Mẹ cho con bú uống thuốc nam được không

Các loại thuốc bắc từ lâu vẫn được sản phụ dùng nhiều vì tác dụng làm lưu thông máu huyết, phòng bệnh hậu sản, dưỡng nhan, tăng cường sức khỏe sau sinh. Vậy việc uống thuốc bắc lợi sữa thì sao? Mời các mẹ hãy nghe lời khuyên từ chuyên gia về vấn đề này nhé.

Có nên uống thuốc bắc lợi sữa sau khi sinh không?

Việc uống thuốc bắc lợi sữa là sử dụng các cây thuốc quý có tác dụng tăng tiết sữa, thông tuyến sữa hoặc điều trị tắc tia sữa trong Đông y Trung Quốc, khác với thuốc Nam theo y học cổ truyền dân tộc ta.

Thực tế, thuốc bắc có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe của các mẹ sau sinh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sử dụng thuốc bắc lại làm tăng cân nhanh chóng, nên nhiều mẹ lo lắng khó hồi dáng sau sinh.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, thuốc bắc là một trong những vị thuốc kích sữa an toàn cho mẹ sau sinh và có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ tùy vào từng cơ địa của mỗi người. Do đó, rất khó để xác định xem mẹ có phù hợp hay không, chỉ có thể dùng thử mới biết. Nếu hợp thì sữa mẹ có thể ‘về’ ào ạt sau vài ngày.

Nếu các mẹ đã sử dụng qua nhiều phương pháp kích sữa khác nhưng không hiệu quả, thì cũng nên thử qua phương pháp này. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên uống với lượng vừa phải, nếu không cải thiện thì dừng hẳn, không nên uống lâu. Uống nhiều thuốc bắc sẽ gây nóng và táo bón cho con.

Một số mẹ mới bắt đầu hoặc hợp với thuốc bắc có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây.

Bài thuốc bắc lợi sữa với vị thông thảo và ý dĩ

Thành phần của bài thuốc này chủ yếu là 2 vị thông thảo và ý dĩ với tác dụng tăng chất lượng sữa và lưu thông tuyến sữa khi bị tắc.

Nguyên liệu:

  • Thông thảo: 10g

  • Ý dĩ: 30 – 35g

  • Nước: 1 lít.

Cách thực hiện:

Sau khi rửa sạch 2 nguyên liệu trên, mẹ cho vào ấm sắc thuốc với 1 lít nước. 

Sau đó mẹ đun sôi thật lâu, sau đó cho vào bình giữ nhiệt để uống khi ấm mới có hiệu quả cao. Lưu ý không cần ăn bã.

Bài thuốc bắc lợi sữa với đương quy

Bài thuốc này mẹ có thể sắc uống để giúp sữa về nhiều hơn, giải quyết tình trạng ít sữa, mất sữa.

Nguyên liệu: 

  • 6g: Vương bất lưu hành, thông thảo, sài hồ, thanh bì, cát cát, xuyên sơn giáp

  • 10g: Đương quy, xuyên khung, hương phụ

  • 1000ml nước.

Cách thực hiện: 

Tất cả các nguyên liệu trên mẹ cho vào ấm sắc thuốc với 1000 ml đun sôi tới khi còn 300 ml. 

Chia làm 3 lần uống trong ngày vào những lúc đói. Uống khi còn ấm sẽ tốt hơn.

Bài thuốc lợi sữa với móng giò, ý dĩ

Bài thuốc này dành cho các mẹ bị ít sữa, mất sữa để tăng tiết sữa bằng cách nấu cháo chân giò, ý dĩ. 

Nguyên liệu: 

  • Gạo nếp: 100-200g, 

  • Móng chân giò lọn: 1, 2 chiếc

  • Y dĩ nhân sống: 100-200g.

Cách thực hiện:

Bạn ninh nhừ gạo nếp với móng chân giò lợn và ý dĩ nhân sống cho đến khi móng giò chín mềm, gạo nhuyễn. Các mẹ ăn trong ngày cùng bữa chính hoặc như bữa phụ sẽ sớm thấy hiệu quả.

Ngoài việc uống thuốc bắc lợi sữa cho con bú, mẹ cũng nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể sớm phục hồi, có sức chăm con. Mẹ cũng nên lưu ý tham khảo về cách cho trẻ bú đúng tư thế, và để bé bú mẹ trực tiếp thường xuyên nhằm kích thích tuyến sữa hoạt động.

Qua bài viết, mình hy vọng có thể giúp ích cho các mẹ trong việc giải đáp thắc mắc có nên dùng thuốc bắc lợi sữa sau sinh không. Chúc mẹ luôn có nguồn sữa dồi dào, chất lượng nhất để bé yêu được 'trộm vía' bụ bẫm, phát triển khỏe mạnh.

Hãy để Bé Yêu giúp mẹ cung cấp kiến thức chuẩn khoa học trong việc nuôi dạy và chăm sóc bé.

Đăng ký TẠI ĐÂY.

Cháo mè đen. Ảnh: babyplaza.net

Thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít sữa hoặc không có chút nào. Dấu hiệu thiếu sữa từ người mẹ: Bầu vú mềm nhẽo, chậm xuống sữa, nặn ra ít sữa hơn so vòi bình thường. Nguyên nhân do sản phụ vốn yếu đuối hoặc khi đẻ mất nhiều máu làm khí huyết thiếu, dẫn đến không tiết được sữa nhiều.

Sau đây là các bài thuốc đơn giản giúp bà mẹ tăng tiết sữa rất hiệu quả:

1. Đậu phụ, chân lợn: 200g đậu phụ, 1 cái chân lợn. Cách làm: Chân lợn chặt thành miếng, cho nước vừa đủ, ninh nhừ. Sau đó, cho đậu phụ vào đun sôi; cuối cùng cho hành, ít dầu ăn, gia vị; đun vài phút là được. Cho sản phụ ăn khi nóng, ăn hết một lần trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, tăng thêm sữa.

2. Đu đủ, gừng, giấm: 500g đu đủ, 30g gừng, 500ml giấm. Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất hầm kỹ, chia ra ăn hết trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, bổ máu, tăng thêm sữa.

3. Giò heo: Giò heo, gạo nếp, l0g thông thảo, 20g hạt sen, 15 - 20g ý dĩ. Cách làm: Giò heo làm sạch, rồi đem hầm với gạo nếp, sau đó bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào; hầm đến khi nhừ thì cho sản phụ dùng.

4. Mè đen: 30g mè đen, 50g gạo tẻ. Cách làm: Mè đen giã nhỏ cùng với gạo tẻ đem nấu cháo rồi cho sản phụ dùng. Bài thuốc này giúp lợi sữa cho mẹ lại vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau sinh bị huyết hư, táo bón, ít sữa.

5. Lá khoai lang: Chỉ cần chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc, cho sản phụ dùng hoặc có thể luộc rau lang cho sản phụ ăn hàng ngày cũng được.

6. Cháo bí rợ với thịt nạc: Gạo tẻ l00g, bí rợ 150g, thịt nạc l00g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm. Cho bí đỏ và gạo vào nồi, đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm; ăn nóng. Công dụng: Chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa.

7. Mít non nấu canh: Quả mít non 200g - 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt heo nạc xay l00g [hoặc l00g tôm tươi bóc vỏ], gia vị vừa đủ. Cách làm: Cho hành tỏi băm vào xào sơ thịt xay hoặc với tôm chừng 3 phút, sau đó cho mít non bỏ vỏ xắt miếng nhỏ vào xào thêm 3 phút, cho nước lạnh vào đủ ăn nguyên ngày. Theo kinh nghiệm dân gian, các loại thức ăn từ mít non giúp sản phụ tiết nhiều sữa, thông sữa, đặc biệt là món mít non nấu canh. Canh mít hợp với tôm và thịt nạc băm.

8. Mít non xào thịt: Quả mít non 200g - 400g bỏ vỏ thái nhỏ, thịt heo nạc l00g. Cách làm: Cho thịt vào nồi xào chín tới, sau đó cho mít đã thái nhỏ vào xào chung với thịt. Ăn nóng với cơm trong vài ngày.

9. Uống nước lá mít: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mít non tươi mỗi ngày nấu nước uống; dùng cụm hoa đực [dân gian thường gọi là dái mít] sắc uống sẽ giúp tăng nguồn sữa dồi dào. Cách làm: Lấy 2 nắm tay lá mít non tươi, vò nát cho vào nồi, thêm vào từ 1,5 - 2 lít nước nấu cho sắc xuống [còn 1-1,5 lít] uống hết trong ngày. Nên uống liên tục 1 tháng cho tiết sữa thật nhiều và lâu dài. Thông thường, các bà mẹ mới sinh trong 3 tháng đầu chỉ cần uống 3-5 ngày là đã thấy sữa tăng nhiều.

10. Đậu đỏ: Bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cần dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, sản phụ uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp lợi sữa.

11. Uống nước 5 loại đậu: Dùng 200g cho mỗi loại đậu [đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng], trộn lẫn và cho vào chảo to để rang sơ cho dậy mùi thơm là được. Cho vào lọ đậy kín để dùng dần. Mỗi tối lấy 1-2 nắm tay đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt [bình thủy], cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào. Sáng hôm sau là có thể uống, dùng hết bình cho cả ngày, tối lại ủ bình khác. Nước của 5 loại đậu rang có mùi rất thơm, rất dễ uống.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng

Vì trong quá trình sử dụng, nhiều thuốc có thể đi qua sữa mẹ tuy chỉ có nồng độ thấp, nhưng khi người mẹ bị suy gan, suy thận, thì nồng độ thuốc trong máu và sữa mẹ sẽ rất cao và có thể gây ngộ độc cho con khi con bú mẹ.

Trẻ có thể bị ức chế thần kinh, nếu mẹ dùng thuốc ngủ, thuốc an thần, rượu. Trẻ có thể bị ngạt mũi, nếu mẹ dùng cao ba gạc, reserpin. Mẹ dùng tetracylin, doxycylin thì con bú sẽ chậm lớn và hỏng răng, vàng răng. Mẹ dùng thuốc tẩy, con có khả năng bị tiêu chảy. Nếu mẹ dùng viên thuốc tránh thai, thuốc sẽ làm thay đổi biểu mô âm đạo của bé gái, vú bé gái to ra, xượng bị cốt hóa nhanh.

Người mẹ cần thận trọng dùng thuốc khi cho con bú

Một số loại kháng sinh như penicillin, ampicilin… tuy ít thải qua sữa nhưng cũng nên tránh dùng cho người mẹ, nếu trong gia đình nội ngoại, bố mẹ hay bị dị ứng, vì một lượng rất nhỏ kháng sinh qua sữa cũng có thể gây các phản ứng dị ứng, ảnh hưởng cho trẻ bú mẹ.

Bởi vậy với những thuốc chống chỉ định cho người mẹ trong giai đoạn cho con bú, nhưng vẫn phải dùng để chữa bệnh cho mẹ thì cần tư vấn của bác sĩ, đồng thời cho trẻ tạm ngừng bú trong thời gian mẹ dùng thuốc và cho trẻ em ăn bổ sung bằng sữa thay thế.

Với các thuốc không cấm dùng, người mẹ cũng nên thận trọng uống 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 – 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo.


Video liên quan

Chủ Đề