Soạn văn 9 chuyện người cô gái nam xương ngắn

Soạn Văn Chuyện người con gái Nam Xương

Soạn Văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ Việt Nam thời xưa được trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ giúp các bạn học sinh tham khảo học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9.

Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương.

Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, ông làm quan nhưng mới được vài năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Dữ

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả.

Truyền kỳ mạn lục là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải một công trình ghi chép đơn thuần. Qua tác phẩm, người độc thất được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Tác phẩm cũng thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, đồng thời khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thực ẩn dật đương thời.

Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất cũng lo ma chay chu tất. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Con trẻ không biết không nhận cha, Trương Sinh đâm ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Vũ Nương chứng tỏ sự trong sạch của mình nên nhảy sông tự vẫn.

Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp. Sau đó gặp được Vũ Nương, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu ... chịu khắp mọi người phỉ nhổ): Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.

- Phần 2 (còn lại): Vũ Nương ở thủy cung và nỗi oan được giải.

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nhân vật Vũ Nương trong từng hoàn cảnh:

- Trước khi lấy Trương Sinh: Tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.

- Khi về nhà chồng: Người vợ thảo hiền, nết na.

- Khi chồng đi lính: Con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền, người vợ thủy chung.

- Khi bị nghi oan: Nàng phân tỏ lòng mình mà không có kết quả, đã tự trầm mình xuống sông để bảo toàn danh dự.

→ Vũ Nương là người phụ nữ hiền thục, người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, là người con dâu hiếu thảo, là người phụ nữ coi trọng phẩm hạnh, danh dự.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì:

- Nguyên nhân trực tiếp: Do Trương Sinh nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, sinh nghi ngờ, ghen tuông.

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Chế độ nam quyền, lễ giáo phong kiến.

+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa gây chia ly.

→ Thân phận người phụ nữ bị xem nhẹ, khuất sau bóng người đàn ông.

Câu 4 (Trang 51 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Truyện dẫn dắt theo trình tự thời gian, các tình tiết được đan cài khéo léo, hé mở đầu truyện lại là nút thắt đẩy lên cao trào truyện (vì Trương Sinh thất học, tính hay ghen nên mới dễ dàng tin lời con trẻ và nghi oan vợ). Giọng văn trần thuật mang tính khách quan, cộng với lời văn đối thoại đầy tính bất ngờ đã khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật thật sâu sắc, đưa truyện đến kịch tính.

- Yếu tố kì ảo trong truyện:

+ Chuyện nằm mộng của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa.

+ Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".

- Yếu tố kì ảo tạo ra thế giới huyền ảo hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng. Thể hiện tấm lòng nhân đạo, đó là ước mơ về một thế giới công bằng của nhân dân.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Chuyện người con gái Nam Xương bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 9: Chuyện người con gái Nam Xương

-------------------------------

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Chuyện phản ánh thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ.
  • Phản ánh số phận con người qua hình ảnh, số phận người phụ nữ.
  • Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người dân rơi vào bế tắc.
  • Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật Vũ Nương.

1.2. Nghệ thuật

  • Tác phẩm là một áng văn hay.
  • Thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.

Câu 1: Bố cục của tác phẩm?

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
  • Đoạn 2: (“Qua năm sau…trót đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
  • Đoạn 3: (Còn lại): Vũ Nương được giải oan.

Câu 2: Để khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?

  • Đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hàng ngày: nàng không để xảy ra bất kì mối bất hòa nào.
  • Đặt nhân vật vào tình huống chia li (tiễn chồng đi lính): nàng bày tỏ sự thương nhớ và chỉ mong chồng trở về bình yên.
  • Khi chồng vắng nhà: nàng là một người thủy chung, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần chăm sóc và lo lễ ma chay khi mẹ chồng mất.
  • Khi bị chồng nghi oan: nàng cố giải thích nhưng không được, đến bước đường cùng nàng đã chọn tự vẫn để bảo toàn sự trong trắng và danh dự của mình.

⇒ Luôn hiện lên là một phụ nữ hiền thục, thủy chung với chồng, có hiếu với cha mẹ, thương con cái, đặc biệt nàng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh.

Câu 3: Nguyên nhân khiến cho Vũ Nương vướng nỗi oan khuất?

  • Nguyên nhân trực tiếp: do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng và độc đoán nên chịu nghe lời giải thích của Vũ Nương.
  • Nguyên nhân gián tiếp: do chế độ phong kiến luôn gây ra bao bất công cho thân phận người phụ nữ.

Câu 4: Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo sự kịch tính và lôi cuốn?

  • Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút cho đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm đã tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho câu chuyện.
  • Những đoạn độc thoại và đối thoại được sắp xếp rất đúng chỗ làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lí nhân vật, tính cách nhân vật.

Câu 5: Những yếu tố truyền kì trong truyện?

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang
  • Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi
  • Chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi biến mất.

⇒ Tác giả đã sử dụng cách đưa yếu tố thần kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện.Đồng thời, tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Qua đó, tạo ra một thế giưới với khát vọng của nhân dân về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Tìm bố cục truyện

  • Văn bản được bố cục thành ba phần.
  • Phần 1: Từ đầu đến cha mẹ đẻ mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
  • Phần 2: Qua năm sau… trót đã qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
  • Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.

Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

  • Tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa.
  • Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, và chỉ mong chồng bình yên trở về.
  • Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau. Khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình."
  • Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nhưng không có kết quả. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.
  • Qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, một người vợ chung thủy, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

Câu 3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

  • Do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh mình.
  • Do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí.

Câu 4. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

  • Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn.
  • Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
  • Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật.

Câu 5. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện.Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

  • Những yếu tố truyền kỳ chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi, chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".
  • Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ giỏi giang, là người có dung mạo và phẩm hạnh tuyệt vời. Nhưng vì những nguyên nhân khác nhau mà nàng đã bị ép đến bước đường cùng phải tự vẫn ở Hoàng Giang để minh oan cho mình. Toàn bộ tác phẩm là một câu chuyện bi thương về số phận của một người phụ nữ dưới thời phong kiến. Để cảm nhận sâu sắc về số phận của Vũ Nương cũng như những giá trị của văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

  • Ý nghĩa của hình ảnh cái bóng

    Ý nghĩ của hình ảnh cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương

  • Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

    Tóm tắt "Chuyện người con gái Nam Xương".

  • Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện người con gái Nam Xương

    phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong " chuyện người con gái Nam Xương"