Tại sao gọi là tháng giêng

Trong hệ thống chữ Nôm, chữ giêng (𦙫) có cấu tạo gồm 2 chữ nguyệt (月) và chính (正) của Hán ngữ.

Theo định nghĩa của Khang Hi tự điển, tháng giêng là “Nông lịch nhất niên đích đệ nhất cá nguyệt” (农历一年的第一个月), tức “tháng đầu tiên của năm nông lịch”, mà nông lịch tức là âm lịch (hay lịch ta) theo cách hiểu của người Việt, song âm lịch ở Việt Nam chỉ là một loại âm dương lịch, chứ không phải âm lịch thật sự như người Hồi giáo sử dụng.

Trong Hán ngữ, tháng giêng được gọi là chính nguyệt (正月). Chữ chính (正) còn có âm đọc là chinh, nghĩa là “đầu tiên, thứ nhất”, trong khi đó nguyệt (月) là tháng. Theo Đường vận, Vận hội và Chính vận, thiết âm của 正 là “chi thình/ thịnh thiết” (之盛切). Nếu đọc “chi thình thiết” thì chữ 正 sẽ phiên là chinh, còn đọc “chi thịnh thiết” thì phiên là chính. Do đó hiện nay cụm từ 正月 có hai cách đọc là chinh nguyệt và chính nguyệt.

Trong Hán Việt từ điển giản yếu (1957), Đào Duy Anh cho biết chính nguyệt (正月) là tháng giêng (tr.173), tuy nhiên có người phán rằng Đào Duy Anh đã nhầm khi gọi tháng giêng là chính nguyệt, phải gọi là chinh nguyệt mới đúng. Theo chúng tôi, phản biện này không chuẩn xác, bởi vì, trong Khang Hi tự điển, chữ 正 được đọc giống như chữ chính/ chánh (政), như vậy, cách phiên thiết chuẩn nhất là chính chứ không phải chinh, còn phiên là chánh là do người Nam bộ đọc trại.

Tháng giêng có thật sự là tháng đầu tiên của năm? Theo truyền thuyết, lịch Trung Quốc do Hoàng Đế phát minh, xuất hiện từ tiền thiên niên kỷ 1 TCN, về sau thay đổi khá nhiều. Lịch nhà Hạ lấy tháng giêng là tháng đầu tiên trong năm; lịch nhà Thương lấy tháng 12 làm tháng đầu tiên; lịch Chu lấy tháng 11; còn lịch nhà Tần lại lấy tháng 10 làm tháng đầu tiên. Hiện nay, ở Việt Nam tháng giêng được gọi là tháng dần; Trung Quốc gọi là kiến dần (建寅); Nhật Bản gọi là mutsuki (睦月/むつき: mục nguyệt) - nghĩa là tháng giêng hay tháng hòa kính, hòa thuận. Theo cách tính của Trung Quốc thời cổ đại, ngày 1 tháng giêng là ngày con gà, ngày 2 là ngày con chó, ngày 3 là con heo, ngày 4 là con dê, ngày 5 là con bò, ngày 6 là con ngựa, còn ngày 7 là ngày… con người (the human). Ở Việt Nam, 10 ngày đầu tiên của tháng giêng đều được gọi là mồng (chữ Nôm: 夢, 蒙), ví dụ ngày mồng 1 (Tết Nguyên đán), kế tiếp là ngày mồng 2, mồng 3... Không riêng gì tháng giêng, 10 ngày đầu của các tháng còn lại trong năm đều được gọi là mồng (mồng 1 đến mồng 10). Ngày mồng có nghĩa là ngày tối, vì thông thường 10 ngày đầu của mỗi tháng trời không sáng tỏ (lúc chạng vạng), đến ngày thứ 11 mới dần sáng hơn. Ở miền Nam, người ta thường đọc mồng thành mùng là theo cách phát âm chữ mông (曚) của người Quảng Đông: mung (số 4 biểu thị cho dấu huyền).

\n

Chữ giêng từ đâu ra? Xin thưa là do sự biến đổi ngữ âm của tiếng Việt theo thời gian. Chữ giêng là biến âm của chữ chính/ chinh (正). Phụ âm đầu ch thường biến thành gi (chăng - giăng, chằng - giằng…), còn phần vần inh biến thành iêng như trong cái chinh thành cái chiêng - một loại nhạc cụ gõ (còn gọi là chinh trong những phương ngữ ở Tây Nguyên). Từ “khảng chiêng” trong tiếng Mường có nghĩa là tháng giêng trong tiếng Việt (Từ điển Mường - Việt của Nguyễn Văn Khang, 2002).

Xin lưu ý, trong âm lịch, tháng giêng không phải là tháng một như nhiều người nghĩ, bởi vì tháng giêng là tháng dần, còn tháng một là tháng tý, tức tháng mười một. Điều này có lý do của nó. Vào thời nhà Chu bên Tàu, tháng đầu tiên của năm là tháng tý, tuy nhiên đến cuối năm Nguyên Phong thứ 7 (104 TCN), Hán Vũ Đế quyết định áp dụng lịch Thái Sơ, lấy tháng dần làm chính nguyệt (tháng bắt đầu) của năm, nếu tính tiếp thì tháng tý trở thành tháng mười một.

Cuối cùng, ai cũng biết rằng ngày đầu tiên của tháng giêng là ngày mồng 1 Tết Nguyên đán. Theo nguyên tắc, tháng giêng âm lịch không được phép nhuận, nghĩa là không thể ăn 2 Tết Nguyên đán trong cùng một tháng. Tuy nhiên, trong quá khứ, vào năm Quý Hợi (1803), lịch Việt Nam cho thấy có nhuận tháng giêng. Còn trong tương lai, đến năm Mậu Thân (2148) lại nhuận vào ngày mồng 1 tháng giêng (chủ nhật, 21.1.2148) và mồng 1 tháng giêng (thứ ba, 20.2.2148).

Tin liên quan

  • Lắt léo chữ nghĩa: Chữ tịnh [𠀤]
  • Lắt léo chữ nghĩa: Phải chăng 'lầu xanh' là nhà chứa gái mại dâm?
  • Lắt léo chữ nghĩa: Dịch sai từ quyển từ điển nghiêm túc

Trong 12 tháng trong năm, ông bà ta thường quen gọi một vài tháng với cái tên khác. Quen thuộc nhất là tháng Giêng và tháng Chạp. Vậy tháng Giêng là tháng mấy? tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi như vậy? Hãy để Wikiaz giải đáp cho bạn trong bài viết sau đây nhé.

Tháng Giêng là tháng 1 âm lịch, đây là cách gọi dân gian của ông bà ta từ xa xưa

Tại sao gọi là tháng giêng
Tết Nguyên tiêu rằm tháng Giêng

Tại sao lại gọi tháng 1 âm lịch là tháng Giêng?

Câu trả lời cho thắc mắc này cần phải được giải đáp bằng những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa. Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.

“Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó” – GS nói.

GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”.

Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng (mồng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng (tháng 1 âm lịch) là tháng không được nhuận.

XEM THÊM: Tại sao có ngày nhuận 29/2? Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Tại sao gọi là tháng giêng
Người dân nô nức đi lễ hội đầu năm

Tháng Giêng là tháng mà người ta luôn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ làm điều xấu, kiêng kỵ những điều không may vì quan niệm rằng những điều không tốt sẽ người ta bị dông cả năm.

Một tục lệ rất tốt đẹp của dân tộc ta trong tháng Giêng đó là đi lễ chùa đầu năm cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt. Tháng Giêng là tháng của những lễ hội, là thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm, chẳng thê mà có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Người ta đi thăm, đi chơi, đi thưởng thức hương vị những ngày đầu xuân với tâm trạng hân hoan, phấn khởi để mong những điều tốt đẹp, thuận lợi sẽ đến trong năm mới.

2. Tháng Chạp là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng chạp?

Tháng chạp là tháng mấy?

Tháng chạp là tháng 12 âm lịch. Ngoài tên gọi tháng Chạp, tháng cuối năm âm lịch này còn được gọi là tháng Củ mật.

Tại sao gọi là tháng giêng
Ngày 23 tháng Chạp với tục cúng ông Táo về trời

Tại sao tháng 12 âm lại gọi là tháng Chạp?

Việc gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất

Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cho biết: Chữ “Chạp” trong chữ Nôm của ông cha ta bắt nguồn từ chữ “Lạp” trong tiếng Hán. Tại Trung Quốc, tháng 12 âm lịch còn được gọi là Lạp Nguyệt. Khi nhắc tới chữ “Lạp” tức là nói tới hành động đi “Chạp mả”, đi thăm và dọn dẹp, sửa soạn lại mồ mả cho tổ tiên.

Tại sao gọi là tháng giêng
Người dân đi “chạp mả” dọn dẹp và mời người đã khuất về ăn Tết cùng gia đình

Thời điểm cuối năm cận Tết Nguyên đán, cả người Trung Quốc và người Việt đều đi thăm mộ, dọn dẹp mộ tổ tiên để mời những người quá cố về ăn Tết cùng gia đình. Đây là hành động mang ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo, tưởng nhớ tới người đã mất và uống nước nhớ nguồn.

Thứ hai

Chữ “Lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là Thịt. Thời gian cuối năm để chuẩn bị cho mùa đông buốt giá người ta phải tích trữ lương thực. thực phẩm để đương đầu với đói rét mà ở đây thịt là nguồn thực phẩm quan trọng. Người Việt chúng ta quen thuộc với chữ “Lạp” trong từ “Lạp xưởng”. Thực chất “Lạp xưởng” bắt nguồn từ món “Lạp trường” của người Hoa – một món ruột ban đầu dùng để cúng.

Tại sao tháng Chạp còn được gọi là tháng Củ mật?

GS, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền cũng cho biết thêm, tháng 12 âm lịch còn được gọi là “tháng Củ mật”. Củ mật ở đây không phải là tên một loại củ mà là một từ Hán Việt.

  • Củ có nghĩa là kiểm trong từ kiểm soát, kiểm tra
  • Mật trong từ cẩn mật

Tháng củ mật ý nói tháng gần Tết Nguyên đán là tháng làm ăn tích cực của cả người tốt và người xấu để chuẩn bị cho cái Tết trước mắt. Người lương thiện làm việc vất vả dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lơ là, mất cảnh giác. Kẻ xấu cũng nhân cơ hội đó mà tăng cường trộm cáp, vơ vét tài sản của người khác. “Củ mật” là muốn nhắc nhở nhau kiểm soát, cảnh giác để tránh bị mất cắp, mất trộm, cháy nhà, tai họa trong thời gian này.

Vậy là Wikiaz vừa giải đáp cho các bạn thắc mắc tháng Giêng là tháng mấy, tháng Chạp là tháng mấy? Đồng thời cũng giải thích tại sao 2 tháng này lại có tên gọi như vậy. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hưu ích. Nếu có bất cứ đóng góp nào hãy Comment xuống dưới nhé.