Điền vào chỗ trống hợp lực của hai lực song song cùng chiều tác dụng vào một vật rắn là một lực

I. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều

Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.

Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

\[\begin{array}{l}F = {F_1} + {F_2}\\\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\left[ {chiatrong} \right]\end{array}\]

Trong đó:

\[{d_1}\] là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực \[\overrightarrow {{F_1}} \]

\[{d_2}\] là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực \[\overrightarrow {{F_2}} \]

Quy tắc trên vẫn đúng cho cả trường hợp thanh AB không vuông góc với hai lực thành phần \[\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \]

II. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng.

- Lực ở trong phải ngược chiều với hai lực ở ngoài.

- Hợp lực của hai lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong.

\[\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \]

Sơ đồ tư duy về quy tắc hợp lực song song cùng chiều

Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: "Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều có độ lớn bằng ……. và có giá chia ......... khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành những đoạn …….. với hai lực ấy".


A.

Tổng độ lớn / trong / tỉ lệ thuận       

B.

Tổng độ lớn / trong / tỉ lệ nghịch

C.

Tổng độ lớn / ngoài / tỉ lệ thuận     

D.

Hiệu độ lớn / trong / tỉ lệ nghịch

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Một chiếc thước có khối lượng không đáng kể dài 1,2m đặt trên một điểm tựa O như hình vẽ 77. Người ta móc ở hai đầu A và B của thước hai quả cân có khối lượng lần lượt là m1 = 500g và m2 =600g thì thấy thước cân bằng và nằm ngang.

a] Tính các khoảng cách OA và OB.

b] Nếu móc thêm vào đầu A một quả cân có khối lượng m3 = 400g thì phải dịch điểm tựa O đến vị trí O’ để thanh cân bằng và nằm ngang. Tính OO’.

Xem đáp án » 04/06/2020 2,284

Thanh đồng chất AB = 1,6m, trọng lượng P = 5N. Người ta treo các trọng vật P1 = 15N, P2 = 25N lần lượt tại A, B và đặt giá đỡ tại O để thanh cân bằng. Tính OA

Xem đáp án » 04/06/2020 1,834

Một người gánh hai thúng bằng đòn gánh dài 1,35m, đầu A treo thúng gạo nặng 25kg, đầu B treo thúng ngô nặng 20kg. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào và chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.

Xem đáp án » 04/06/2020 1,677

Xác định hợp lực  của hai lực song song ,  đặt tại A và B biết F1 = 3N, F2 = 9N, AB = 8cm. Xét trường hợp hai lực:

a] Cùng chiều.

b] Ngược chiều.

Xem đáp án » 04/06/2020 1,027

Cho hệ thống như hình 79. Thanh AC đồng chất có trọng lượng 3N, đầu A treo vật có trọng lượng 4N.

a] Tìm trọng lượng phải treo tại B để cho hệ cân bằng.

b] Nếu treo vào đầu C một vật có khối lượng m thì m phải bằng bao nhiêu để thanh cân bằng.

Xem đáp án » 04/06/2020 562

Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song.

Xem đáp án » 04/06/2020 340

Điền từ vào chỗ trống. Hợp lực của hai lực ....... cùng chiều tác dụng vào một vật rắn là một lực........ với hai lực và có độ lớn bằng......... của hai lực đó


A.

Song song, ngược chiều, hiệu

B.

Song song, ngược chiều, tổng

C.

Song song, cùng chiều, hiệu

D.

Song song, cùng chiều, tổng

Video liên quan

Chủ Đề