Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/co-nen-chuom-nong-tan-mau-bam/

Các chấn thương xảy ra ở các mạch máu bị tổn thương làm xuất hiện các vết bầm tím và chúng cần thời gian để hồi phục. Có một số cách để có thể làm tan máu bầm. Và nhiều người có thể băn khoăn liệu chườm nóng tan máu bầm được không? Chườm nóng giảm sưng không? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến việc làm tan máu bầm.

Vết bầm tím, hoặc vết sưng tấy là sự đổi màu da do chấn thương da hoặc mô. Các vết thương này làm phá hủy các mạch máu bên dưới da, khiến máu bị rò rỉ và ứ đọng lại dưới da. Do đó, xuất hiện các vết bầm tím. Việc xuất hiện các vết bầm tím khá phổ biến do nhiều nguyên nhân như ngã, tai nạn, chấn thương thể thao hoặc thủ thuật y tế.

Ngoài ra, bạn có thể dễ bị bầm tím hơn nếu:

Nhiều người cho rằng chườm nóng làm tan máu cục. Tuy nhiên, không phải lúc nào chườm nóng tan máu bầm, chườm nóng giảm sưng cũng đúng. Nếu chườm nóng không đúng thời điểm sẽ làm tăng sự chảy máu, phù nề và bầm tím nhiều hơn. Như đã trình bày ở trên, bầm tím xảy ra thường do các chấn thương mạch máu khiến máu chảy và tụ dưới da. Nếu lúc mạch máu vừa mới tổn thương, quá trình chảy máu đang diễn ra, việc chườm ấm sẽ làm mạch máu giãn nở, do đó, máu sẽ chảy và tụ nhiều hơn dưới da làm chỗ chấn thương bị bầm tím và phù nhiều hơn. Việc chườm nóng tan máu cục chỉ nên thực hiện sau khi bị thương vài ngày, tức là lúc máu đã bị đông lại.

Như vậy, không phải chườm nóng là biện pháp nên áp dụng ngay khi bị chấn thương để giảm bầm tím và sưng. Vậy, làm thế nào để tan máu bầm trên da? Thông thường, các vết bầm tím sẽ biến mất trong vòng 10 ngày đến 2 tuần mà không cần điều trị. Một số vết bầm tím và tụ máu nghiêm trọng có thể kéo dài một tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, có một số mẹo để giúp vết bầm nhanh tan gồm:

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và kê cao vùng bị thương để ngăn ngừa sưng tấy, giúp giảm đau.
  • Thực hiện chườm đá: Chườm đá trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương. Mục đích của chườm đá là làm co mạch và làm chậm lưu lượng máu đến khu vực bị thương, do đó, đỡ bầm tím hơn. Nước đá cũng cũng giúp giảm sưng và giảm đau. Cách chườm lạnh an toàn là cho đá và một chiếc túi nilon là dùng khăn sạch quấn lại. Lưu ý là không bao giờ được pháp chườm đá trực tiếp lên da. Chườm đá không quá 15 phút mỗi lần, thực hiện lặp lại một vài lần trong một đến hai ngày đầu. Nếu bầm tím ở vùng mắt, lưu ý là không đè lên nhãn cầu và phải dùng khăn sạch để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng mắt. Nếu bạn không có đá viên, bạn có thể dùng túi đá hoặc khăn lạnh nhưng tránh dùng thịt sống đông lạnh hoặc bất kì thực phẩm đông lạnh nào vì vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Thực hiện chườm ấm: Sau hai ba ngày, bạn có thể chườm nóng để thúc đẩy lưu thông máu ở các mạch máu khỏe mạnh xung quanh vết bầm. Cố gắng chườm trong 15 phút ba lần một ngày. Lúc này, chườm nóng tan máu bầm nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chườm ấm quá sớm có thể có tác dụng ngược lại. Với quan điểm chườm nóng giảm sưngchườm nóng tan máu bầm, nhiều người chườm ấm hoặc thoa dầu nóng lên chỗ chấn thương. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng việc chườm nóng cũng như tắm nước nóng trong vòng hai hoặc ba ngày đầu sau bầm tím có thể gây chảy máu và sưng tấy nhiều hơn do chườm nóng làm giãn mạch.
  • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp bị thương nặng và bầm tím nhiều, bạn có thể cần sử dụng thêm thuốc giảm đau như paracetamol.
  • Chế độ ăn: Thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất lành mạnh giúp cơ thể tự chữa lành vết thương nhanh hơn. Ví dụ bổ sung trái cây và rau quả giàu vitamin C như là ổi, cam, chanh,...
  • Uống nhiều nước: việc giữ cho cơ thể đủ nước bằng nước hoặc các loại trà thảo mộc cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó, giúp làm tan máu bầm tốt hơn.
  • Tạm dừng việc hút thuốc là vì thuốc lá làm chậm quá trình hồi phục của da và cơ thể.

Như vậy, khi bị các chấn thương làm tụ máu, lúc đầu, bạn nên chườm lạnh trước trong vòng từ hai đến ba ngày rồi sau đó bạn có thể chườm nóng tan máu cục để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, làm lành vết thương và xóa tan vết bầm tím.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm

Nhà thuốc Jio- Nhà thuốc Tin cậy

Mọi lúc, Mọi nơi

Có bao nhiêu loại THUỐC TAN MÁU BẦM đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài công dụng đánh tan vết bầm tím, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại tuýp bôi da tan máu bầm ngay trong nội dung bên dưới đây.

Hiện tượng máu bầm, hay còn gọi là bầm tím, tụ máu, thường là do một chấn thương da phổ biến hoặc do các mạch máu vận chuyển máu của cơ thể bị vỡ. Khi mạch máu vỡ do tổn thương hay suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi vành mạch và thoái hóa, gây ra các vết bầm đen, vàng hay xanh trên da.

Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm
Vết bầm tím trên da

Tuy đa số không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trừ một vài trường hợp báo hiệu bệnh lý nguy hiểm, nhưng vết máu bầm giống như một vết sẹo thâm, làm mất mỹ quan và sự tự tin của mỗi người. Vì lý do đó, Medplus sẽ gửi đến bạn danh sách các loại thuốc thoa da làm tan vết bầm tím tốt.

Danh sách các thuốc trị tan máu bầm tốt được khuyên dùng hiện nay

THUỐC TAN MÁU BẦM nào tốt và hiệu quả hiện nay bạn có thể lựa chọn sử dụng cho bản thân? Với sự đa dạng của các loại thuốc hiện nay thì chắc hẳn bạn đang có rất nhiều sự lựa chọn khi mua thuốc. Để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa và đứng chờ để được giới thiệu ở các nơi bán thuốc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc dạng kem bôi máu bầm an toàn dưới đây.

1. Hirudoid – Thuốc chất kem thoa tan vết máu bầm của Mỹ

Hirudoid thuộc nhóm OTC, là thuốc dạng gel chữa vết bầm hiệu quả đến từ Hoa Kỳ.

Thành phần có trong thuốc Hirudoid tan vết tụ máu, bầm đen

Sản phẩm được bày bán trên thị trường dưới hai loại: tuýp thuốc 20g và tuýp thuốc 40g. Mỗi gram thuốc chứa thành phần chính bao gồm: Ester Acid Polysulfuric hàm lượng 3mg.

Công dụng chữa tụ máu của Hirudoid

Với thành phần MPS (tức mucopolysacarit) tương tự như MPS tự nhiên có trong cơ thể ở lớp hạ bì của da, tuýp thuốc bôi Hirudoid  giúp chữa lành các vết bầm tím nhanh và hiệu quả. Thuốc còn có tác dụng giúp cải thiện và điều hòa lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể. Đồng thời, chức năng tăng sợi collagen và elastin trong các mô liên kết của thuốc hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo mô tốt, giúp tăng tốc độ hấp thụ chất giảm vết bầm, giảm sưng và giảm viêm.

Thuốc không chỉ có tác dụng đối với vết tụ máu mà còn có tác dụng đối với các vết bong gân, sẹo và các tình trạng viêm khác nhau của tĩnh mạch.

Cách sử dụng thuốc thoa Hirudoid để làm tan máu bầm hiệu quả

  • Thoa một lớp mỏng thuốc lên vùng bị bầm tím
  • Nhẹ nhàng massage để chất thuốc thẩm thấu tốt

Sử dụng thuốc 1 – 2 lần/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm
Hirudoid bôi da của Hoa Kỳ

2. Thuốc Đông y Việt – Long Huyết P/H

Long Huyết P/H thuộc nhóm OTC, là phương thuốc chữa tan máu bầm chiết xuất từ các thành phần thảo dược.

Thành phần có trong viên nang Long Huyết P/H

Thành phần thảo dược chính trong thuốc được chiết xuất là vỏ thân hóa gỗ màu đỏ của cây Dracaenae Cambodianae già, thành phẩm mỗi viên thuốc chứa:

  • Cao khô tinh chế ………………………………………….. 0.28g
  • Tá dược …………………………………………………………… vừa đủ

Công dụng của thuốc viên Long Huyết P/H trong việc làm tan máu bầm có tốt không?

Với cơ chế hoạt huyết chỉ thống, tán ứ tiêu sưng, giảm phù nề và chỉ huyết sưng cơ, Long Huyết P/H giúp điều trị làm tan vết tụ máu nhanh và hiệu quả. Đồng thời, thuốc còn được chỉ định đặc trị các nội thương, ví dụ như: tiêu sưng, giảm đau, cầm máu, giúp nhanh lành vết thương do dao kiếm, bị té ngã… gây bầm tím, sưng đau.

Liều dùng đối với thuốc Long Huyết P/H để trị tụ máu và vết bầm tím

  • Đối với trường hợp bầm tím, chấn thương nhẹ: uống 4 viên/lần x 2 lần/ngày
  • Đối với trường hợp chấn thương, tụ máu nặng: uống 4 viên/lần x 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối).
Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm
Đông y Long Huyết P/H

3. Viên nén bao phim Alpha Choay

Alpha Choay, tên đầy đủ là Alphachymotrypsin Choay, thuộc nhóm ETC, là thuốc viên có công dụng tan máu bầm của nhóm thuốc giảm đau hạ sốt.

Thành phần của viên uống Alpha Choay

Mỗi viên nén Alpha Choay chứa các thành phần như sau:

  • Chymotrypsin hay alphachymotrypsin 21µkatals (hay 25 đơn vị C.Hb/viên).
  • Tá dược.

Công dụng chữa tụ máu của thuốc có tốt không?

Với đặc tính chống phù nề và kháng viêm, thuốc giúp điều trị các biểu hiện phù nề sau chấn thương hay sau phẫu thuật, ví dụ như:

  • Tụ máu, bầm tím
  • Tổn thương mô mềm
  • Chấn thương cấp
  • Bong gân
  • Phù nề mi mắt
  • Chuột rút

Liều dùng phù hợp đối với thuốc là gì?

Thuốc chỉ được uống khi có đơn kê của bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới hai dạng:

  • Đường uống: uống 2 viên/lần x 3-4 lần/ngày, uống với nhiều nước
  • Ngậm dưới lưỡi: ngậm 4-6 viên chia đều ra nhiều lần trong ngày để thuốc tan từ từ.
    Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm

4. Thuốc dạng lỏng bôi Arnican Gel đến từ Pháp

Arnican Gel thuộc nhóm OTC, được sản xuất tại Pháp với công dụng đánh tan vết bầm tím, thâm tím.

Thành phần có trong tuýp thuốc tan máu bầm Arnican Gel

Thuốc được điều chế từ thành phần thảo dược tự nhiên của Pháp, cụ thể là chiết xuất cây kim sa.

Công dụng của Arnican Gel là gì?

Thuốc được chỉ định để xóa tan các vết tụ máu và vết bầm tím, đặc biệt hữu dụng đối với những gia đình có con nhỏ đang tập đi hoặc các vận động viên thể thao.

Sử dụng thuốc bôi da chữa tụ máu Arnican Gel như thế nào để hiệu quả được tốt nhất?

  • Thoa một lớp mỏng gel Arnican lên vùng bị đau hoặc da bầm tím
  • Massage nhẹ nhàng cho thuốc thẩm thấu

Nên sử dụng thuốc càng sớm đối với vết thương càng tốt, và bôi với tần suất 2-3 lần/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm
Tuýp thuốc bôi da Arnican Gel của Pháp

5. Gel thoa da Arnicare Bruise của Mỹ

Arnicare Bruise thuộc nhóm OTC, là tuýp thuốc chất kem giúp giảm đau, sưng tấy và tan máu bầm.

Thành phần có trong tuýp thuốc đánh tan vết máu bầm Arnicare Bruise

Thành phần hoạt tính của thuốc:

  • Arnica montana 1X HPUS 7%

Thành phần không hoạt tính:

  • Rượu chiết xuất từ cây Arnica Montana
  • Carbome
  • Nước tinh khiết
  • Natri Hidroxit

Công dụng của thuốc Arnicare Bruise trong việc làm tan máu bầm có tốt không?

Cùng với thành phần chiết xuất cây Arnica Montana nguyên tươi, thuốc Arnicare Bruise giúp điều trị hiệu quả các vết máu bầm, tụ máu, bầm đen trên da. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm đau và sưng do chấn thương nhẹ.

Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm
Arnicare Bruise – một sản phẩm của Hoa Kỳ

6. Viên uống giảm sưng Op.Zen

Op.Zen là thuốc giảm sưng đau và tan máu bầm do chấn thương. Thuốc thuộc nhóm OTC.

Thành phần của thuốc viên Op.Zen chữa tan máu bầm

Thành phần có trong mỗi viên nang cứng bao gồm:

  • Cao Tô mộc lượng tương đương cao khô …………………………………………160mg.
  • Tá dược vừa đủ

Công dụng chữa bệnh của Op.Zen

Thuốc viên Op.Zen được chỉ định để điều trị các trường hợp tích tụ máu, bầm tím bầm đen trên da. Đồng thời, thuốc còn có công dụng giảm sưng giảm đau cho tình trạng chấn thương.

Liều dùng của thuốc để trị tan máu bầm là bao nhiêu?

Liều dùng khuyến nghị của thuốc cụ thể như sau:

  • Đối với người lớn: uống 2 viên/lần x 2-3 lần/ngày
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng nửa liều của người lớn

Xem chi tiết tại đây

Tác dụng phụ của thuốc tan máu bầm
Viên nang cứng Op.Zen đánh tan vết tụ máu

Kết luận

Danh sách các loại THUỐC TAN MÁU BẦM phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, hiệu quả chữa tan vết bầm tím có tốt hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một loại thuốc thoa phù hợp khi gặp vấn đề về máu bầm từ bài viết trên.

Xem thêm