Nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu [chiếm 75 - 90%] gây ra NTTN là do vi khuẩn Eschericiae coli [E coli] sống ở đường tiêu hóa, từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo lên bàng quang, thận, gây ra NTTN. Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như: Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis…, nấm Candida albicans cũng là những tác nhân gây ra NTTN.

Các yếu tố nguy cơ:

Giới tính: phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, nữ giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh NTTN hơn nam giới.

Tuổi tác: người cao tuổi [> 65tuổi] thường có nguy cơ cao bị NTTN.

Hoạt động tình dục: hoạt động tình dục nhiều, đặc biệt là khi có bạn tình mới, sẽ góp phần đưa vi khuẩn xâm nhập niệu đạo gây ra NTTN.

Bệnh lý: một số bệnh lý như đái tháo đường, phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận tiểu không tự chủ… cũng làm gia tăng nguy cơ NTTN.

Ngoài ra, người bệnh bị bí tiểu phải dùng ống thông tiểu, người đang sử dụng chất diệt tinh trùng để tránh thai, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay mãn kinh... là những yếu tố nguy cơ gây ra NTTN.

Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn

Triệu chứng:

Viêm đường tiết niệu thường gây ra các triệu chứng sau:

- Đi tiểu buốt, nóng rát.

- Đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần.

- Đau ở vùng bụng dưới.

- Sốt.

- Nước tiểu đục, có mùi hôi và đôi khi có máu…

Biến chứng:

Trong một số trường hợp, NTTN nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng viêm thận - bể thận, hẹp niệu đạo, nhiễm trùng máu…

Thuốc điều trị

Thuốc kháng sinh: trong điều trị NTTN những loại thuốc kháng sinh sau đây thường được khuyến cáo chọn lựa:

- Trimethoprim / sulfamethoxazole: sự kết hợp của hai loại kháng sinh có tác dụng hiệp đồng, giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn.

- Fosfomycin: một kháng sinh dẫn xuất từ axít fosfonic có phổ kháng khuẩn rộng.

- Nitrofurantoin [Macrodantin, Macrobid] là dẫn chất nitrofuran có tác dụng kháng khuẩn đường tiết niệu.

- Nhóm thuốc beta-lactamin: Amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, ceftriaxone…

- Nhóm thuốc quinolone: Levofloxacin, ciprofloxacin…

- Nhóm thuốc macrolid: Clarithromycin, azithromycin…

- Nhóm thuốc cyclin: Doxycyclin…

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cũng cảnh báo hiện nay nhiều loại thuốc kháng sinh đã bị đề kháng. Để xác định loại thuốc kháng sinh không bị đề kháng, có độ nhạy cảm cao nhất với các vi khuẩn gây ra NTTN, nên tiến hành làm kháng sinh đồ.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: [paracetamol, aspirin] và các thuốc kháng viêm NSAID [ibuprofene, diclophenac…] thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau, sốt ở người NTTN.

Việc sử dụng các thuốc trên [đặc biệt là với các thuốc kháng sinh], người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc, tránh tự ý ngừng thuốc, vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm và nguy cơ đề kháng kháng sinh.

Bên cạnh việc dùng thuốc, do NTTN là bệnh lý thường hay tái phát nên việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng! Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cần uống nhiều nước mỗi ngày để giúp bàng quang lọc sạch các vi khuẩn.

- Tập thói quen lau giấy vệ sinh từ trước ra sau.

- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nín tiểu.

- Sau khi giao hợp, nên tập thói quen đi tiểu để đẩy vi khuẩn ra ngoài.

- Không mặc quần bó chặt, tốt nhất nên dùng chất liệu vải tự nhiên thay cho sợi tổng hợp.

- Tránh dùng nhiều các thức uống kích thích như: bia, rượu, cà phê...


Thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh là loại thuốc được chỉ định phổ biến hiện nay cho nhiều người bệnh. Vậy cơ chế hoạt động của thuốc như thế nào, có thật sự hiệu quả? Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này

1. Tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan của hệ niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tác nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm đường niệu là do vi khuẩn [điển hình là vi khuẩn E.coli] xâm nhập, tấn công gây nhiễm trùng. Vi khuẩn chủ yếu xâm nhập theo đường ngược dòng từ vùng quanh trực tràng, hậu môn đến niệu đạo sau đó đi ngược lên đến bàng quang.

Viêm đường tiết niệu gây rối loạn tiểu tiện ở người bệnh [tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…]. Điều này khiến họ cảm thấy khó chịu và gây tác động không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Hiện nay, việc điều trị viêm đường tiết niệu đơn giản và hiệu quả nhất là dùng thuốc kháng sinh. Trong đó người bệnh thường để ý thấy thuốc chữa viêm tiết niệu màu xanh được kê chủ yếu.

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu màu xanh được sử dụng khá phổ biến.

2. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh là gì?

Thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu màu xanh là tên gọi chung của nhiều thuốc khác nhau để điều trị các bệnh liên quan như viêm bàng quang, viêm niệu đạo… Tuy nhiên tên gọi này chỉ nêu ra đặc điểm màu sắc chung của thuốc. Thông tin không đầy đủ này có thể gây khó khăn trong việc xác định chính xác loại thuốc để điều trị.

Theo tìm hiểu, thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh là các thuốc có chứa thành phần xanh methylen hoặc methylthioninium. Chính các thành phần này khiến thuốc thường có màu xanh đặc trưng.

Trong nhiều trường hợp, thuốc chữa viêm đường niệu màu xanh được bác sĩ chuyên khoa chuyên dùng và chỉ định bắt buộc. Bởi các thuốc này có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên thuốc cũng có chống chỉ định trong một vài trường hợp nhất định.

3. Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh

Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh hiệu quả nhất hiện nay là:

3.1. Thuốc Midasol

Midasol là thuốc thuộc nhóm hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường niệu như viêm, đau, sưng đường tiết niệu dưới. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nếu khi chưa có biến chứng phức tạp, nguy hiểm.

Liều sử dụng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi và tình tình trạng viêm nhiễm của bệnh.

  •  Người trưởng thành ngày uống 6 viên chia đều từ 2-3 lần; uống sau ăn từ 30-40 phút.
  • Trẻ em liều dùng tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh Midasol là thuốc kê đơn

Lưu ý:

  • Sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng được chỉ định. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
  • Cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, người bệnh suy thận.
  • Uống thuốc theo nguyên dạng ban đầu, không phá vỡ cấu trúc bào chế của thuốc. Bởi điều này có thể làm giảm hấp thu thuốc của cơ thể và giảm tác dụng của thuốc.
  • Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

3.2. Thuốc Domitazol

Domitazol là một loại thuốc hiệu quả với các trường hợp viêm đau, sưng tấy đường tiết niệu dạng chưa có biến chứng nặng.

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào diễn biến của bệnh

  • Trẻ em: tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
  • Người trưởng thành uống 2 viên/lần, ngày uống 3 lần.

Lưu ý:

  • Thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ có thai, người mắc bệnh thận
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cần kiêng một số loại thức ăn cụ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất
  • Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

3.3. Thuốc TanaMisolBlue

Thuốc TanaMisolBlue có tác dụng hiệu quả trong điều trị các chứng viêm chưa có biến chứng của đường tiết niệu. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ tích cực trong việc điều trị giảm sung huyết ở các cơ quan xung quanh.

Liều dùng:

  • Trẻ em: Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong từng trường hợp bệnh cụ thể
  • Người trưởng thành: Dùng từ 2-3 viên/lần, dùng 3 lần/ngày. Thuốc uống sau bữa ăn.

Lưu ý:

  • Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống chỉ định với người có tiền sử bệnh thận, phụ nữ có thai và người dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

3.4. Thuốc Miclacol Blue F

Thuốc Miclacol Blue F là một loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng chống nhiễm trùng, nấm và nhiễm khuẩn tốt. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu dưới chưa khởi phát biến chứng nặng. Đây là một thuốc an toàn và tương thích hơn với cơ thể người sử dụng.

Liều dùng: Người trưởng thành uống 6 viên/ngày, chia làm 3 lần. Uống sau bữa ăn khoảng từ 30-40 phút.

Lưu ý: Người bệnh cần kiêng một số thực phẩm thúc đẩy phản ứng viêm như các đồ ăn nhiều đạm, nhiều muối, nhiều đường.

Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

3.4. Thuốc Mictasol Bleu

Thuốc Mictasol Bleu là một thuốc trong nhóm thuốc khử trùng, kháng khuẩn được chỉ định trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu có biến chứng. Thuốc giúp giảm đau, giảm sưng và kháng lại các vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp Mictasol Bleu với một kháng sinh để điều trị.

Liều dùng: uống từ 6-9 viên chia đều thành 3 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi người bệnh là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh thận nặng.
  • Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định.

3.5. Thuốc Micfasoblue

Micfasoblue là thuốc có tác dụng trong các trường hợp viêm bộ phận sinh dục [viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung], phòng ngừa và sát khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra thuốc cũng được sử dụng nhiều cho phụ nữ bị đau bụng kinh, đau vùng âm hộ, đau tử cung.

Liều dùng:

Uống từ 6-9 viên/ngày chia làm 3 lần. Uống thuốc trước khi ăn để thuốc hấp thu tốt.

Lưu ý:

  • Thuốc chống chỉ định với người có tiền sử u xơ tuyến tiền liệt và trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Cần thận trọng khi sử dụng với người suy giảm chức năng thận.
  • Nước tiểu người bệnh có màu xanh khi sử dụng thuốc.
  • Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

3.6. Thuốc Doxycycline

Thuốc Doxycycline được sử dụng nhiều trong điều trị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và dưới do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng tốt trên cả vi khuẩn gram [+] và gram [-].

Liều dùng:

  • Thuốc dùng cho người từ 8 tuổi trở lên.
  • Liều điều trị nhiễm trùng đường niệu không biến chứng: uống 1 viên/lần khi đang dùng bừa hoặc ngay sau khi ăn, ngày dùng 2 lần . Sử dụng duy trì ít nhất từ 10-13 ngày để thuốc phát huy hiệu quả.

Lưu ý:

  • Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 8 tuổi và người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người bệnh suy thận dùng thuốc theo chỉ định.
  • Không dùng thuốc chung với các loại thuốc kháng acid chứa nhôm, magie, canxi, warfarin.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời.
  • Những thông tin về thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu màu xanh

Một số lưu ý để sử dụng thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh hiệu quả:

  • Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chẩn đoán chính xác tình trạng, diễn biến của bệnh.
  • Khi phải kết hợp sử dụng các loại thuốc khác, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Quan sát kỹ bao bì bên ngoài và bao bì trực tiếp của thuốc trước khi sử dụng. Tuân thủ tuyệt đối liều lượng dùng, hướng dẫn của bác sĩ kê đơn và các hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Khi quên uống thuốc, người bệnh tuyệt đối không được cộng liều, uống bù uống vào bữa uống thuốc tiếp theo. Điều đó có thể dẫn đến các tình huống ngộ độc thuốc do quá liều.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời tuân thủ đúng theo lời khuyên của bác sĩ về các món đồ ăn, thực phẩm cần hạn chế để đạt được hiệu quả tốt nhất khi điều trị bệnh.
  • Tăng cường vận động hàng ngày để tăng sức khỏe vừa để tăng cường hệ miễn dịch.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin chính về thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh. Hy vọng những điều này có thể giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề cũng như sử dụng thuốc được hiệu quả nhất.

Video liên quan

Chủ Đề