Sốt xuất huyết ăn thịt gà được không

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và chán ăn. Vậy người bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì, có được ăn thịt bò, uống sữa không?

  • Cảnh giác với năm ‘chu kỳ’ của dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường bùng phát vào dịch lớn vào giai đoạn mùa mưa, đặc biệt là từ tháng 7 đến tháng 10. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường cảm thấy đau đầu dữ dội, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp. Vì thế, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh càng cần phải bù nước và chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Có rất nhiều người thắc mắc rằng khi bị sốt xuất huyết có được ăn thịt bò không? Có được uống sữa không?

1. Bị sốt xuất huyết có được ăn thịt bò, uống sữa không?

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh thường bị sốt cao liên tục, buồn nôn, chán ăn và rất mệt mỏi. Để giúp cơ thể nhanh phục hồi, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo loãng, súp, phở… Đặc biệt trong giai đoạn tiểu cầu máu hạ, người bệnh tuyệt đối không được ăn đồ ăn cứng vì có thể gây xước niêm mạc ruột, dẫn đến nguy cơ chảy máu trong.

Các loại thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết gồm:

- Thức ăn mềm giúp cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa: cháo loãng, phở, súp (đặc biệt là súp gà),...

- Các loại thực phẩm giàu protein và sắt:Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng sự hình thành tiểu cầu - yếu tố ngăn ngừa chảy máu mà cơ thể bị thiếu trong quá trình bị sốt xuất huyết. Protein và sắt có nhiều trong thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà, cá, gan, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh,...

- Lá đu đủ: Các chất trong lá đu đủ có tác dụng điều trị các rối loạn chức năng tiểu cầu, làm tăng số lượng tiểu cầu một cách nhanh chóng. Để sử dụng, bạn có thể giã nát lá đu đủ rồi vắt lấy nước cốt hoặc đun sôi lá đu đủ trong nước rồi uống.

- Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, magie, photpho, kali, kẽm, natri, đồng và các vitamin C, E, B. Nước ép nha đam có tác dụng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy quá trình sản xuất tiểu cầu.

- Nước dừa non: Nước dừa non không chỉ cung cấp các vitamin A, B, C mà còn cung cấp các chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, phốt pho giúp làm tăng lượng tiểu cầu trong máu.

- Bổ sung ít nhất 3 lít chất lỏng mỗi ngày: các loại chất lỏng này gồm nước giải oresol đã pha đúng cách, các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như kiwi, cam, dứa,... Khi uống nên nhấp từng ngụm nhỏ để không hại dạ dày và không bị nôn.

Sốt xuất huyết ăn thịt gà được không

Người bị sốt xuất huyết nên ăn các loại thịt đỏ như: thịt lợn nạc, thịt bò,... (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

-Sốt xuất huyết phát ban bao lâu thì khỏi?

-Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho người bị sốt xuất huyết đều có thịt bò và sữa. Do đó, người bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể ăn được thịt bò và sử dụng sữa cũng như các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,...

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, người bị sốt xuất huyết cần phải nghỉ ngơi triệt để để cơ thể nhanh hồi phục.

2. Người bị sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm có chứa salicylat và hoạt động tương tự aspirin. Nguyên do là những loại thực phẩm này có thể làm loãng máu và làm chậm quá trình đông máu, khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm người bị sốt xuất huyết không nên ăn bao gồm:

- Khoai tây, dưa chuột, mơ

- Hạnh nhân, quả óc chó

- Tiêu, tỏi, hành, gừng, mù tạt,...

- Táo, dưa lưới, đào, nho, dâu tây, nho khô, mận,...

- Các loại đồ uống có ga, cồn, bia rượu,...

- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

- Đồ ăn có màu tối

Ngoài việc tránh những thực phẩm trên, một số loại thuốc cũng được chống chỉ định trong trường hợp bị sốt xuất huyết gồm: Aspirin, AAS và Doril…


Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Khi bị mắc SXH, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh SXH nên thực hiện cách thức ăn uống như sau để nhanh khỏi bệnh:

Bổ sung nhiều nước: Người bệnh SXH  có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất. Người bệnh nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn, từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Người bệnh SXH nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Sốt xuất huyết ăn thịt gà được không

Ăn cháo loãng, súp: Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân SXH là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ nhỏ bị SXH mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Nên cho bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập. Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này. Do ốm nên khẩu vị của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt...

Sốt xuất huyết ăn thịt gà được không

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn cháo, súp, đầy đủ các loại thực phẩm.

Người bệnh nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh SXH cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn tiêu hóa khi cơ thể đang yếu:

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Không ăn đồ ăn cay, nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Người bệnh SXH không nên uống các loại đồ uống ngọt, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Khi mắc SXH, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi bị SXH, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Lưu ý không tắm và ngâm người trong nước lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh.

Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.

Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt

Với những người mắc SXH, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.