So sánh vay thương mại và vay ưu đãi năm 2024

Vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

  • So sánh vay thương mại và vay ưu đãi năm 2024
  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

  • So sánh vay thương mại và vay ưu đãi năm 2024
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 7302 2286 E-mail: [email protected]

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

TT - Sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) cho VN vay 500 triệu USD hỗ trợ cải cách đầu tư công từ nguồn vốn dành cho các nước thu nhập trung bình với điều kiện kém ưu đãi, Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Dương Đức Ưng, cố vấn chính sách cấp cao, Chương trình nâng cao năng lực toàn diện quản lý ODA (CCBP) của Bộ Kế hoạch - đầu tư.

Ông Ưng giải thích:

So sánh vay thương mại và vay ưu đãi năm 2024
Phóng toĐại lộ Đông - Tây TP.HCM đoạn cầu Calmette, Q.1 (ảnh chụp chiều 28-12) - Ảnh: THUẬN THẮNG

Nợ ODA: vay và trảCam kết vốn ODA kỷ lục: 8 tỉ USDVN là một trong những nước sử dụngODA hiệu quảCam kết ODA cho VN lập kỷ lục mới

- IBRD là nguồn vốn vay của Ngân hàng Tái thiết và phát triển (International Bank for Reconstruction and Development) thuộc nhóm WB và có các điều kiện vay sát với thị trường. Nếu phí tín dụng từ nguồn tín dụng hỗ trợ phát triển ưu đãi (IDA - International Development Association) là 0,75%/năm thì khoản vay IBRD đưa ra các phương án khác nhau với lãi suất Libor sáu tháng cộng lãi suất biên thay đổi hoặc lãi suất biên cố định.

Như vậy so với IDA, nguồn IBRD là nguồn vốn vay đắt hơn nhưng linh hoạt hơn. Có nghĩa người vay được quyền lựa chọn đồng tiền vay và tự chịu rủi ro, hai là linh hoạt trong thời hạn trả nợ là 30 năm nhưng có thể du di thời hạn, đặc biệt là thời gian ân hạn. Đi đôi với tính linh hoạt thì rủi ro của vốn IBRD cao. Ví dụ nếu ta chọn vay bằng đồng USD, giá USD có thể dao động, tương tự với yen và euro. Bởi vậy, điều rất quan trọng với IBRD là phải có năng lực đối phó với đồng tiền vay để quyết định sử dụng.

* Vậy với VN, vay IBRD có lợi hay hại?

- Chúng ta cần nhiều vốn vay nước ngoài, tốt nhất là vốn vay ưu đãi, vì thời gian trả nợ lâu dài, không lãi suất, chỉ mất phí tín dụng 0,75%/năm. Nhưng với nước có thu nhập trung bình (GDP của VN là 1.086 USD/người vào năm 2008) thì theo tập quán tài trợ quốc tế, họ sẽ áp dụng các điều kiện vay trả nợ sát với thị trường. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta không được tiếp cận vốn IDA nữa.

Trong giai đoạn đầu, các nhà tài trợ vẫn áp dụng song song cả tín dụng ưu đãi và kém ưu đãi, gọi là giai đoạn hỗn hợp (blend period). Vì vậy tôi cho rằng chúng ta không có gì phải sợ. Quan trọng là có năng lực để xác định lĩnh vực nào cần vay IBRD, còn IDA để dành cho lĩnh vực nào. Việc thu hút nó là cần thiết để đáp ứng nhu cầu rất lớn của VN về phát triển cơ sở hạ tầng.

* Sự thay đổi này chỉ với riêng vốn vay từ WB hay tất cả các nhà tài trợ khác?

- Không chỉ riêng WB mà đây là tập quán tài trợ quốc tế. Đó là luôn cố gắng dồn vốn ODA ưu đãi nhất cho các nước nghèo có thu nhập thấp, còn các nước có thu nhập trung bình sẽ tiếp cận nguồn vốn ODA kém ưu đãi hơn.

* So với vốn vay thương mại thì thế nào, thưa ông?

- Vốn IBRD vẫn ưu đãi hơn so với vốn vay thương mại vì bên cho vay gồm ngân hàng nhà nước, chính phủ hay các định chế tài chính quốc tế. Họ có uy tín và hệ số tín dụng cao, huy động vốn tốt và có thể huy động các nguồn vốn có điều kiện ưu đãi.

* Nguồn vốn mới này đặt ra yêu cầu nào cho VN?

- Quan trọng là phải có cơ chế quản lý phù hợp, đảm bảo có thể linh hoạt sử dụng nguồn vốn IBRD. Thủ tục hành chính cần cực kỳ đơn giản, tăng trách nhiệm của đơn vị sử dụng để chia sẻ rủi ro của chính phủ. Việc sử dụng vốn cần đảm bảo lợi ích người sử dụng và lợi ích quốc gia. Đơn vị tiếp nhận phải có năng lực cần có để đưa ra các quyết định như vay bằng đồng tiền nào, lựa chọn thời gian ân hạn là bao lâu khi đàm phán. Tóm lại, có thể so sánh vốn IDA bao cấp còn vốn IBRD là thị trường.

* Phương hướng sử dụng vốn IBRD của Bộ Kế hoạch-đầu tư như thế nào?

- Theo tôi, IBRD chỉ nên dành cho lĩnh vực có nguồn thu trực tiếp để giúp chính phủ có khả năng trả nợ, thúc đẩy quan hệ đối tác công tư, hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng. Nói vậy không có nghĩa chúng ta lơ là các lĩnh vực không thu hồi vốn như xóa đói giảm nghèo, mà sẽ kết hợp một phần vốn vay ưu đãi và kém ưu đãi để làm giá vốn mềm hơn cho các dự án đầu tư không thu lợi hay thu lợi gián tiếp.

Bộ Kế hoạch-đầu tư đã ban hành sổ tay quản lý dự án. Đây là tài liệu cơ bản để đào tạo quản lý dự án chuyên nghiệp. Chúng tôi rất quan tâm vấn đề này vì đây cũng là một trong những chức năng quản lý nhà nước của bộ đối với vốn ODA.

Ông James Adams, phó chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết: “VN đã dịch chuyển từ vị trí “quốc gia nghèo, nợ nhiều” sang vị thế quốc gia có thu nhập trung bình trong vòng chưa đến bảy năm”. Đồng thời WB cũng thông báo cho VN vay 500 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết và phát triển (IBRD). Thực tế vay từ IBRD đồng nghĩa với vay lãi suất “thương mại”.

Theo các định chế tài chính quốc tế, trong đó có WB, “quốc gia có thu nhập trung bình” là quốc gia có GDP từ 760 -9.360 USD, tức không còn trong nhóm “quốc gia có thu nhập thấp”. Do đã phát triển thành “quốc gia có thu nhập trung bình” nên không còn tiếp tục được vay ODA từ Quỹ IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) vốn dành cho các nước nghèo. Thường các khoản vay từ Quỹ IDA rất ưu đãi, có thời gian đáo hạn 35-40 năm với lãi suất ưu đãi hoặc bằng không.

Khoản vay 500 triệu USD này là khoản vay đầu tiên của WB dành cho VN theo kênh IBRD, tức vay với lãi suất “thương mại”.

Theo văn phòng WB tại Hà Nội, việc đưa VN vào danh sách các nước tiếp cận vốn IBRD chỉ thể hiện WB công nhận VN là nước đang tiến gần hơn tới mức thu nhập trung bình và có khả năng trả nợ. Khác biệt giữa IDA và IBRD thể hiện ở lãi suất, thời gian trả nợ. Các điều kiện khác như bảo vệ môi trường, xã hội... hay quá trình xem xét cho vay và đàm phán các khoản vay đều giống nhau.

Cũng theo WB, có những nước vay IDA, sau đó đạt giai đoạn phát triển nhất định để tiếp cận được vốn IBRD, nhưng bị khủng hoảng nên quay trở lại vay IDA.

Các nước giàu và các cá nhân đều không vay tiền của WB. WB chỉ cho các chính phủ đáng tin trong việc trả nợ ở các quốc gia nghèo vay. Nước càng nghèo, điều kiện càng ưu đãi. Các khoản vay này có lãi suất vay cao hơn một chút so với lãi suất mà WB đi vay trên thị trường (vì bản chất của WB vẫn là một ngân hàng đầu tư). Vốn vay từ nguồn IDA chỉ dành cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp, chỉ tính phí tín dụng, không có lãi suất, thời hạn trả nợ thường từ 35-40 năm.

Nhiều nước đã “tốt nghiệp” IBRD và IDA. Trong số 34 nước nghèo vay vốn IDA từ những năm đầu tiên, hơn 24 nước đã đạt đủ tiến bộ để không cần tới IDA. Tương tự, 20 nước đầu tiên vay IBRD cũng không cần nguồn vốn này nữa. Một ví dụ điển hình là Nhật Bản. Nước này vay IBRD trong 14 năm, giờ đây Ngân hàng IBRD lại vay đáng kể từ Nhật Bản để cho các nước khác vay lại. Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc… đều dùng IBRD và các nước này đã chấm dứt vay vốn IDA.