Bộ câu hỏi Khảo sát tình hình sử dụng thuốc lá tại địa phương

Một số câu hỏi - đáp về Luật phòng chống tác hại Thuốc lá.

Câu hỏi 1: Xin cho biết, việc ghi nhãn, in  cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam có phải là quy định bắt buộc không? Nếu có thì phải đảm bảo những yêu cầu gì?


Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá;

  • Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh bảo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.        
  • Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá, quy định của Bộ Y tế và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
  • In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu;
  • Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;
  • Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
  • Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
  • Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
  • Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

Câu hỏi 2: Xin cho hỏi, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có quy định độ tuổi được phép mua bán và sử dụng thuốc lá hay không? Quy định đó như thế nào?

Trả lời: Theo quy đinh tại Điều 9, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá: - Chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên mới được sử dụng, mua, bán thuốc lá. - Nghiêm cấm việc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. - Cấm việc bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, chỉ những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép mua sử dụng và bán thuốc lá.

Câu hỏi 3: Xin cho biết, quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc?

Trả lời: Điều 14 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

       Quyền của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá:

  • Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
  • Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
  1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:
  • Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
  •  Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
  • Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
  • Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Câu hỏi 4: Xin cho biết, nghĩa vụ của người hút thuốc lá?

Trả lời: Điều 7, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định nghĩa vụ của người hút thuốc lá như sau:

  • Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá;
  • Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi;
  • Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Câu hỏi 5: Phương tiện giao thông công cộng nào bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá:
 

  • Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn là: Ô tô, tàu bay, tàu điện.

Câu hỏi 6: Xin cho biết, những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá? Nơi dành riêng cho người hút thuốc..

Trả lời:  Theo quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá:

  • Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
  • Khu vực cách ly của sân bay;
  • Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
  • Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
  • Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
  • Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
  • Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
  • Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Câu hỏi 7: Xin cho biết, những địa điểm nào cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

      Trả lời: Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định như sau:

  • Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
  • Cơ sở y tế;
  • Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại các địa điểm như: Trường cao đẳng, đại học, học viện;
  • Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
  • Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
  • Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
  • Nơi làm việc;
  • Trường cao đẳng, đại học, học viện;
  • Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong phạm vi khuôn viên và các địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá gồm: Khu vực cách ly của sân bay; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa;

Câu hỏi 8: Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà. Xin cho biết, địa điểm trong nhà là những địa điểm nào?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 9, Điều 2 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá:

  Địa điểm trong nhà là nơi có mái che và có một hay nhiều bức tường chắn hoặc vách ngăn xung quanh.

Câu hỏi 9: Cho tôi hỏi thế nào là địa điểm công cộng? Tại sao phải cấm hút thuốc lá nơi công cộng?

Trả lời:  Khoản 7, Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định:

  • Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.
  • Việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng là rất cần thiết vì:
  • Địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của rất nhiều người, do vậy tại những địa điểm này sẽ có nhiều người hút thuốc lá, làm cho những người không sử dụng thuốc lá cũng bị hút thuốc lá thụ động.
  • Hút thuốc lá thụ động cũng là một nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hơn khói thuốc do người hút hít vào vì có chứa nhiều chất độc hại hơn gấp 26 lần do cháy ở nhiệt độ cao và không qua bộ phận lọc. Khói thuốc thụ động là một trong các tác nhân gây nên nhiều bệnh như: tim mạch, phổi, làm giảm các chức năng hô hấp và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của cả nam và nữ. Do đó, quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng là rất cần thiết.

Câu hỏi 10: Xin cho biết những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật PCTH thuốc lá?

Trả lời: Tại Điều 9 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  • Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
  • Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
  • Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.
  • Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
  • Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
  • Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
  • Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
  • Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá. 

-Trung tâm Y tế huyện Việt Yên-

Video liên quan

Chủ Đề