Cách phòng bệnh kiết lỵ là gì

Kiết lỵ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn shigella, E. coli, salmonella,… và một số vi khuẩn khác gây ra. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh bằng cách lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân; qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc khi bạn bơi lội trong nước bẩn.

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Tuy nhiên so với người trưởng thành thì kiết lỵ xảy ra nhiều ở trẻ em hơn, đặc biệt là ở độ tuổi từ 2 - 4 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý chăm sóc cẩn thận cho con em mình để tránh trường hợp mắc bệnh.

Kiết lỵ là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau

Mùa hè là thời điểm bệnh phát triển nhiều hơn so với mùa đông. Bởi đây là thời điểm thay đổi khí hậu nhanh chóng, kèm theo đó là lối sống, sinh hoạt, ăn uống khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn, trong giai đoạn mang mầm bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào để phát hiện. Một số trường hợp chỉ là biểu hiện đi tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc nặng hơn là lỵ tối cấp. Khi bị áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng ngoài tim, màng phổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Như đã nói, nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ là do vi khuẩn gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh lây truyền qua phân, vì vậy trong trường hợp có một người thân trong gia đình bị bệnh này, khi đi vệ sinh không rửa tay và chạm vào đồ ăn của người khác sẽ khiến vi khuẩn lây lan.

Ngoài ra phân của chó, mèo hoặc thú cưng nuôi trong gia đình cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi chơi đùa, tiếp xúc với các con vật như sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi vô tình cầm thức ăn đưa tay lên miệng cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hay trong nhà có ruồi cũng là nguyên nhân, khi ruồi bu vào phân người hoặc những nơi có vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên thức ăn khiến chúng ta ăn phải.

Bên cạnh đó những người không có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

3. Triệu chứng của bệnh

Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn từ 1 đến 2 ngày sau bạn sẽ có các triệu chứng như bị tiêu chảy và kèm theo máu tươi, cơ thể bị sốt, bụng đau quặn. Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh có thể nghiêm trọng và có nhiều trường hợp nhập viện khẩn cấp. Có một số trường hợp người bị nhiễm khuẩn không hề có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

4. Các phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ

Mục tiêu của việc điều trị là bổ sung lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy và điều trị nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn vẫn tốt và trường hợp bệnh của bạn nhẹ thì có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây:

Sử dụng kháng sinh

Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ sơ sinh, người già hay những người bị HIV việc sử dụng kháng sinh điều trị là cần thiết. Bởi vì đây là các đối tượng có nguy cơ lây lan bệnh cao hơn so với những người khác.

Bạn có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi điều trị bạn nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhanh chóng khỏi bệnh. Lưu ý không tự thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Sử dụng chất lỏng và muối thay thế

Đối với những người lớn khỏe mạnh có thể uống nhiều nước để bổ sung cho lượng chất lỏng cơ thể bị mất do tiêu chảy. Còn đối với những trường hợp nghiêm trọng không thể tự uống nước để bù chất lỏng cho cơ thể thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được truyền nước và các loại muối thông qua tĩnh mạch. So với tự uống việc truyền qua tĩnh mạch sẽ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh hơn.

Truyền nước qua đường tĩnh mạch để bổ sung chất lỏng cho cơ thể

5. Các phòng tránh bệnh kiết lỵ

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn khắc phục và phòng ngừa bệnh ngay tại nhà. Để tránh bị bệnh bạn nên thực hiện các thói quen sau:

  • Hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn uống hoặc cầm vào đồ ăn.

  • Đối với những người bị nhiễm vi khuẩn không nên cầm đồ ăn, thức uống cho người khác. Vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể tồn tại trong phân của bệnh nhân bị tiêu chảy từ 1 đến 2 tuần sau khi các triệu chứng đã kết thúc.

  • Nếu trẻ nhỏ nhà bạn đang trong giai đoạn sử dụng tã và bị nhiễm vi khuẩn thì bạn nên lau sạch khu vực xung quanh bằng chất khử trùng rồi bỏ tã vào thùng rác đóng kín. Sau khi vệ sinh cho trẻ xong hãy nhớ rửa tay thật sạch với nước ấm cùng xà phòng để diệt vi khuẩn.

Nên ăn và kiêng ăn gì?

Nên ăn:

  • Những món ăn không chứa dầu mỡ tốt cho tiêu hóa như rau củ quả luộc và các món nhạt.

  • Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt như lá chè, tỏi, ngó sen,…

  • Uống Oresol để cung cấp nước cho cơ thể và tránh tình trạng mất nước.

  • Ăn nhiều các loại hoa quả tươi, sạch hoặc có thể ép thành nước uống.

Kiêng ăn:

  • Kiêng ăn các loại chế phẩm của sữa và sữa bò.

  • Không ăn các món ăn cay và có chứa nhiều dầu mỡ.

  • Không uống đồ uống có ga, cồn và ăn thực phẩm gây chướng bụng như các loại đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại hạt,…

Kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị bệnh kiết lỵ

Với những thông tin cơ bản chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh kiết lỵ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp hãy nhấc máy lên và liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bệnh lỵ [kiết lỵ] là một căn bệnh về tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên hoạt động kém hơn nhiều so với người trưởng thành. Chỉ cần không chú ý một chút thôi thì các cơ quan nội tạng của con cũng có thể bị tổn thương. Bệnh kiết lỵ cũng rất hay gặp ở trẻ em. Gây ra rất nhiều phiền toái cho cả bé lẫn cha mẹ. Bạn cần biết các phương pháp phòng chống bệnh kiết lỵ.

Phương pháp phòng kiết lỵ ở người lớn và trẻ nhỏ

Phòng chống bệnh kiết lỵ ở người lớn

  • Muốn phòng chống bệnh kiết lỵ một cách có hiệu quả cần phải phát hiện sớm bệnh nhân và người lành mang khuẩn để cách ly. Điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh. Không để mầm bệnh có cơ hội lây lan. Bảo vệ tốt cho những người lành ở chung quanh.
  • Vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
  • Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
  • Thực phẩm tươi sống phải được bảo quản cẩn thận không để ruồi, nhặng bu bám. Không ăn rau sống chưa được xử lý kỹ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt.
  • Xử lý nguồn phân và rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh kiết lỵ.
  • Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Ảnh minh họa người lớn bị kiết lỵ

Phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ

Nên thực hiện những phương pháp sau để phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ

  • Nếu có điều kiện nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 tháng hoặc 24 tháng tuổi.
  • Nếu trẻ bú sữa bình phải rửa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha sữa cho bé.
  • Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh phòng tránh vi khuẩn gây bệnh lỵ.
  • Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
  • Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
  • Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.
  • Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé sử dụng cốm vi sinh với các thành phần chính như probiotics, prebiotics, các vitamin nhóm B, axit amin… để hạn chế tối đa bệnh tiêu chảy. Giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bệnh kiết lỵ là bệnh trẻ em dễ mắc phải. Vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa. Cho trẻ đi khám kịp thời khi có biểu hiện bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa kiết lị trẻ em

Cách tốt nhất để phòng chống bệnh lỵ Amip

Cẩn thận trong việc ăn uống khi đi đến những nơi bệnh đang lưu hành bệnh lỵ để phòng chống bệnh kiết lỵ. Khi tới những nơi này

Bạn nên tránh

  • Thức uống với đá viên.
  • Thức uống không được đóng chai và niêm phong.
  • Đồ ăn thức uống hàng rong.
  • Trái cây, rau củ đã lột vỏ, trừ khi chính bạn tự gọt vỏ.
  • Sữa tươi, phô mai và các sản phẩm bơ sữa không được tiệt trùng.

Vì những thức uống, thực phẩm trên có nhiều nguy cơ chứa vi khuẩn gây bệnh lỵ.

Những nguồn nước ăn toàn bao gồm

  • Nước đóng chai, niêm phong còn nguyên vẹn.
  • Nước có gas đóng lon hoặc đóng chai, niêm phong còn nguyên vẹn.
  • Soda đóng lon hoặc chai, niêm phong còn nguyên vẹn.
  • Nước vòi được đun sôi kéo dài ít nhất một phút.
  • Nước vòi đã được lọc qua máy lọc 1-micron có bổ sung thuốc chlorine hoặc iodine.

Lưu ý với gia đình có người nhà bị kiết lỵ

phòng chống bệnh kiết lỵ khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang. Điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh. Không để mầm bệnh có cơ hội lây lan. Bảo vệ tốt cho những người lành ở chung quanh.

Thực hiện những phương pháp trên giúp phòng bệnh lỵ bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Xem thêm 5 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lỵ [kiết lỵ]

Tổng hợp: WebMD

Nhớ ghé Medplus mỗi ngày để đọc thêm nhiều thông tin tổng hợp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề