Tại sao ngón chân út bị đen

Khi nhận thấy móng chân xuất hiện những vệt tím đen bất thường thì nhiều người lại vô tư bỏ qua mà không nghĩ rằng, đây là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe đang âm thầm phát triển trong cơ thể bạn. Và dưới đây là một số nguyên nhân sức khỏe gây ra tình trạng này mà bạn tuyệt đối không nên xem thường.

Ngón chân bị tổn thương liên tục

Nếu bạn là một người thích chạy bộ hay thường xuyên tập những môn thể thao đòi hỏi phải đặt nhiều áp lực lên ngón chân thì vô tình nó sẽ gây ra hiện tượng cục máu đông, từ đó khiến móng chân đổi màu sẫm hơn.

Bên cạnh đó, việc chọn mua những đôi giày không vừa với kích cỡ chân của mình cũng làm cho tình trạng này càng thêm trầm trọng. Trường hợp nhẹ thì bạn chỉ cần tự xử lý bằng cách giảm bớt các áp lực lên đôi chân của mình. Tuy nhiên, nếu thấy móng chân còn bị bật ra thì cần đi khám ngay để biết cách xử lý đúng nhất.

Tụ máu dưới móng

Vô tình nếu bạn làm rơi một đồ vật nặng xuống đôi chân của mình mà không xử lý ngay vết máu bầm ở ngón chân thì máu sẽ tụ dưới móng chân, từ đó là nguyên nhân gây đổi màu móng chân.

Nhiễm nấm móng

Vào những ngày mưa gió, khi trở về nhà mà bạn không vệ sinh đôi chân kỹ càng thì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm sinh trưởng dưới móng, đồng thời khiến móng đổi màu đen và bốc mùi khó ngửi. Do vậy, bạn cần chú ý vệ sinh vùng da chân hàng ngày để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào móng chân.

Ung thư da

Có một số loại tế bào ung thư da thường phát triển bất thường và chậm chạp dưới móng chân, từ đó khiến phần móng bị đổi màu. Tại Mỹ, các chuyên gia y khoa tại Trung tâm Ung thưMemorial Sloan Kettering cho rằng, nếu phát hiện móng chân đổi màu mà không phải do chấn thương gây ra thì bạn nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa ngay. Bệnh ung thư da ác tính được liệt vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện ra sớm.

Mất cân bằng hormone

Chính sự thay đổi hormone cũng có thể làm gia tăng số lượng tế bào sắc tố melanin ở một số bộ phận cơ thể, trong đó bao gồm cả phần da dưới móng chân, từ đó khiến nó trở nên sẫm màu. Thường thì sự đổi màu này có thể diễn ra ở cả 2 bên ngón chân hoặc ngón tay, và chúng cũng sở hữu màu sắc tương tự nhau.

Nguồn: Boldsky

Móng chân bị đen khiến rất nhiều người lo lắng và mất tự tin khi xuất hiện giữa đám đông. Nguyên nhân dẫn đến móng chân bị đen và cách xử lỹ móng chân bị đen như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng với các chuyên gia của Inail.

1. Nguyên nhân móng chân bị đen

Có các nguyên nhân chủ yếu sau khiến móng chân bị đen

- Lực tác động lặp đi lặp lại: Hăng ngày bạn chạy bộ nhưng lại mang những đôi giày kém chất lượng khiến ngón chân bị đau đặc biệt là ngón chân út thì móng chân rất dễ bị đen. Đặc biệt đối với những bạn làm ngành nhà hàng thường mang những đôi giày búp bê. Bạn nên sử dụng những đôi giày có chất liệu tốt để chân không bị đau nhiều dẫn đến móng chân bị đen.

- Tụ máu dưới móng: Quá trình tụ máu dưới móng rất có thể do bạn chịu tác động mạnh của lực. Lúc này dưới móng chân sẽ có máu tụ và móng chân của bạn bị đen cũng là điều dễ hiểu. 

- Nhiễm nấm: Móng bị nấm cũng khá dễ phát hiện ra. Móng bị biến thành các màu sắc như vàng, xanh tím, nâu, đen. Kèm theo đó là móng chân có mùi khó chịu

- Rối loạn sắc tố da khiến móng chân chuyển thành màu đen.

- Sử dụng sơn móng chân kém chất lượng: những loại sơn móng chân kém chất lượng và có những thành phần gây hại cho móng chân sẽ khiến cho móng chân bị đen

2. Cách trị móng chân bị đen

2.1. Xử lý máu tụ dưới móng chân

Nếu chân bạn bị tổn thương và diễn ra tình trạng máu tụ dưới móng chân thì bạn có thể xử lý như sau: 

- Tránh tác động lực lên móng chân bị tổn thương, hạn chế di chuyển và nên nghỉ ngơi

- Chườm đá: Chườm lên móng chân nếu chân bạn đang bị tê hoặc sưng

- Quấn băng xung quanh ngón chân bị thương. Với cách này có thể hạn chế được máu tụ dưới móng chân khiến móng chân bị đen

- Nằm ngủ kê chân để tránh đụng đến móng chân bị thương

2.2. Khám bác sĩ 

Nếu nghi ngờ chân đang gặp các tình trạng như nấm móng hoặc rối loạn sắc tố da hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để nhận được câu trả lời chuẩn xác và cách chữa trị tốt nhất.

Vậy làm sao để biết trường hợp bị rối loạn sắc tố da: trong quá trình chăm sóc cắt móng bạn thấy khi móng mới mọc ra vẫn diễn ra tình trạng móng chân bị đen hoặc đóm nâu thì có thể bạn đã gặp phải vấn để trên.

2.3. Sử dụng những sản phẩm sơn móng chân chất lượng

Nail chính là điều không thể thiếu trong công cuộc làm đẹp của nhiều chị em. Những sản phẩm sơn móng chân chất lượng an toàn cho sức khỏe chính là một trong những ưu tiên hàng đầu nếu bạn không muốn móng tay, móng chân bị những hư tổn không đáng có.

Không muốn móng chân bị đen thì hãy ưu tiên sử dụng những sản phẩm sơn móng tay có nguồn gốc, xuất xứ và thương hiệu. Inail tự hào là một trong những nơi cung cấp phụ kiện sơn móng tay chất lượng và an toàn cho sức khỏe của bạn. Tìm đến Inail không chỉ có móng chân đẹp mà còn xua tan nỗi lo móng chân bị đen.

3. Lưu ý khi chữa trị móng chân bị đen

Những lưu ý khi chữa trị móng chân bị đen

- Không nên sử dụng những loại thuốc chữa nấm chân khi chưa có sự thăm khám và kê toa của bác sĩ để tranh những điều không may xảy đến với móng cân của bạn. 

- Ngừng sử dụng sản phẩm sơn móng chân đang sử dụng khi phát hiện móng chân bị đen

- Bảo vệ móng chân trong thời gian móng chân chưa phục hồi

Móng chân bị đen là nỗi lo của nhiều bạn thì ngay sau bài viết này bạn biết mình nên làm gì để móng chân được trở lại bình thường rồi đấy! Đừng bao giờ ham rẻ mầ sử dụng những sản phẩm sơn móng kém chất lượng và có những hoạt chất độc hại làm hư móng và tổn hại đến sức khỏe nhé các cô nàng của Inail!

Hình ảnh móng chân đen dễ gặp ở người chạy bộ.

Móng chân đen có thể xấu về mặt thẩm mỹ nhưng là minh chứng cho một người thường xuyên luyện tập chạy bộ đường dài. Hiện tượng này thường gặp nhất ở những người mới tập với khối lượng nặng. Khi đó, chân phải hoạt động liên tục trong khoảng thời gian dài, các ngón chân trượt đi trượt lại trong giày, khiến ngón chân bị sung lên. Sự cọ xát của chân với tất và giày lâu này khiến phần dưới móng bị tụ máu, phồng rộp.

Máu và chất nhầy tụ lại làm móng chân tím đen. Lâu dần, móng chân đó sẽ bong ra và chờ một thời gian để mọc móng mới.

Nhiễm nấm móng chân cũng có thể gây ra sự thay đổi màu sắc ở móng từ xám sang xanh, nâu hoặc đen. Nếu móng chân của bạn không đột ngột đổi thành màu đen sau khi tập luyện hoặc sau khi làm rơi thứ gì đó trên ngón chân, đây rất có thể là nguyên nhân. Các phương pháp điều trị nấm mà không cần thuốc kê đơn luôn có sẵn, nhưng bạn có thể gặp bác sĩ nếu những cách này không hiệu quả sau vài tuần.

Cách xử lý móng chân đen

Nếu sau cuộc chạy, runner cảm thấy các đầu ngón chân sưng đau, có dấu hiệu máu tụ và làm móng bị đen lại... thì không cần lo lắng bởi đây là triệu chứng bình thường. Hãy theo dõi trong vòng vài ngày để xem các triệu chứng có giảm đi không.

Nếu chân sưng to hơn, móng chân đau nhức và không thể xỏ giày đi lại được cần tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ có thể xử lý vết máu bầm, tránh việc bị nhiễm trùng.

Lựa chọn giày và tất phù hợp giúp giảm nguy cơ đen móng chân.

Để tránh tình trạng này, runner nên chọn giày chạy phù hợp. Những người chạy lâu năm khuyên nên chọn giày lớn hơn chân một cỡ [ví dụ bạn thường đi giày cỡ 40 thì nên chọn giày chạy cỡ 41]. Vì trong quá trình chạy lâu, chân có xu hướng nở ra. Khi đó, nếu đi giày quá chật thì chân với giày sẽ cọ xát nhiều hơn, dẫn đến các hiện tượng trầy xước chân, tụ máu ở máu.

Tất cũng phụ kiện bạn nên để ý. Hãy chọn tất chạy chuyên dụng có chất liệu co giãn, thoáng mát để chạy được lâu và thoải mái hơn. Không đi các loại tất quá chật và có chất liệu nhiều sợi nilon, vì chúng sẽ khiến chân trượt đi trượt lại trong giày nhiều hơn.

Runner nên thường xuyên cắt tỉa móng chân ngắn thường xuyên, tránh để móng chân dài, cọ xát với tất, giày... dể làm bị sưng ngón chân và làm máu tụ.

Thành Dương [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề