Nhận thức mới của đảng về vấn dề dân tộc và dân chủ trong giai đoạn 1936 - 1939 là gì

Những năm 1925-1929, với sự hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ của lớp cán bộ đư­ợc Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện ở Quảng Châu, Trung Quốc rồi trở về nư­ớc hoạt động, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bư­ớc phát triển nhảy vọt và hình thành nên những tổ chức cộng sản đầu tiên. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập ĐảngCộng sản Việt Nam[ngày 3-2-1930]. Với uy tín của mình trong phong trào cách mạng, những phân tích sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc đã thuyết phục được các đại biểu dự hội nghị về yêu cầu cần có một đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo cuộc đấu tranh. Từ mùa xuân năm 1930, các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã đoàn kết thống nhất h­ướng tới một mục tiêu chung.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam ra Hà Nội dự hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam [tháng 11-1964].Ảnh tư liệu.

Việc xác định đúng mâu thuẫn cơ bản ở các nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng liên quan chặt chẽ đến việc xác định đối tượng, nhiệm vụ cách mạng và xây dựng lực lượng để thực hiện nhiệm vụ đó. Trong các văn kiện thông qua tại hội nghị thành lập Đảng, khi phân tích về tính chất xã hội, mâu thuẫn giai cấp và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều sáng tạo trong việc phân chia giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản Việt Nam thành các tầng lớp khác nhau để có đối sách đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng, trong từng giai đoạn cách mạng. Cư­ơng lĩnh cách mạng đầu tiên của ĐảngCộng sản Việt Namdo lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy vắn tắt nhưng nêu đư­ợc những vấn đề cơ bản về đ­ường lối của cách mạng Việt Nam-trong đó, những điểm sáng tạo thể hiện rõ ở tinh thần: Tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, đoàn kết tập hợp mọi lực lượng để chống đế quốc và tay sai. Theo Người, tính chất cách mạng ở Việt Nam là cách mạng dân chủ mới, vì vậy, động lực cách mạng gồm có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tiểu tư sản. Trong từng thời kỳ cụ thể và ở một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là động lực cách mạng. Tuy nhiên, những luận điểm sáng tạo về cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện cô đọng trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, từng bị Quốc tế Cộng sản phê phán là hữu khuynh, dân tộc chủ nghĩa, coi nhẹ đấu tranh giai cấp và liên minh công nông...

Trong những năm 1936-1939, từ thực tiễn cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chuyển biến trong tư duy lý luận và những điều chỉnh trong chỉ đạo phong trào cách mạng, bảo đảm phù hợp với những biến đổi của tình hình, dần trở lại tương đồng với những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc đã nêu trong “Chánh cương vắn tắt", "Sách lược vắn tắt” từ đầu năm 1930. Sự thay đổi chiến lược của Hội nghị Trung ương 6 [tháng 11-1939] và Hội nghị Trung ương 8 [tháng 5-1941] của Đảng đã phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, giành được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Sự nôn nóng muốn có ngay nền kinh tế mang tính chất thuần nhất xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến việc đẩy nhanh việc thực hiện cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tập thể hóa nông nghiệp ở miền Nam một cách ồ ạt, vội vã sau ngày đất nước thống nhất. Kết quả thu được không như mong muốn của những người tổ chức và thực hiện. Mô hình, cơ cấu kinh tế không phù hợp được đặt trên nền sản xuất xã hội nghèo nàn, lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá nặng nề chưa kịp hồi phục, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc ở Việt Nam trong những năm 70-80 của thế kỷ 20. Trước thực tế không mong muốn đó, Đảng ta đã điều chỉnh đường lối lãnh đạo cách mạng của mình.

Từ Đại hội VI [tháng 12-1986], ĐảngCộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới. Việc xác định đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để thể hiện rõ tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng, căn cứ vào những điều kiện cụ thể để lựa chọn bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; có những giải pháp thuận theo quy luật để vượt qua khủng hoảng, chuyển nền kinh tế vào thế ổn định và phát triển đúng hướng, đạt nhiều thành tựu trong hoàn cảnh khó khăn. Thành công đó được đánh giá là “kỳ diệu”, thuận với ý nguyện của nhân dân và hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Tác giả Đặng Phong, nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế hiện đại Việt Nam có uy tín, chuyên gia nghiên cứu thời kỳ đổi mới, đã viết: “Đổi mới là một chặng đường đầy những thử nghiệm và khai phá gian nan, đầy những khó khăn, vấp váp, rồi chính từ đó mới bật ra những bước sáng tạo, bứt phá. Đó cũng là một quá trình vừa đi vừa phải tìm đường, điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận. Đó chính là vẻ đẹp của lịch sử, cũng là vẻ đẹp của những con người làm nên lịch sử”.

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm, vẫn đang tiếp tục và đi vào chiều sâu trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh hiện tại, Đảng vẫn cần phải nhận rõ và chiến thắng nhiều kẻ thù“nội xâm”, đó là nghèo nàn, dốt nát, tham nhũng, suy thoái môi trường tự nhiên và cả môi trường văn hóa-xã hội; sự biến chất, suy đồi đạo đức cá nhân... Những diễn biến nhanh chóng của tình hình quốc tế cũng đòi hỏi Đảng phải nhạy bén, tìm tòi nghiên cứu để đường lối của Đảng kịp thời đáp ứng những yêu cầu chuyển biến của tình hình. Những bài học kinh nghiệm về việc xác định đúng đối tượng, nhiệm vụ và lực lượng của cách mạng-cả trong tầm nhìn chiến lược dài hạn cũng như trong những giai đoạn cụ thể, ngắn hạn, càng có ý nghĩa trong hiện tại, khi cách mạng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, nguy cơ.

THIÊN PHƯƠNG

QĐND - Cách mạng Tháng Tám thành công có nhiều nguyên nhân, trong đó, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố có ý nghĩa quyết định.

Trong hơn 80 năm đấu tranh chống thực dân Pháp, hàng chục cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt của nhân dân ta nổ ra, nhưng vẫn không giành được thắng lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do các cuộc đấu tranh đó chưa có một giai cấp tiền phong lãnh đạo, chưa có lý luận cách mạng soi đường, cũng như chưa có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, đủ sức giành thắng lợi trước kẻ thù xâm lược.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, yếu tố hết sức quan trọng là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đứng trên lập trường giai cấp công nhân, vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh Việt Nam, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, dũng khí đấu tranh anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Để có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vượt qua bao thử thách, cam go để từng bước hoàn thiện đường lối chiến lược, sách lược và có những quyết sách hết sức sáng tạo.

Trước hết, Đảng đã chuyển hướng chiến lược một cách kịp thời, đúng đắn, sáng tạo. Luận cương chính trị của Đảng tháng 10-1930 xác định, có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Giai đoạn 1936-1939, trước nguy cơ phát xít, Đảng ta thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm kết hợp đấu tranh dân tộc với đấu tranh dân chủ để chống phát xít. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ tháng 9-1939, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm thời hạ thấp khẩu hiệu “phản phong”. Tại Hội nghị Trung ương 6, họp từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939, Đảng ta chỉ rõ: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”. Chủ trương đó của Đảng đã tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân đấu tranh chống phát xít xâm lược; dấy lên làn sóng cách mạng phản đế, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, làm cho bộ máy thực dân hoang mang, dao động.

Đầu năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước, chỉ đạo Hội nghị Trung ương 8 [họp từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 ở Pác Bó, Cao Bằng]. Tại hội nghị này, Đảng đã hoàn thiện việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, thay khẩu hiệu “phản đế” bằng khẩu hiệu “cứu quốc”. Nghị quyết hội nghị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Chính sách của Đảng khi đó là chính sách cứu quốc, nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu. Mặt trận Việt Minh ra đời, các đoàn thể cứu quốc phát triển rộng khắp cả ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Như vậy, chiến lược cách mạng của Đảng ngày càng được hoàn thiện và luôn đi đôi với những sách lược cách mạng mềm dẻo, thêm bạn bớt thù. Chiến lược, sách lược đó phù hợp với yêu cầu cách mạng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được cụ thể hoá trong “Chương trình cứu nước” của Mặt trận Việt Minh. Chương trình được các đảng viên tích cực tuyên truyền, đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân, tạo nên cao trào tiền khởi nghĩa rộng lớn, tiến tới Tổng khởi nghĩa thành công.

Cùng với quyết sách nêu trên, Đảng ta đã thực thi quyền dân tộc tự quyết của ba nước Đông Dương. Quyền dân tộc tự quyết là vấn đề quan trọng trong chiến lược cách mạng và trong quan hệ quốc tế. Tại Hội nghị Trung ương 8, tháng 5-1941, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Đảng ta quyết định thành lập ba Đảng với ba mặt trận của ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Các sách lược mềm dẻo của Đảng đã tranh thủ được nhiều nhân vật thuộc hoàng gia và thân sĩ yêu nước vào Mặt trận Cứu quốc, góp thêm sức mạnh cho cách mạng. Với tinh thần dân tộc tự quyết, sự phát triển song song của cách mạng ba nước Đông Dương từ đó trở đi ngày càng thu được những thành tựu to lớn. Đảng ta từ chỗ xác định tiến hành song song hai nhiệm vụ “phản đế” và “phản phong”, đến chỗ xác định rõ nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc. Điều đó chứng tỏ, quyết sách chiến lược trên thể hiện tư duy hết sức đúng đắn, sáng tạo, sáng suốt của Đảng ta, góp phần trực tiếp đến Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công.

Một nhân tố quyết định, trực tiếp nữa là lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng căn cứ địa, phát triển lực lượng và có phương châm chiến lược cách mạng đúng đắn. Đầu tháng 5-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ địa cách mạng. Người lập ra các căn cứ địa, các chiến khu cách mạng và chỉ thị thành lập Khu giải phóng, chuẩn bị triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Việt Nam. Theo đó, Tổng bộ Việt Minh triệu tập hội nghị ngày 4-6-1945, tuyên bố thành lập Khu giải phóng Việt Bắc và thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đó là những chủ trương, quyết sách rất sáng suốt, kịp thời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân trên cả nước phát triển mạnh mẽ, góp phần cho Tổng khởi nghĩa thành công.

Khi tình thế cách mạng có sự chuyển biến mau lẹ, đối tượng cách mạng thay đổi, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra các quyết sách chiến lược đúng đắn. Đó là nhận thức rõ các mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu trong xã hội, xác định rõ kẻ thù chính, kẻ thù phụ và hậu bị quân của chúng để sắp xếp Tiền phong quân, Hậu bị quân trực tiếp, Hậu bị quân gián tiếp của cách mạng Việt Nam. Với sách lược này, ở trong nước đã thu hút được các lực lượng dân chủ chống phát xít đều là bạn đồng minh, tạo nên thế chính nghĩa cho Việt Minh trong sự nghiệp kháng Nhật, cứu nước. Khi giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật, cách mạng Việt Nam đã có thế hợp pháp là đứng vào hàng ngũ đồng minh chống phát xít để ra Tuyên ngôn Độc lập và tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Như vậy, cả Pháp và Tưởng dù có ý đồ tái xâm lược Việt Nam cũng không thể phủ nhận được chân lý này.

Đảng ta đã thực thi phương châm chiến lược “kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang”, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa. Hình thức đấu tranh này đã diễn ra từ Cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh [1930-1931] và Phong trào Mặt trận Dân chủ [1936-1939]. Đến cuộc vận động cách mạng những năm 1939-1945, hình thức đấu tranh chính trị được vận dụng một cách phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân cả nước. Ngoài công, nông, còn vận động được cả tiểu thương, tiểu chủ, cai ký, đốc công cùng tham gia chống độc tài, phát xít. Năm 1945, phát xít Nhật, đế quốc Pháp tăng cường vơ vét lương thực cho chiến tranh, gây nên thảm họa 2 triệu người Việt Nam bị chết đói, làm cho nhân dân ta càng căm phẫn kẻ thù xâm lược. Từ đó, Đảng ta đã phát động một cao trào đấu tranh kết hợp chính trị với vũ trang: Mít tinh, biểu tình đòi quyền sống, đi đôi với vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói. Đây là lần tập dượt phát động quần chúng nhân dân cả nước tiến hành khởi nghĩa từng phần, thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương. Như vậy, việc lãnh đạo xây dựng, phát triển căn cứ địa, thế trận và lực lượng cách mạng của Đảng ta là phù hợp với yêu cầu khách quan, với phương châm chiến lược, đã phát động được đông đảo quần chúng nhân dân cả nước nổi dậy, từ khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, ít phải đổ máu.

Một nhân tố hết sức quan trọng, quyết định là Đảng ta đã nắm chắc thời cơ, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Phân tích, nắm chắc thời cơ, giành thế chủ động chiến lược, kịp thời phát động quần chúng trong cả nước nổi dậy giành chính quyền, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, tối hôm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng họp tại Đình Bảng [Từ Sơn, Bắc Ninh], do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì [họp từ ngày 9-3 đến 12-3-1945], đã nhận định tình hình, khẳng định thời cơ cách mạng đã chín muồi và ra Chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị lịch sử này là một bằng chứng thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời, trí tuệ và năng lực tư duy chính trị nhạy bén của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta. Bản chỉ thị đã trở thành kim chỉ nam cho hành động của Đảng, Mặt trận Việt Minh và nhân dân cả nước trong phong trào kháng Nhật cứu nước, góp phần quyết định trực tiếp đối với cao trào khởi nghĩa và giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

Mặt khác, khi thời cơ đến, với tinh thần tích cực, chủ động, khẩn trương, kiên quyết, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định lập tức Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13-8 đến ngày 15-8-1945 tại Tân Trào [Sơn Dương, Tuyên Quang]. Ngay đêm 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa: “Hỡi quân, dân toàn quốc! Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập cho nước nhà”... Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào khẩn trương quán triệt đường lối Hội nghị toàn quốc của Đảng, chủ trương phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa và thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào ta đã nhất tề đứng lên, tiến hành Tổng khởi nghĩa. Việc Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam nhân danh là người đứng về phía Đồng minh chống phát xít giành độc lập, đã khẳng định tài vận dụng chiến lược của cách mạng Việt Nam, nắm bắt đúng thời cơ, kịp thời nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng ta và nhân dân ta đã đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp, có đường lối đúng đắn, sáng tạo và phù hợp. Đảng ta từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một Đảng hoạt động công khai và cầm quyền. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự kết hợp điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố trực tiếp, quyết định.

Bài học về vai trò lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị, cần được phát huy, vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta luôn kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động hợp tác quốc tế với phương châm “độc lập, tự chủ”, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đưa nước ta tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới. Một yếu tố hết sức quan trọng, mang tính sống còn, là phải tiếp tục xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tăng cường giáo dục, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trước thời cơ và thách thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, từng bước “phi chính trị hóa” quân đội; quan tâm xây dựng đội ngũ đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, chống chủ nghĩa cá nhân…

Cùng với nâng cao tầm trí tuệ, Đảng cần chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI] về xây dựng Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng ta tiếp tục hoàn thành sứ mệnh, vai trò lãnh đạo và trách nhiệm cầm quyền đối với dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

TS DƯƠNG QUANG HIỂN

Bài 6: Tầm vóc thời đại của Cách mạng Tháng Tám

Bài 1: Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Bài 3: 70 năm xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở nước ta

Bài 4: Quân đội nhân dân Việt Nam phát triển trong quá trình cách mạng

Video liên quan

Chủ Đề