Tại sao có tình trạng chào thầu vượt giá

Điều kiện để một nhà  thầu được đề nghị trúng thầu đối với một gói thầu xây lắp là giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu này không được vượt giá gói thầu (dự toán gói thầu). Xin hỏi là giá đề nghị trúng thầu thấp hơn dự toán gói thầu ở mức độ nào là chấp nhận được theo quy định của Nhà nước về đấu  thầu?  
 

Trả lời:

Đúng như bạn đã đề cập, điều kiện để một nhà thầu được đề nghị trúng thầu đối với gói xây lắp, mua sắm hàng hóa (HSMT được quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu Theo đó, nhà thầu xếp thứ nhất (điều kiện cần) phải có giá đề nghị trúng thầu ≤ giá gói thầu (điều kiện đủ) thì mới đủ điều kiện để được đề nghị trúng thầu. Đối với gói xây lắp thì giá gói thầu được thay bằng dự toán dù dự toán có cao hơn hay thấp hơn giá gói thầu (đã có trước đây) được sử dụng thay cho giá gói thầu (theo Khoán 2 Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP). Nhưng bạn muốn tìm hiểu mức độ thấp hơn dự toán bao nhiêu là chấp nhận được theo quy định? Đây cũng là sự băn khoăn của một số người e ngại rằng khi nhà thầu trúng thầu với giá dự thầu quá thấp thì không đủ khả năng thực hiện hợp đồng, dẫn đến không đảm bảo tiến độ của gói thầu làm ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Để trao đổi về vấn đề này, chúng ta cần thống nhất hiểu về một số nội dung liên quan: 
1. Về giá gói thầu (dự toán gói thầu) trong đấu thầu xây lắp Giá gói thầu (dự toán) là lẻng chi phí để biến nội dung gói thầu nằm trên giấy trở thành hiện thực trên cơ sở tính toán của chủ đầu tư. Giá gói thầu là một nội dưng trong kế hoạch đấu thầu được người có thẩm quyền (người quyết định đầu tư) phê duyệt. Còn dự toán gói thầu lại thuộc trách nhiệm xem xét, phê duyệt của chủ đầu tư. Khi giá gói thầu được xây dựng trên cơ sở tổng mức đầu tư (tổng vốn đầu tư)  sau đó mới xác định dự toán  dựa trên thiết kế kỹ thuật  hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì trị giá của dự toán luôn  chính xác hơn giá gói thầu. Chính vì vậy, tại Khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP quy định dự toán sẽ thay thế cho giá gói thầu duyệt trước đó dù dự toán này cao hơn hay thấp hơn giá gói thầu đã duyệt. Nghĩa là điều kiện đủ để nhà thầu xây lắp được đề nghị trúng thầu là giá đề nghị trúng thầu không được vượt dự toán gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt theo quy định. 
2. Về giá dự thầu của nhà thầu Giá dự thầu do nhà thầu đề xuất là toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu theo các nội dung, yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu (HSMT). Cơ cấu giá dự thầu sẽ được chỉ rõ trong HSMT phù hợp với cơ cấu của giá gói thầu để việc so sánh sau này giữa giá dự thầu và giá gói thầu là trên cùng một mặt bằng. Nhà thầu chịu trách nhiệm về cơ cấu và các con số tạo nên giá dự thầu. Giá dự thầu được nêu trong hồ sơ dự thầu (HSDT) kèm theo bảo đảm dự thầu chính là sự cam kết của nhà thầu đối với việc thực  hiện. Nhà thầu muốn được  trúng thầu thì HSDT phải đảm bảo các nội dung vế pháp lý, đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật (căn cứ tiêu chuẩn đánh giá trong HSMT) đồng thời nhà thầu phải đưa ra chi phí (giá dự thầu) để thực hiện các nội dung, yêu cầu trong HSMT, ở mức cạnh tranh, nghĩa là không thể cao hơn các nhà thầu khác và không vượt giá gói thầu. Ngoài ra khi xây dựng giá dự thầu, nhà thầu phải tính toán sao cho không rơi vào tình trạng có lỗi số học (lỗi của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác) hoặc sai lệch (thừa/ thiếu so với yêu cầu của HSMT) vượt quá mức cho phép quy định tại Điếu 45 Luật đấu thầu. Do nguồn tiến để hoàn trả  cho chi phí để thực hiện gói  thầu thuộc Nhà nước nên để  đạt được các mục tiêu hiệu  quả kinh  tế, trong Luật đấu ( thầu quy định khi nhà thầu  xếp thứ nhất trong một cuộc  thầu có giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi,  sau hiệu chỉnh sai lệch)  không được vượt giá gói  thầu (Điều 38 Luật đấu thầu)  thì mới đủ điều kiện để được  đề nghị trúng thầu. Nội dung  này cũng được nhấc lại trong  MSMT để làm cơ sở cho việc  lựa chọn nhà thầu trứng thầu Như vậy, một khi giá gói thầu (dự toán) là đủ căn cứ tin cậy, giá dự thầu của nhà thầu đề nghị trúng thầu cũng có đủ căn cứ thuyết phục, lại đám bảo không vượt giá gói thầu thì kết quả lựa chọn nhà thầu thực sự là mỹ mãn. Tất nhiên, giá đề nghị trúng thầu càng thấp so với giá gói thầu thì càng tốt, càng tiết kiệm chi phí cho dự án nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp một cách bất thường thì trước khi  phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa ra các biện pháp xử lý để đảm bảo khả thi trong thực hiện  (Điều 70 Nghị định 85/2009/NĐ-CP). Hiện tại, không có quy định nào cho    phép mức độ thấp phải là  bao nhiêu thì mới được chấp nhận bởi lẽ mọi việc đã được mổ xẻ rõ ràng. Tuy nhiên, cũng dè chừng trong một số trường hợp nhà thầu chào giá thấp, giải thích nghe qua thì có lý song vẫn còn những phân vân thì thực hiện theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP (Khoản 10 Điều 70) với cách xử lý như sau: "Trường hợp giá đề nghị trúng thầu do bên mời thầu đề nghị thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu, hoặc dự toán được duyệt thì trước khi phê duyệt kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể đưa ra các biện pháp phù hợp như thành lập tổ thẩm định liên ngành để thẩm định kỹ hơn về HSDT của nhà thầu hoặc đưa ra các biện pháp phù hợp trong hợp đồng để đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện". Tóm lại, hiện chưa có quy định cứng của Nhà nước cho phép loại bỏ nhà thầu có giá dự thầu thấp mà với trường hợp này vẫn tiến hành đánh giá bình thường và tìm các giải pháp thích hợp để đưa ra quyết định.        

(Nguồn Báo Đấu thầu số 256 ngày 24/12/2013)