Số sánh thuốc dùng theo đường uống và đường tiêm

Trên lâm sàng hiện nay, có rất nhiều loại thuốc mà đường hấp thu chủ yếu qua hệ tiêu hóa của con người, vì đây là đường hấp thu tự nhiên và dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên, hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa cũng có một số ưu, nhược điểm nhất định mà người bệnh cần lưu ý để sử dụng thuốc hiệu quả nhất có thể.

Sự hấp thu thuốc trong cơ thể người bệnh được xác định bởi những đặc tính về hóa học, vật lý cũng nhưng đường đưa vào của những loại thuốc nhất định. Các dạng bào chế của thuốc hiện nay như viên nén, viên nang, dung dịch... gồm thuốc và những tá dược khác và được đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau như: uống thuốc, ngậm, ngậm dưới lưỡi, đặt trực tràng, tiêm tĩnh mạch, bôi ngoài da, hít vào mũi hay miệng... Cho dù thuốc được đưa vào bất cứ con đường nào thì cũng cần được chuyển thành dạng dung dịch, có như thế cơ thể mới hấp thu được.

Đối với việc hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa, những loại thuốc sau khi đưa vào cơ thể phải tồn tại ở môi trường có pH thấp cũng như có rất nhiều chất bài tiết đường tiêu hóa, bao gồm cả những enzym phân hủy. Một số loại thuốc có bản chất là peptide như thuốc Insulin sẽ dễ bị thoái hóa và không sử dụng được bằng đường uống, vì vậy thường được hấp thu tốt hơn khi tiêm.

Về cơ bản sự hấp thu thuốc qua đường uống sẽ liên quan chặt chẽ với sự vận chuyển qua màng tế bào của thuốc trong biểu mô hệ thống tiêu hóa. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc tại ruột non đó là:

Đối với việc hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa, những loại thuốc sau khi đưa vào cơ thể phải tồn tại ở môi trường có pH thấp cũng như có rất nhiều chất bài tiết đường tiêu hóa

Một số đặc điểm quan trong trong quá trình hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa đó là niêm mạc miệng của con người thường có lớp biểu mô mỏng, giàu mạch máu nên có khả năng giúp thuốc hấp thu dễ dàng, tuy nhiên vì độ dài quá ngắn nên lượng thuốc hấp thu không đáng kể. Vì vậy, phương pháp ngậm thuốc giữa nướu và má hay ngậm dưới lưỡi giúp thuốc được giữ tại niêm mạc miệng lâu hơn, từ đó tăng cường hấp thu thuốc.

Dạ dày được xem là cơ quan đầu tiên diễn ra sự tiếp xúc mạnh mẽ giữa thuốc uống và dịch tiêu hóa. Dạ dày là cơ quan có lớp biểu mô dày và thời gian vận chuyển thuốc tương đối ngắn nên vẫn gây ra những hạn chế trong việc hấp thu thuốc, khiến thuốc không đạt được hiệu quả điều trị tối đa. Vì thuốc chủ yếu được hấp thu tại ruột non, nên giai đoạn thuốc ở dạ dày cần được giới hạn tốc độ di chuyển của thuốc bằng việc làm rỗng dạ dày. Khi ăn những thức ăn có nhiều chất béo, quá trình làm rỗng dạ dày sẽ bị làm chậm lại, đó là nguyên nhân tại sao một số loại thuốc dùng khi bụng đói sẽ làm tăng tốc độ hấp thu. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến quá trình làm rỗng dạ dày đó là thuốc chống phó giao cảm và làm ảnh hưởng đến hoạt động của những loại thuốc khác. Thức ăn cũng giúp tăng cường sự hấp thu đối với những thuốc có khả năng hòa tan kém cũng như làm giảm sự hấp thu với những thuốc bị phân hủy trong dạ dày như Penicillin G.

Ruột non là nơi có diện tích bề mặt lớn nhất giúp thuốc được hấp thu nhiều nhất tại đây, và màng của ruột non cũng giúp thuốc dễ thấm hơn so với màng trong dạ dày. Vì lý do này, sự hấp thu thuốc tại ruột non là phổ biến nhất trong cơ thể, kể cả những thuốc không ion hóa dễ dàng để có thể qua màng ruột non nhưng vẫn hiệu quả và nhanh chóng hơn khi hấp thu tại dạ dày.

Sự hấp thu thuốc tại ruột non là phổ biến nhất trong cơ thể

Sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa diễn ra qua nhiều giai đoạn và tại nhiều cấu trúc khác nhau của ống tiêu hóa. Vì đặc điểm giải phẫu và tính chất hóa lý khác nhau của từng cơ quan nên việc hấp thu thuốc cũng khác nhau tại nhiều thời điểm, trong đó việc hấp thu thuốc tại ruột non là diễn ra hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Vì mỗi loại thuốc có cách hoạt động và cơ chế hấp thụ khác nhau nên để đảm bảo dùng thuốc được an toàn, đạt được hiệu quả nhất định, trước khi dùng những loại thuốc kê đơn hay không kê đơn bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc đúng chỉ dẫn luôn mang đến kết quả tốt nhất về mặt sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

[SK&ĐS] - Khi thầy thuốc quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm [tiêm bắp, tiêm dưới da hay tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm nhỏ giọt] là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích điều trị, kết hợp với tình trạng thực tế của người bệnh cũng như về dược lực, dược động học của thuốc ấy [thời gian phát huy tác dụng và hết tác dụng của thuốc].

Yêu cầu khi dùng thuốc là phải chọn lựa loại thuốc tốt có nghĩa là thuốc nhanh chóng có được nồng độ đủ để phát huy tác dụng kịp thời sau khi sử dụng, có thời gian tồn tại trong máu càng lâu càng tốt, để không phải dùng nhiều lần trong ngày. Mặt khác thuốc không gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, dễ sử dụng, mùi vị dễ chịu khi uống hoặc khi tiêm ít đau và giá thành hợp lý nhất.

Thuốc bao giờ cũng có các dạng bào chế khác nhau để thầy thuốc lựa chọn cho phù hợp với từng mức độ bệnh, tình trạng bệnh nhân và dễ dàng sử dụng, thuận lợi cho người bệnh và nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em.

Về dược động học, khi đưa bất cứ một thứ thuốc nào vào cơ thể, thuốc cũng cần có một thời gian nhất định để hấp thu vào máu, đủ để phát huy tác dụng và sẽ bị cơ thể loại bỏ bằng các cách khác nhau ra khỏi cơ thể.

Thuốc dùng qua đường tiêm sẽ nhanh chóng có nồng độ cao trong máu và trong vùng bị bệnh, nghĩa là sẽ sớm phát huy tác dụng. Nhưng thuốc tiêm cũng nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Chẳng hạn khi sử dụng kháng sinh như tiêm ampicilin qua đường tĩnh mạch, sau 2 – 3 phút sẽ có nồng độ tối đa trong máu và thuốc sẽ bị loại trừ ra khỏi cơ thể sau 5 giờ nên phải tiêm ít nhất 4 lần mới giữ được nồng độ thuốc thích hợp để có thể chống được vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong máu. Còn nếu tiêm bắp sẽ mất 45 - 60 phút để có nồng độ tối đa cần thiết và sẽ bị đào thải khỏi cơ thể sau 7 -8 giờ, như vậy đòi hỏi phải tiêm bắp ít nhất 3 lần mỗi ngày mới đủ tác dụng. Ngược lại, nếu uống phải mất 2 giờ sau mới đạt nồng độ tối đa cần thiết nhưng thuốc chỉ bị đào thải phần lớn sau khoảng 10 giờ và người bệnh chỉ cần uống 2 lần mỗi ngày cũng có thể đủ tác dụng cần thiết.

Như vậy trong thực tế phải dùng đường tiêm bắt buộc với những trường hợp có rối loạn hấp thu tại đường tiêu hóa, hay nôn trớ thường xuyên nên không thể đưa thuốc vào đường tiêu hóa. Hoặc trong trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng [nhiễm khuẩn máu có choáng, nhiễm khuẩn máu do não mô cầu… ]. Còn trong đại đa số tình trạng khác đều có thể dùng đường uống với liều lượng thích hợp sẽ có tác dụng chữa bệnh như đường tiêm. Dùng đường uống còn tránh được đau đớn cho bệnh nhân nhất là trẻ em, ít có tác dụng phụ và tai biến hơn tiêm, dễ dùng và giá thành hợp lý.

 

 

  BS. Hoàng Tuấn Linh

 

 

 

Ưu, nhược điểm đường uống thuốc

Ưu điểm đường uống: Tiện lợi, kinh tế và an toàn nhất.

Nhược điểm đường uống: Là sự hấp thu gián tiếp phụ thuộc nhiều yếu tố, nên tốc độ hấp thu chậm không được dùng khi khẩn cấp [cấp cứu]. Thuốc bị phá hủy mất tác dụng bởi pH dịch vị [như Benzylpenicilin] các enzym tiêu hóa [các thuốc loại protid như Insulin, Hormon tiền thùy]. Các dược phẩm bị hủy hoại ở gan cũng như được dùng đường uống [Glyceryl trinitrat, Steroid thiên nhiên, Desipramin, Morphin, Propranolol, Lidocain, Verapamil] hoặc các thuốc ít tan trong lipid không hấp thu qua ruột [Streptomycin, Kanamycin, Oubain ...]. Các thuốc bị hủy hoại ở gan muốn dùng đường uống phải tăng liều như liều uống Propranolol để trị loạn nhịp tim là 40-80 mg/ngày, còn liều tiêm IV là 0,5-1 mg mỗi 3-5 phút. Không dùng đường uống đối với thuốc có mùi vị khó chịu, gây kích ứng hoặc bệnh nhân trong trường hợp nôn ói, bất tỉnh.

Thời điểm dùng thuốc

Thời điểm uống thuốc trong  ngày: Thuốc ngủ uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, thuốc lợi tiểu uống vào buổi sáng, Glucocorticoid uống vào khoảng 7 đến 8 giờ sáng để giữ nhịp sinh lý bình thường tránh ức chế võ thượng thận

Uống thuốc lúc bụng no hay bụng đói, lúc nào tùy ý:

Uống thuốc lúc bụng no:

Thuốc tăng hấp thu nhờ thức ăn: Carbamazepin, Chlorothiazid, Diazepam, Dicoumarol, Griseofulvin, Labetalol, Metoprolol, Propranolol, Nitrofuratoin.

Các thuốc kích thích bài tiết dịch tiêu hóa như các loại rượu bổ khai vị, thuốc thay thế men tiêu hóa, thuốc nhuận lợi gan mật nên uống trước khi ăn 10-15 phút.

Thuốc kích ứng đường tiêu hóa: Doxycyclin, Corticoid thuốc chống viêm không steroid [Aspirin], thuốc tiểu đường [Metformin].

Các thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói có thể dẫn đến tăng tác dụng phụ vì tăng nồng độ trong máu đột ngột như Levodopa, Levamisol, Diazepam.

Uống thuốc cách xa bữa ăn [lúc bụng đói]:

Các thuốc bị giảm hấp thu hoặc bị chậm hấp thu bởi thức ăn:

Ampicillin, Aspirin, Atenolol, Captoprim, Hydrochlorothiazid, Tetracyclin, Sắt, Levodopa, Sotalol, Clidamycin, Lincomycin, vì vậy chỉ nên uống thuốc này trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Các thuốc bị chậm hấp thu do thức ăn: Acetaminophen, Aspirin, Cephalosporin, Diclofenac, Digoxin, Furocemid, Valproat.

Các thuốc cần giảm thời gian lưu lại ở dạ dày như thuốc phóng thích chậm, viên bao tan ở ruột, các thuốc kém bền trong môi trường acid dịch vị.

Các thuốc cần có tác dụng đặc biệt như:

Nên uống Sucralfat 1 giờ trước khi ăn để kịp tạo màng bao phủ dạ dày và tránh dùng Antacid hoặc kháng histamin H2 [Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin] 30 phút trước hoặc sau khi uống Sucralfat vì thuốc này có tác dụng trong môi trường acid.

Nên uống thuốc ức chế bơm proton [Esomeprazol, Lanzoprazol, Omeprazol, Pantoprazol, Rabeprazol] sáng sớm lúc bụng đói hoặc 30 phút sau khi ăn sáng để thức ăn kích thích bơm proton hoạt động thuốc mới phát huy tác dụng ức chế.

Nên uống Antacid 1 giờ sau bữa ăn để tránh giảm acid trong bữa ăn và cản trở tiêu hóa. Nếu uống Antacid trước thì 2 giờ sau mới uống thuốc khác, nếu uống thuốc khác trước thì 1 giờ sau mới uống Antacid. [Phosphalugel, Malox, Gumat, Varogel, Fumarat, Mytolan, Siloxogel...]

Thuốc nhuận tràng: Nếu thay đổi kiểu sống không giải quyết được táo bón thì sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối. Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng tạo khối hàng ngày và liên tục ở hầu hết bệnh nhân, đặc biệt những người bị táo bón mạn tính. Ngoài ra có thể sử dụng glycerin đặt hậu môn. Nếu không hiệu quả có thể dùng đến Diphenylmethan hoặc dẫn xuất Anthraquinon liều thấp hoặc muối nhuận tràng [sữa magie].

Uống thuốc lúc nào tùy ý:

Là thuốc không bị giảm hoặc chậm hấp thu do thức ăn. Với các thuốc làm chậm hấp thu nếu có gây kích ứng dạ dày thì dùng vào bữa ăn còn nếu muốn có tác dụng nhanh thì dùng xa bữa ăn [như Aspirin]. Thuốc nên uống giữa bữa ăn như thuốc bồi dưỡng, các vitamin phối hợp.

Video liên quan

Chủ Đề