Tác hại của ép xung CPU

Ép xung là gì?Trong thời đại công nghệ thay đổi và cải tiến liên tục, phương pháp ép xung được sử dụng nhằm nâng cấp hệ thống máy tính. Theo chia sẻ của nhiều bạn đã từng ép xung cho laptop, ép xung CPU chia sẻ rằng phương pháp này có có những hạn chế nhất định nhưng đảm bảo sẽ mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng, nhất là những người yêu công nghệ. Vậy ép xung là gì và có nên sử dụng phương pháp này không. Nếu có thì cần lưu ý những gì khi ép xung máy tính ?

TÓM TẮT NỘI DUNG

  • I. Ép xung là gì?
  • II. Có nên ép xung máy tính không?
    • 1. Ưu điểm
    • 2. Nhược điểm
  • III. Các bộ phận có thể ép xung trong máy tính
    • 1. Ép xung GPU
    • 2. Ép xung CPU
    • 3. Ép xung RAM
  • IV. Những lưu ý khi ép xung máy tính

Ép xung là một phương pháp phổ biến, giúp thúc đẩy CPU, RAM, GPU hay một bộ phận nào của máy tính, laptop có thể hoạt động với cấu hình mạnh hơn so với mức tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà sản xuất đề ra. Nhờ vậy mà máy tính hoặc laptop của bạn có thể đạt được tốc độ xử lý nhanh và mạnh mẽ hơn bình thường. 

Tác hại của ép xung CPU
Ép xung máy tính là gì mà lại có thể tăng đến 25% hiệu năng sử dụng

Việc ép xung sẽ dẫn đến những thay đổi về điện năng, điện áp, bộ nhớ, nhân hay các chỉ số giá trị hệ thống khác, như vậy mới có thể giúp cho bộ phận đó có thể chạy ở thông số cao hơn, làm tăng hiệu năng hoạt động tối đa cho máy tính của bạn.

II. Có nên ép xung máy tính không?

Qua phần chia sẻ về khái niệm ép xung là gì vừa nêu trên, hẳn là bạn đang thắc mắc khi ép xung máy tính có để lại rủi ro hay tỉ lệ thành công như thế nào.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn giữa việc nên hoặc không nên ép xung máy tính, chúng ta cùng nhau phân tích những ưu – nhược điểm của phương pháp này nhé.

1. Ưu điểm

Khi ép xung máy tính bạn sẽ có được những điểm lợi sau:

  • Giúp máy tính và laptop cải thiện hiệu năng hoạt động tối đa.
  • Tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với việc thay đổi card đồ họa hoặc thay RAM,…
  • Giúp máy tính và laptop chạy nhanh hơn, mượt hơn.
  • Giúp các thiết bị, linh kiện được nâng cấp hiệu quả hơn.
Tác hại của ép xung CPU
Ép xung là giải pháp nâng cấp máy tính tiết kiệm nhất

2. Nhược điểm

Khi sử dụng phương pháp ép xung, chúng ta cũng gặp một số trường hợp rủi ro sau:

  • Việc luôn ép xung có thể dẫn đến việc hư hỏng phần cứng, các linh kiện và thành phần khác của máy tính. Đồng thời tuổi thọ của máy cũng giảm đi đáng kể.
  • Khi ép xung, các linh kiện trên main sẽ lan tỏa một lượng nhiệt dư thừa. Nếu không có hệ thống làm mát phụ trợ rất dễ gặp sự cố do quá nhiệt, tệ nhất là có thể làm hỏng phần cứng vĩnh viễn. 
  • Sau khi ép xung, mức tiêu thụ điện năng sẽ tăng như vậy máy sẽ mất đi khả năng tiết kiệm năng lượng vốn có. 
  • Khi phần cứng máy tính bị ép xung, trừ khi bạn được hỗ trợ ép xung từ nhà sản xuất nếu không bạn sẽ không nhận được sự bảo trì từ nhà sản xuất khi mắc lỗi do ép xung.

III. Các bộ phận có thể ép xung trong máy tính

Trong máy tính, có 3 bộ phận thường xuyên được ép xung nhất chính là CPU, RAM, GPU. 

1. Ép xung GPU

Trước hết chúng ta cần tải trình điều khiển của AMD. Tiếp đến, chúng ta cần xác định vị trí điều khiển xung nhịp cho GPU.

Bạn hãy thực hiện di chuyển khoảng 5MHz đến 10MHz mỗi lần để giúp GPU kịp thời thích ứng. Sau khi máy tính khởi động lại bạn hãy kiểm tra xem card màn hình vận hành có tốt không, có phù hợp hay có lỗi gì không nhé.

2. Ép xung CPU

Tốc độ chip CPU được tính bằng phép nhân tốc độ xung nhịp với hệ số nhân. Do đó, để nâng cao hiệu năng cho máy tính chúng ta cần làm tăng các giá trị này.

Đối với các máy đang dùng bộ vi xử lý không khóa thì bạn hãy mở khóa để máy được nâng cấp tốt hơn. Đối với bộ xử lý Core i7-2600K, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi thông số từ Performance.

Bạn chỉ cần khởi động máy tính vào trong BIOS rồi tăng hệ số nhân sau đó lưu lại. Cuối cùng bạn khởi động vào Windows là xong. 

Tác hại của ép xung CPU
Ép xung CPU có thể dẫn đến sự hoạt động thiếu ổn định hơn

3. Ép xung RAM

Để ép xung Ram bạn cần xem thông số kỹ thuật bằng cách khởi động tiện ích CPU-Z, chọn thẻ SPD. Rồi bạn hãy khởi động lại máy tính, vào BIOS chọn trình Performance hoặc Configuration.

Điền các thông tin cấu hình vào bộ nhớ rồi vô hiệu hóa các thông tin mặc định. Lưu thay đổi khi quá trình hoàn thành. Bạn đừng quên thoát khỏi BIOS và kiểm tra lại các ứng dụng trong Windows để xem hiệu quả ép xung nhé.

IV. Những lưu ý khi ép xung máy tính

Để quá trình ép xung máy tính diễn ra thuận lợi và hạn chế được những rủi ro, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Bộ quạt tản nhiệt sẵn có trong máy, nhất là laptop sẽ không thể đáp ứng được khi nhiệt độ tăng quá cao trong quá trình ép xung. Do vậy, chúng ta nên chuẩn bị thêm bộ tản nhiệt, giúp cho phần cứng máy tính an toàn hơn trong quá trình ép xung.
Tác hại của ép xung CPU
Ép xung Laptop dễ gặp sự cố hơn máy tính bàn do quạt tản nhiệt không đủ mạnh
  • Việc ép xung có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành – bảo trì của bạn, mặc dù việc ép xung diễn ra thành công. Do vậy, nếu máy tính của bạn đang mới, hãy liên hệ với nhà sản xuất để hỏi rõ về quyền lợi này trước khi quyết định thực hiện ép xung. 
  • Ép xung chỉ là một trong số những giải pháp nâng cấp máy tính và bạn cần chuẩn bị tâm lý rằng, ép xung chỉ giúp cải thiện phần nào khả năng hoạt động của máy tính. Còn về tổng thể, ép xung không thể cải thiện được hiệu suất tổng thể của máy tính. Do vậy, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác để nâng cao tốc độ xử lý. 

Bây giờ thì tất cả những thắc mắc của bạn bao gồm ép xung là gì và những vấn đề có liên quan đã được giải đáp rồi nhé.

Theo kinh nghiệm của các bạn đam mê công nghệ thì việc ép xung này chỉ có tác dụng thỏa mãn trí tò mò nhiều hơn là lợi ích tổng thể và nó có thể gây hại cho máy tính. Hy vọng bạn sẽ có lựa chọn chuẩn xác hơn giữa việc ép xung máy tính hay nâng cấp bằng các phương pháp khác.