngày để sản xuất sữa, đồng thời bổ sung lượng nước bị mất khi mẹ tập thể dục tránh tình trạng mất nước suy nhược cơ thể và giảm lượng sữa
  • - Sắp xếp thời gian cho con bú hợp lý với các bài tập thể dục. Tránh cho bé bú ngay sau khi tập hoặc trong khi tập

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

  • - Sử dụng các miếng đệm ngực, loại áo ngực phù hợp, thoải mái tránh tình trạng khó chịu, chật chội khi tập có thể dẫn đến viêm vú.
  • - Lựa chọn liệu trình, các bài tập hợp lý, phù hợp với thể trạng mới sinh và đang cho con bú, tránh tác động lên các bộ phận nhạy cảm, dễ tổn thương.

Tóm gọn lại, việc tập thể dục sau sinh là cần thiết và tốt cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên mẹ cũng cần có kiến thức để lựa chọn, sắp xếp hợp lý các bài tập, buổi tập. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chúc mẹ có sức khỏe thật tốt để chăm sóc bé cũng như sớm lấy lại vóc dáng sau sinh.

----------------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

12/07/2019

Sau sinh, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ được bế bồng cục cưng thơm nức mùi sữa trên tay, các chị em phụ nữ thường không tránh khỏi nỗi lo “xuống sắc”, bởi thân hình thon thả, chiếc bụng phẳng lỳ ngày nào đã thay bằng vóc dáng xồ sề, vòng eo bánh mì, làn da rạn nhão… Nào, hãy cùng kiên nhẫn từng bước khôi phục sức khỏe và sắc đẹp, bắt đầu bằng một việc tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ, đó là tập thể dục, các chị em nhé.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

Hình minh họa - Nguồn internet

Lợi ích của việc tập thể dục cho phụ nữ sau sinh:

Tập thể dục có nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh chúng mình lắm nhé:

-          Giúp giảm cân nặng bạn đã tăng trong quá trình mang thai (cùng với chế độ ăn uống hợp lý).

-          Tăng cường năng lượng và sức chịu đựng, giúp bạn thích ứng dễ dàng hơn với quá trình chăm sóc em bé mới sinh của mình.

-          Giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bụng.

-          Giảm căng thẳng, hữu ích trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.

-          Giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.

-          Tránh nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu với các biến chứng nguy hiểm.

Tôi nên bắt đầu tập thể dục khi nào?

Bạn có thể bắt đầu càng sớm càng tốt với bài tập sàn chậu (Kegel). Các bài tập khác sẽ phụ thuộc vào việc bạn sinh thường hay sinh mổ, cũng như mức độ vận động của bạn trước và trong thai kỳ. Bài tập sàn chậu giúp bạn phòng ngừa chứng tiểu són, làm săn chắc, khít chặt cấu trúc âm đạo bị dãn nhão do quá trình mang thai và sinh nở.

Tham khảo thêm về bài tập sàn chậu sau sinh theo đường link sau:

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/phu-nu-lam-chu-suc-khoe-cua-minh-voi-bi-quyet-tap-the-duc-san-chau-sau-sanh-dung-cach/ 

Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh thường qua ngả âm đạo, bạn có thể bắt đầu tập thể dục lại với các bài tập nhẹ nhàng ngay sau khi em bé chào đời. Thông thường, sẽ an toàn hơn khi bắt đầu vài ngày sau khi sinh con hoặc ngay khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Nếu bạn đã sinh mổ hoặc các biến chứng khác, hãy hỏi bác sĩ khi nào an toàn để bắt đầu tập thể dục trở lại.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sữa mẹ

Hình minh họa - Nguồn internet

Hãy cảm nhận cảm giác và mức năng lượng của cơ thể để chọn thời gian bắt đầu và hình thức tập luyện thích hợp cho bản thân mình bạn nhé. Nội tiết tố thai kỳ và việc cho con bú có thể ảnh hưởng đến các khớp của bạn nhiều tháng sau sinh, nên hãy vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động cường độ mạnh quá sớm.

Hình thức tập luyện nào là lý tưởng nhất để bắt đầu?

Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng là cách tuyệt vời để lấy lại vóc dáng. Bạn có thể thực hiện điều này cùng với bé: cho bé ngồi trong xe đẩy hoặc địu bé bên người, và hai mẹ con cùng bước ra ngoài đi đạo. Hãy chọn đi dạo nơi có không gian thoáng đãng như bờ hồ, công viên, vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát mẻ. Ngắm nhìn cảnh vật xung quanh sẽ giúp cả hai mẹ con cùng cảm thấy thoải mái và thư giãn. Đây cũng là một hoạt động bảo vệ bạn chống lại chứng trầm cảm sau sinh nữa đấy.

Hãy bắt đầu với những chuyến đi ngắn, khoảng 10-20 phút. Khi đã khỏe hơn, bạn có thể mở rộng thói quen đi bộ của mình bằng cách tăng tốc và đi bộ lâu hơn. Nếu bạn cảm thấy mệt, đừng cố sức, hãy dừng lại và nghỉ ngơi khi bạn cần.

Một cách khác để tập thể dục hàng ngày là tham gia một lớp tập thể dục hoặc yoga gần nhà bạn. Giao lưu, tiếp xúc với các thành viên trong khác có thể giúp bạn có thêm động lực, giảm những căng thẳng của quá trình chăm sóc bé.

Một số lời khuyên hữu ích cho việc vận động sau sinh

-          Nếu bạn đang cho con bú mẹ, hãy cho bé bú hoặc vắt sữa trước khi tập luyện để tránh khó chịu khi bộ ngực căng sữa.

-          Mặc chiếc áo ngực vừa vặn và có khả năng nâng đỡ tốt để bảo vệ bộ ngực của bạn.

-          Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát.

-          Luôn có sẵn nước để uống trong quá trình tập luyện của bạn.

-          Dành 10 phút cho việc khởi động để các cơ của bạn sẵn sàng cho việc tập luyện, và 5 phút để thư giãn sau khi tập để nhịp tim bạn trở lại như bình thường.

-          Cần kiên nhẫn và từ tốn, vì cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở đầy căng thẳng và mệt nhọc.

Hoa Phượng tổng hợp và lược dịch từ:

https://www.babycentre.co.uk/a196/when-can-i-start-to-exercise-after-giving-birth

https://www.acog.org/Patients/FAQs/Exercise-After-Pregnancy