Bài tập lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ có lợi giải

Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200 năm 2021 trên excel dành cho người mới học, chưa lên báo cáo tài chính bao giờ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng lưu chuyển tiền và tương đương tiền theo các hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính, Cho biết khả năng về tiền để thanh toán các nhu cầu trong hoạt động của doanh nghiệp, Lưu chuyển tiền khác với lưu chuyên của doanh thu và chi phí

Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở Tiền, do vậy báo cáo này giúp người sử dụng thông tin có được những đánh giá tổng quát, khách quan hơn về tình hình tài chính và tăng khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp khi nó loại trừ ảnh hưởng của các phiên giáo dịch phi tền và ảnh hưởng của các phương pháp kế toán khác nhau xử lý giao dịch, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền đi vào, dòng tiền đi ra trong doanh nghiệp trong một thời kỳ và được chi tiết theo 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

Khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo phản ánh các dòng tiền vào, ra trong doanh nghiệp từ ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Thứ nhất: Đánh giá khả năng tạo tiền và điều tiết dòng tiền tương lai của một đơn vị

Thứ hai: Đánh giá khả năng thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ nợ

Thứ ba: Đánh giá độ tin cậy của chỉ tiêu lợi nhuận [sự khác biết giữa lợi nhuận thuần và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh]

Thứ tư: Đánh giá bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp

Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh 3 dòng tiền:

+ Dòng tiền vào, ra từ hoạt động kỉnh doanh

Hoạt động kinh doanh : Là hoạt động được ghi trên giẩp phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.Thông thường là các hoạt động mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

+ Dòng tiền vào, ra từ hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư : Là các hoạt động liên quan đến mua sắm TSCĐ, đầu tư vào đơn vị khác để tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.

+ Dòng tiền vào, ra từ hoạt động tàỉ chính

Hoạt động tài chính: Là các hoạt động nhằm mở rộng họặc thu hẹp quy mô vốn.

- Mở rộng : Phat hẩnh cồ phiếu, trái phiếu, đi vay,..

- Thu hẹp : Thu hồi Gổ phiếu, trái phiếu, trả lại tiền vay

Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:

- Bảng Cân đối kế toán: Cung cấp những thông tin thay đổi liên quan tới tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, Xem thêm: Cách lập bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Giúp xác minh tổng số tiền được tạo ra hoặc sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ - Xem thêm: Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Bổ sung những thông tin chi tiết [nếu cần] trong quá trình lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;

- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...

Các bước lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

B1: Xác định sự thay đổi dòng tiền: Tính toán chênh lệch tiền đầu kỳ và cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán

B2: Xác định dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền thuần từ HĐKD  = Tiền thu [Từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, từ lãi và cổ tức từ khoản cho vay và đầu tư ] - Tiền thanh toán [Cho nhà cung cấp, cho người lao động, trả lãi vay, trả tiền thuế, chi cho kinh doanh]

B3: Xác định dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

Lưu ý: Một số khoản chi không bằng tiền như: chi phí khấu hao, lỗ từ thanh lý  TSCĐ HH, chi phí nợ xấu sẽ được ghi nhận riêng cụ thể:

+ Chi phí khấu hao là khoản chi phí phi tiền tệ nên không ảnh hưởng tới luồng tiền chi ra của công ty và cũng không là căn cứ loại trừ từ lợi nhuận dồn tích giống phương pháp gián tiếp

+ Lãi hoặc lỗ do thanh lý TSCĐ HH cũng không phải khoản lỗ bằng tiền do đó không làm ảnh hưởng tới số tiền thu, chi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

+ Ngoài ra chi phí về nợ xấu cũng có bản chất là một khoản chi phí phi tiền tệ nên cũng được xử lý tương tự như chi phí khấu hao khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

Các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ

3. Tiền chi trả cho người lao động

4. Tiền lãi vay đã trả

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

3. Tiền thu từ đi vay

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên excel

Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên excel thì bạn cần căn cứ vào nhật ký chung, lọc tài khoản 111,112 đối chiếu với các tài khoản trong bảng dưới đây

Trên là bài viết cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200, nếu bạn chưa biết cách lập muốn tự làm báo cáo tài chính từ file excel trắng để lập nên đầy đủ các mẫu biểu và trọn vẹn BCTC thì có thể tìm hiểu về khóa học kế toán thực hành online 1 kèm 1 trên chứng từ thực tế hoặc trên chứng từ gốc của công ty bạn đang làm 

      Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các dòng lưu chuyển tiền tệ [gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra] theo tính chất thực thu, thực chi. Chỉ những khoản thực thu, thực chi mới được tính vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Những khoản không thực thu [khoản phải thu, chênh lệch do đánh giá lại giá trị ngoại tệ,...] hoặc những khoản không thực chi [khoản phải trả, khấu hao, dự phòng,...] vì thế sẽ không được đưa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 

      Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp được tính thông qua lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tính lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp đã thống kê tất cả các khoản thu nhập, chi phí của doanh nghiệp mà không phân biệt những khoản thu nhập, chi phí này có là thực thu, thực chi hay không. 

       Vì vậy, chúng ta phải xác định được những khoản nào là không thực thu, thực chi để điều chỉnh nhằm loại ra khỏi báo cáo để cuối cùng kết quả mà chúng ta lập theo phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp là như nhau.

       Trước khi đi vào cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Chúng ta sẽ đi vào 1 ví dụ nhỏ về xác định dòng lưu chuyển tiền thực của 1 doanh nghiệp như sau:
        * Ví dụ 1 doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh có các số liệu sau:

        Doanh thu: 30. Trong đó đã thu 18, phải thu 12.         Chi phí: 24. Trong đó đã chi 15, phải chi 9         => Lợi nhuận trước thuế = 18 + 12 - [15 + 9] = 6         Số tiền thực sự doanh nghiệp có thêm trong kỳ = Số tiền thực thu - số tiền thực chi = 18 - 15 = 3 chính là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.         Theo phương pháp gián tiếp, những khoản phải thu, phải trả chúng ta phải loại bỏ [điều chỉnh] khi tính để làm sao cho lưu chuyển tiền thuần trong kỳ theo cả 2 phương pháp đều phải bằng nhau.         Như vậy, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ theo phương pháp gián tiếp là: 6 - 12 + 9 = 3. 

        Trong đó, khoản phải thu [-12] do chưa thu được nên phải trừ bớt [do tiền chưa thu được nhưng đã kê] và khoản chưa trả [+9] do chưa trả phải cộng thêm vào nên mang dấu dương [do vẫn trong két doanh nghiệp]

       Dưới đây là 1 ví dụ về lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Trong đó, những vị trí tô màu hoặc in đậm tại các mục trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp được lấy số liệu với màu tương ứng với các vị trí tô màu tương tự tại các bảng khác.
    

      Doanh nghiệp ABC có các dữ liệu về báo cáo tài chính các năm như sau:

      * Dữ liệu từ Bảng cân đối số phát sinh và sổ chi tiết liên quan: 

      - Lãi tiền gửi: 2 

      - Cổ tức nhận được từ đầu tư tài chính: 18

      - Lãi vay đã nộp trong kỳ: 560

      - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong kỳ: 178

      * Bảng cân đối kế toán:
 

TÀI SẢN 2016 2015
A - Tài sản ngắn hạn 6.525 4.920
I - Tiền và tương đương tiền 230 320
II - Đầu tư tài chính ngắn hạn 500 200
III - Các khoản phải thu 1.970 1.770
1 - Phải thu khách hàng 1.500 1.370
2 - Trả trước cho người bán 470 400
IV - Hàng tồn kho 3.800 2.500
V - Tài sản ngắn hạn khác 25 130
1 - Thuế GTGT được khấu trừ 15 70
2 - Tài sản ngắn hạn khác 10 60
B - Tài sản dài hạn 635 480
I - Tài sản cố định 590 450
1 - Nguyên giá 780 560
2 - Giá trị hao mòn lũy kế [190] [110]
II - Tài sản dài hạn khác 45 30
1 - Phải thu dài hạn 45 30
Tổng cộng tài sản 7.160 5.400
NGUỒN VỐN 2016 2015
A - Nợ phải trả 4.850 3.620
1 - Vay ngắn hạn 4.200 3.100
2 - Phải trả người bán 520 320
II - Nợ dài hạn 130 200
1 - Vay dài hạn 130 200
B - Vốn chủ sở hữu 2.310 1.780
I - Vốn chủ sở hữu    
1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.700 1.300
2 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 610 480
Tổng cộng nguồn vốn 7.160 5.400

       * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Các chỉ tiêu 2016 2015
Doanh thu thuần 18.500 13.500
Giá vốn hàng bán 15.500 12.000
Lợi nhuận gộp 3.000 1.500
Doanh thu hoạt động tài chính 20 10
Chi phí hoạt động tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay

620

560

450

300

Chi phí bán hàng 320 200
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.200 550
Thu nhập khác 150 100
Chi phí khác 140 50
Lợi nhuận trước thuế 890 360
Thuế thu nhập 178 72
Lợi nhuận sau thuế 712 288

      Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2016 của doanh nghiệp theo phương pháp gián tiếp như ở dưới đây:

Chỉ tiêu

Mã 
số

2016

1

2

3

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế

01

890

2. Điều chỉnh cho các khoản

620

 - Khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư

02

80

 - Các khoản dự phòng

03

0

 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại giá trị ngoại tệ

04

0

 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

05

-20

 - Chi phí lãi vay

06

    560   

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08

 -1.948 

 - Tăng giảm các khoản phải thu

09

-160

 - Tăng giảm hàng tồn kho

10

-1.300

 - Tăng giảm các khoản phải trả [Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp]

11

200

 - Tăng giảm chi phí trả trước

12

0

 - Tiền lãi vay đã trả

13

-560

 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

14

-178

 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

15

50

 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh

16

0

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

-438

II. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

-500

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

21

-220

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

22

0

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

0

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

0

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

-300

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

0

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

20

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

-500

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

848

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhập vốn góp của chủ sở hữu

31

400

2. Tiền chi trả vốn góp của các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

32

0

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

33

1.100

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

34

-70

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

35

0

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

-582

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

848

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ [50=20+30+40]

50

-90

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

320

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

0

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ [70=50+60+61]

70

230

      * Giải thích sự thay đổi của các khoản mục:       - Khấu hao là khoản chi phí nhưng không phải là khoản chi, do khoản khấu hao doanh nghiệp đã tính trừ khi tính lợi nhuận trước thuế nên khấu hao được ghi nhận mang dấu dương [+] trong báo báo để bù đắp lại khoản đã bị trừ.       - Các khoản dự phòng, tương tự khấu hao, là khoản chi phí nhưng không phải là khoản chi, đã được tính trừ khi tính lợi nhuận trước thuế nên khoản dự phòng được ghi nhận mang dấu dương [+] trong báo cáo để bù đắp lại khoản đã bị trừ.      - Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại giá trị ngoại tệ: Khi doanh nghiệp đánh giá tăng giá trị ngoại tệ, khoản đánh giá tăng này sẽ được ghi vào lợi nhuận trước thuế, và ngược lại. Tuy nhiên, khoản này doanh nghiệp thực sự chưa nhận được [khi đánh giá tăng] và chưa phải chi ra [khi đánh giá giảm] vì vậy khi đánh giá tăng, khoản này được ghi nhận mang dấu âm [-] và khi đánh giá giảm, khoản này được ghi nhận mang dấu dương [+].      - Lãi/lỗ hoạt động đầu tư:Khoản lãi/lỗ hoạt động đầu tư đã được tính trong khi tính lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, trong lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, khoản này lại được kê ra ở mục tiền thu lãi vay, cổ tức và lợi nhuận được chia. Như vậy, khoản mục này được tính 2 lần [1 lần trong tính lợi nhuận trước thuế và 1 lần được tính trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư]. Vì vậy, trong mục điều chỉnh này chúng ta phải trừ bớt đi 1 lần, do đó, khi lãi ghi âm [-] và khi lỗ thì ghi dương [+].      - Chi phí lãi vay: Khoản này được tính trừ khi tính lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết là doanh nghiệp đã chi bao nhiêu tiền lãi trong kỳ. Do đó, khoản này được ghi nhận mang dấu dương [+]. Phần lãi doanh nghiệp phải trả sẽ được ghi nhận mang dấu âm [-] trong mục tiền lãi vay đã trả.      - Khoản phải thu là doanh thu của doanh nghiệp, đã được ghi nhận tăng doanh thu để tính lợi nhuận trước thuế. Vì vậy, khi khoản phải thu tăng lên, được ghi nhận mang dấu âm [-] do tiền doanh nghiệp chưa thu được. Ngược lại, khoản phải thu giảm, được ghi nhận là dấu dương [+].      - Hàng tồn kho tăng lên, có nghĩa là doanh nghiệp đã bỏ thêm tiền ra để mua hàng, vì vậy hàng tồn kho tăng lên được ghi nhận mang dấu âm [-] và ngược lại, khi giảm được ghi nhận mang dấu dương [+] do doanh nghiệp đã bán được bớt hàng để lấy tiền.      - Tăng giảm khoản phải trả: Khoản phải trả được ghi nhận vào chi phí để tính lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, khoản này doanh nghiệp chưa phải trả. Vì vậy, khi khoản phải trả tăng, được ghi nhận mang dấu dương [+] và khi giảm được ghi nhận mang dấu âm [-].      - Tăng giảm chi phí trả trước: Chi phí trả trước là khoản doanh nghiệp đã trả trước cho nhà cung cấp. Khoản này tăng được ghi nhận mang dấu âm [-] và ngược lại, khi giảm được ghi nhận mang dấu dương [+].       - Tăng giảm chứng khoán kinh doanh: Ghi nhận tương tự tăng giảm hàng tồn kho.       - Tiền lãi vay đã trả: Ghi nhận mang dấu âm do khoản này là khoản thực chi của doanh nghiệp.

      * Chú ý: Cách phân biệt dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính

     - Những khoản doanh nghiệp chi ra để đầu tư hoặc mang đi đầu tư, ví dụ: đầu tư vào TSCĐ, Tài sản dài hạn, cho vay, góp vốn, mua các công cụ nợ... và khoản thu hồi từ hoạt động đầu tư đó [thu lãi, cổ tức, lợi nhuận hoặc bán thanh lý TSCĐ là dòng tiền từ hoạt động đầu tư.      - Những khoản doanh nghiệp nhận tài trợ: đi vay, phát hành cổ phiếu... và những khoản trả nợ, trả lại vốn góp, cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu là hoạt động tài chính.

     - Riêng khoản tiền trả lãi vay thuộc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề