Tác dụng của cây mắc khén

Thông tin về cây mắc khén

Cây mắc khén là cây thuộc họ nhà cam, ở nước ta cây mắc khén phân bổ chủ yếu tại khu vực miền núi Tây Bắc, nơi bà con dân tộc Mường, Thái trắng ở. Người dân nơi đây còn gọi cây mắc khén với tên gọi dân dã là cây cóc hôi hoặc cây hoàng mộc môi.

Mắc khén là cây thân gỗ, thân thẳng, có gai ở thân cây, lá cây hình lông chim có răng cưa ở viền lá. Cây mắc khén có hoa màu trắng xám, kết thành từng chùm thời điểm cây có hoa là tháng 6-tháng 7 hàng năm, hoa mắc khén có mùi rất thơm. Mùi đó là do tinh dầu của cây mắc khén kết tinh lại.

Quả mắc khén bắt đầu chín vào tháng 11 dương lịch hàng năm, quả hình tròn có lớp vỏ rồi mới đến nhân. Quả mắc khén sẽ chuyển dần từ xanh sang hồng đỏ, người ta bỏ lớp vỏ màu hồng này lấy hạt màu đen óng để làm gia vị cho các món ăn.

Do cây mắc khén có tinh dầu ngửi thoang thoảng như mùi vỏ quả cam, nhưng thơm dịu hơn. Khi thử cắn hạt mắc khén bạn sẽ không thấy vị cay luôn như hạt tiêu mà phải một lúc sau bạn mới cảm nhận được tê đầu lưỡi.

Tác dụng của cây mắc khén

Là cây có gai và mọc hoang vậy người ta thu hoạch mắc khén như thế nào? Cây chủ yếu phân bổ ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái… Để hái được quả mắc khén người ta phải dùng sào để chọc và hái lấy quả, hái cả chùm quả chín hồng đỏ mọng, rồi buộc lại thành từng chùm để treo lên gác bếp để dùng dần, mắc khén có thể dùng làm gia vị và làm thuốc.

>>> Mời bạn tham khảo gia vị chẩm chéo tây bắc: https://bepcotam.vn/cham-cheo.html

Cách sử dụng và chế biến hạt mắc khén

Để có được hạt mắc khén thơm ngon bạn cũng phải biết chế biến nó đúng cách, như đã nói ở trên bạn phải bóc lớp vỏ bên ngoài bỏ đi, sau đó lấy phần hạt đó mới là loại thượng hạng. Còn loại để cả vỏ quả mắc khén là loại bình dân, chính vì vậy mắc khén cũng có giá rất khác nhau. Chúng ta chỉ cần lấy vừa đủ để dùng, rang hạt đều trên lửa nhỏ, tốt nhất phải là chảo gang, dậy mùi thơm là được. Sau khi rang chín phải để nguội hẳn rồi mới đem giã nhỏ hoặc xay nhỏ cất vào lọ thủy tinh nhỏ để dùng dần. Chỉ cần đậy kín để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Tác dụng của cây mắc khén

Hạt mắc khén thường được dùng để chế biến các món nướng, món gác bếp như: trâu gác bếp, lợn gác bếp, cá gác bếp, ba chỉ lợn gác bếp, lạp xưởng gác bếp… ngoài ra hạt mắc khén còn có tác dụng giảm đầy bụng, chữa khó tiêu, hỗ trợ kích thích tiêu hóa và giảm đau nhức xương khớp một cách hiệu quả.

Để có thể lựa chọn cho mình hạt mắc khén chất lượng nhất hãy liên hệ với Bếp Cô Tấm theo số hotline 0987008188// 0365008188 chúng tôi có đội ngũ luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ thông tin cho bạn.

Mắc khén: Loại gia vị có nhiều tác dụng chữa bệnh

Kích thước chữ hiển thị

  • Mặc định
  • Lớn hơn

Mô tả ngắn: Mắc khén là loại gia vị được sử dụng phổ biến ở vùng Tây bắc và có tác dụng chữa nhiều bệnh. Mắc khén có vị cay, đắng, tính ấm được sử dụng để chữa rắn cắn, phong thấp, đau nhức xương khớp,…

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Mắc khén.

Tên khác: Hoàng mộc hôi; sẻn hôi; cóc hôi; hạt sẻn; cây xuyên tiêu; cây sưng ; cây hoàng lực; cây sẻng vàng.

Tên khoa học: Zanthoxylum nitidum DC., họ Cam (Rutaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây có nhiều cành dài 1 – 2m, có thể dài tới 15m, có gai quặp. Cành hình trụ, nhẵn và có những gai ngắn, dẹt quay về phía dưới. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 5 - 7 lá chét mọc đối. Hai mặt lá đều có gai ở gân chính, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, gân lá hằn rõ, cuống lá dài có gai.

Hoa mọc ở kẻ lá thành chùm hay chùm xim đơn (glomerule), ngắn hơn lá kép, có lông ngắn; hoa đơn tính, màu trắng, thơm; đài hình chén, nhẵn, có răng nhọn; tràng 4 đến 5 cánh, hình xoan; hoa đực có nhị dài hơn cánh hoa, chỉ nhị mảnh; hoa cái có bầu hình cầu gồm 4 đến 5 lá noãn, hơi ngắn hơn cánh hoa. Quả có 1 đến 5 mảnh vỏ, thường là 3 tụ hợp ở quanh trục, khi chín màu đỏ nhạt, mỗi mảnh vỏ chứa một hạt cứng, màu đen bóng. Mùa hoa quả vào tháng 2 đến 5.

Tác dụng của cây mắc khén
Cây Mắc khén

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Mắc khén phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới (chủ yếu ở Nam Mỹ, Đông Nam Á), một số ít ở vùng ôn đới (Đông Á, Bắc Mỹ, các quần đảo ở Thái Bình Dương, Úc). Ở Việt Nam, Mắc khén phân bố rải rác khắp nơi, nhiều nhất tại các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình và các tỉnh khu vực miền trung từ Thanh Hóa trở vào.

Thu hói, chế biến

Rễ, cành và lá cây Mắc khén được khu hái quanh năm, vỏ thân thu hái vào mùa xuân. Các bộ phận này có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Quả hái khi còn xanh (hái cả cành, về cắt lấy quả), phơi hay sấy nhẹ đến khô, sao qua trước khi dùng.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của cây Mắc khén chủ yếu là quả, ngoài ra có thể dùng rễ, cành, lá, vỏ thân.

Thành Phần Hóa Học Của Mắc khén

Gỗ cây Mắc khén có chứa 2 chất phenypropanoid (methyl nitinoat và dihydrocuspidiol) và 1 benzodioxan type lignan (nitidanin).

Trong cây Mắc khén có các alcaloid chelerythrin, nitidin, (+)-magnoflorin, (+)-menisperin, (+)-tembetarin, (-)-cis-N-methylcanadin, N,N,N-trimethyltryptamin và (+)-isotembetarin.

Rễ Mắc khén có các alcaloid nitidin clorid, oxynitidin, dihydronitidin, 6-methoxy-5,6-dihydro-chelerythrin, α-alocryptopin, skimiamin.

Quả Mắc khén có chứa tinh dầu với các thành phần chủ yếu là limonen, geranial, neral, linalol.

Lá có tinh dầu và vitexin.

Theo y học cổ truyền

Rễ Mắc khén có vị cay, đắng, tính ấm, hơi độc, có tác dụng khư phong, hoạt huyết, thông lạc, tiêu thủng, chỉ thống. Nhân dân dùng rễ Mắc khén để làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi, sốt rét kinh niên, tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng nhức mỏi, đau họng, đau răng, rắn cắn.

Quả có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, quy 3 kinh phế, tỳ và thận, có tác dụng tán hàn trục thấp, ôn trung, trợ hỏa, trị giun, giúp chữa bụng đau, say nắng, thổ tả, tẩy giun, đau nhức răng, đau lưng.

Ở Malaysia, vỏ thân được giã nát đắp lên chữa đau răng.

Tác dụng của cây mắc khén
Quả Mắc khén vừa là gia vị, vừa là vị thuốc hay

Theo y học hiện đại

Tác dụng chống ung thư

Các hoạt chất nitidin và chelerythrin có tác dụng chống ung thư. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cấy ghép u Ehrlich, thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột thí nghiệm. Tác dụng này có liên quan đến khả năng ức chế sinh tổng hợp DNA và giảm chỉ số giảm phân thế bào của thuốc. Đối với tế bào ung thư phổi Lewis và ung thư mũi họng KB, các hoạt chất trên cũng có tác dụng tương tự. Trên lâm sàng đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, thuốc cũng có tác dụng nhất định.

Tác dụng chống viêm

Thí nghiệm trên chuột cống trắng gây phù bàn chân bằng caragenin, hoạt chất nitidin có tác dụng chống viêm rõ rệt, liều có tác dụng ức chế viêm 50% - ED50 = 100mg/kg thể trọng.

Ở Trung Quốc, Mắc khén đã được sử dụng trong lâm sàng để điều trị đau, gây tê bề mặt, gây tê cục bộ, điều trị viêm amidan cấp tính.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Mắc khén

Rễ: 4 – 8g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống.

Quả: 3 – 5g dưới dạng thuốc sắc uống hoặc dùng ngoài dưới dạng bôi bất kể liều lượng.

Bài Thuốc Có Mắc khén

Chữa rắn cắn

Quả Mắc khén giã nhỏ với hạt Hồng bì và rễ Đu đủ đực, đắp xung quanh vết cắn.

Chữa phong thấp, khớp xương sưng đau

Mắc khén, Cốt khí củ, Phòng kỷ, Ngưu tất, Tỳ giải, Cẩu tích, Dây đau xương, mỗi vị 12g. Sắc nước uống.

Chữa mụn nhọt ổ gà trong nách

Rễ Mắc khén mài với giấm cho đặc để bôi, khô lại bôi tiếp. Dùng 2 – 3 ngày.

Chữa cảm lạnh, đau bụng, thổ tả

Mắc khén, Can khương, Phụ tử chế, Bán hạ chế, mỗi vị 16g. Sắc nước uống.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Mắc khén

Chưa có báo cáo lưu ý đặc biệt.

Nguồn Tham Khảo

  1. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – tập 2 (Tr. 1143)

  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Tr. 369)

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.