Tại sao phải tiêm 2 mũi vắc xin

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chỉ có một số lượng rất nhỏ các ca nhiễm Covid-19 và trở nặng sau khi tiêm chủng cho thấy vắc xin hiệu quả cao.

Những bài viết có tiêu đề khiến nhiều người lo lắng: “2% số người chết vì Covid-19 ở bang Illinois [Mỹ] trong năm nay là người đã được tiêm đủ 2 mũi”, “79 người dân ở bang Massachusetts được tiêm phòng đầy đủ đã tử vong”…

Khi số ca nhiễm gia tăng ở một số quốc gia cùng với sự lan tràn của biến thể Delta, thực tế vắc xin không phải là một lá chắn hoàn hảo có thể khiến một số người thất vọng.

Ảnh minh họa: Orissapost

Nhưng thực tế vắc xin vẫn là công cụ hiệu quả nhất để chống Covid-19, đặc biệt là ngăn ngừa bệnh nặng hoặc tử vong. Ngay cả khi các biến thể mới xuất hiện, hầu hết các loại vắc xin vẫn giữ vững được chỗ đứng của mình.

Do đó, người không được tiêm phòng là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu 6 tháng đầu năm, 99,5% trường hợp tử vong do Covid-19 ở Mỹ là những người chưa tiêm chủng.

Tính đến tháng 7, Mỹ có hơn 5.186 trường hợp nhiễm Covid-19 dẫn đến bệnh nặng trong số 157 triệu người tiêm chủng đầy đủ [tỷ lệ 0,003%]. Trong đó có 988 ca dẫn đến tử vong.

Những đối tượng dễ bị nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Những người đã được cấy ghép nội tạng đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật của vắc xin. Một số người khác có yếu tố di truyền khiến họ khó có phản ứng miễn dịch sau khi tiêm chủng.

Một nghiên cứu về 152 ca nhiễm Covid-19 sau tiêm chủng phải nhập viện ở Israel cho thấy chỉ 6% không có bệnh nền. Những người còn lại có các bệnh lý khác nhau, từ huyết áp cao, tiểu đường đến ung thư.

Khảo sát hơn 2.000 ca bệnh Covid-19 sau tiêm vắc xin ghi nhận những người lớn tuổi, đặc biệt người sống ở các khu vực nghèo khó, có nguy cơ cao hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã xác định hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh ở người đã tiêm nhẹ hơn người chưa tiêm. 

Phòng chống nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin

Nhìn chung, các chiến thuật triển khai trong suốt đại dịch Covid-19 vẫn có tác dụng ngăn chặn các ca lây nhiễm ở người đã chủng ngừa.

Theo đó, cần tăng tỷ lệ tiêm chủng hơn nữa, đạt đến mức có đủ số người miễn dịch để hạn chế lây nhiễm từ người này sang người khác.

Sau đó, các biện pháp như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong một số trường hợp, như ở những nơi có số ca bệnh đang gia tăng. Verardi, nhà virus học của Đại học Connecticut, cho biết: “Tại thời điểm này với biến thể Delta đang gia tăng, chúng ta không thể lơ là. Chúng ta vẫn phải cảnh giác khi ở nơi công cộng, đặc biệt là không gian đông đúc trong nhà”.

Khi tiếp tục phát triển, virus có thể thay đổi theo cách khiến vắc xin kém hiệu quả hơn. Các công ty đang phát triển các mũi tiêm tăng cường để nhắm mục tiêu vào các biến thể SARS-CoV-2 và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của mũi nhắc lại vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Nguồn:vietnamnet.vn

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho biết, mũi tiêm vắc xin COVID-19 thứ hai góp phần làm giảm đáng kể số người phải nhập viện hoặc mắc COVID-19 nặng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không tiêm mũi thứ hai….

Các chuyên gia cho hay, liều thứ hai không chỉ xây dựng khả năng miễn dịch cho cộng đồng mà còn tăng cường khả năng bảo vệ người tiêm không mắc bệnh và không gặp biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra. Theo TS. John Zaia, chuyên gia nghiên cứu vắc xin, xu hướng bỏ qua liều thứ hai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng miễn dịch cộng đồng và cá nhân mỗi người.

Virus và các biến thể luôn tìm kiếm vật chủ. Với những biến thể của COVID-19 hiện nay, việc tiêm đầy đủ cả hai mũi vắc xin COVID-19 là cần thiết để tránh virus xâm nhập vào cơ thể. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, tử vong do COVID-19 hoàn toàn có thể tránh được với hai mũi tiêm vắc xin COVID-19.

Một nghiên cứu tại Bệnh viện Houston Methodist đã đi sâu tìm hiểu khả năng mắc COVID-19, tử vong vì COVID-19 nếu được tiêm chủng đầy đủ và nguy cơ khi chỉ tiêm một mũi. Kết quả cho thấy, chỉ có chưa đến 1% số người đã được tiêm cả hai mũi phải nhập viện. Nhưng con số đó đã tăng lên hơn 3% đối với những người chỉ chọn một trong hai mũi tiêm.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng tiêm hai lần có hiệu quả 98% trong việc ngăn ngừa tử vong do COVID-19, trong khi nếu chỉ tiêm một lần, hiệu quả ngăn ngừa tử vong giảm xuống còn 64%.

Tại sao mọi người bỏ qua liều thứ hai?

Mũi tiêm thứ hai của vắc-xin COVID-19 có thể được tiêm trong vòng 6 tuần sau mũi tiêm đầu tiên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều người bỏ lỡ mũi tiêm thứ hai: Nhiều người tin rằng, chỉ với một mũi tiêm vắc xin COVID-19 là đã đủ bảo vệ họ khỏi mắc bệnh hoặc tử vong vì COVID-19; sợ bị ốm khi tiêm mũi thứ hai; bận công việc, khó khăn trong việc lên lịch tiêm, hoặc họ quá mệt mỏi vì COVID-19…

Nguồn:  //suckhoequangninh.vn/tai-sao-tiem-vac-xin-covid-19-…/

Video liên quan

Chủ Đề