Sâu cuốn lá lớn khi đẫy sức dài bao nhiêu năm 2024

Sâu tơ (Plutella xylostella linaeus) là đối tượng gây hại chủ yếu trên cây rau họ hoa thập tự như su hào, bắp cải... Sâu tơ thường phát sinh và gây hại từ tháng 10 đến tháng 4, tháng 5 năm sau, làm giảm năng suất và chất lượng rau rõ rệt nếu không được phòng trừ kịp thời. Để giúp bà con trên địa bàn huyện nắm bắt được đặc điểm của sâu tơ và biện pháp kỹ thuật phòng trừ hiệu quả Trạm Khuyến nông hướng dẫn bà con cụ thể như sau:

1. Đặc điểm của sâu tơ

Trưởng thành sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6-7mm, sải cánh rộng 12-15mm màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng ngài đực và dải màu vàng ngài cái chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh áp sát thân. Trứng hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4-5mm. Sâu non màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5-6mm, nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp.

Sâu cuốn lá lớn khi đẫy sức dài bao nhiêu năm 2024

Hình ảnh: Sâu non và trưởng thành của sâu tơ

Trưởng thành sâu tơ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ngài hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến nửa đêm. Mỗi ngài cái đẻ trung bình 10-400 quả trứng. Trứng được đẻ phân tán hay thành cụm dưới mặt lá, hai bên gân lá hay chỗ lõm dưới lá. Sâu non có 4 tuổi, sâu mới nở sống tập trung, từ tuổi 2 trở đi sâu ăn thịt lá để lại biểu bì tạo thành các đốm trong mờ. Ở tuổi lớn sâu bắt đầu ăn mạnh làm thủng lá chỉ chừa lại gân lá.

2. Tác hại của sâu tơ

Sâu tơ là loại sâu gây hại nguy hiểm nhất trên rau họ thập tự khi tấn công vườn rau, chúng tạo ra những lỗ thủng trên lá rau, làm lá rau xơ xác. Sâu tơ gây hại đặc biệt nghiêm trọng ở giai đoạn rau mới trồng, sâu non mới nở đục lá tạo thành rãnh, ở tuổi lớn sâu tơ ăn toàn bộ biểu bì khiến lá bị thủng lỗ chỗ. Mật độ cao sâu ăn hết thịt lá chỉ còn trơ lại gân lá làm giảm năng suất rõ rệt. Sâu non cũng ăn các bắp cải đang phát triển làm bắp cải biến dạng goặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển.

3. Biện pháp phòng trừ

Để chủ động phòng trừ sự phát sinh gây hại của sâu tơ trên rau cần thực hiện một số biện pháp sau:

3.1. Biện pháp canh tác:

- Bố trí thời vụ thích hợp.

- Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi... để xua đuổi trưởng thành đến đẻ trứng.

- Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non.

- Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu huỷ hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non...

3.2. Biện pháp sinh học:

- Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi (nhện, bọ rùa, chuồn chuồn cỏ), nhóm ong ký sinh (ong cự loài Diadegma sp., ong kén nhỏ loài Cotesia sp).

- Dùng bẫy pheromone thích hợp để diệt trưởng thành sâu tơ.

3.3. Biện pháp hoá học:

- Sâu tơ có khả năng kháng thuốc nhanh, để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu cần sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc như: Silsau super 1.9,3.5EC; Tasieu 1.9EC; 5WG; TC-Năm sao 20EC, 35EC; Reasgant 3.6EC...

Lưu ý: Sâu tơ là một trong những loài sâu có khả năng kháng thuốc rất cao để phòng trừ hiệu quả phải thường xuyên thay đổi nhóm thuốc và phải tuân thủ nguyên 4 bốn đúng khi sử dụng thuốc./.

Sâu cuốn lá nhỏ có tên khoa học là Cnaphalocrosis medinalis, thuộc Họ Pyralidae, Bộ Lepidoptera. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên hầu hết các trà lúa và thường 4-5 năm lại phát sinh thành dịch một lần gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng.

Triệu chứng gây hại: Sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp và sau đó cuốn lá lúa lại làm tổ và hóa nhộng trong tổ. Sâu cuốn lá làm hỏng toàn bộ lá Lúa nên cây không sinh trưởng phát triển được và tùy theo mật độ, có thể làm giảm năng suất hoặc mất trắng.

Đặc điểm hình thái:

- Ngài: Mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh.

- Trứng: Hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.

- Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ - màu vàng, đầu màu nâu sáng.

- Nhộng có màu vàng - nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

- Vòng đời:

Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 28 - 36 ngày tùy theo thời tiết, trong vụ mùa 2023 thời tiết nắng nóng sẽ rút ngắn vòng đời chỉ còn khoảng 28 – 30 ngày, trong đó: Thời gian đẻ trứng: 6 - 7 ngày; Sâu non: 14 - 16 ngày; Nhộng: 6 - 7 ngày; Trưởng thành sống (Bướm, Ngài): 2 - 6 ngày.

Đặc điểm sinh học và gây hại:

Ngài trưởng thành hoạt động đẻ trứng về đêm, ban ngày ẩn nấp, có xu tính mạnh với ánh sáng, con cái mạnh hơn con đực. Ngài thường tìm những ruộng xanh tốt để đẻ trứng, mỗi con cái có thể đẻ trên 100 quả trứng, rải rác trên lá lúa.

Sâu non có 5 tuổi: Tuổi 1 đã rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá, chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ; tuổi 2, 3 trở đi nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại. Sâu có khả năng di chuyển ra khỏi bao cũ để phá hại lá mới, mỗi con sâu non có thể phá hại từ 5 - 9 lá, thời gian di chuyển thường vào buổi chiều (từ 6 giờ - 9 giờ tối), ngày trời mưa hoặc râm mát thì có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày. Sâu non tuổi 5 đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng hoặc hoá nhộng ngay trong bao cũ.

Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại,

+ Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp,

+ Bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt bón phân đạm vừa phải.

- Biện pháp sinh học:

Chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ Trichogramma sp, nấm… Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, kiến, nấm, chim sâu, cóc, nhái, các loài ăn thịt…

- Biện pháp hóa học:

Chỉ phun trừ sâu Cuốn lá nhỏ trên những diện tích có mật độ sâu non đến ngưỡng phòng trừ (từ 50 con/m2 trở lên đối với giai đoạn đẻ nhánh, từ 20 con/m2 trở lên đối với giai đoạn làm đòng). Dùng một trong các loại thuốc đặc trị có hiệu quả như Voliam Targo 063SC; Vitako 40WG; Clever 300WG... phun khi sâu còn tuổi 1-2-3 mới có hiệu quả. Khi phun thuốc phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV.

- Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất:

+ Sự phát dục của sâu cuốn lá nhỏ phụ thuộc vào sự sinh trưởng, phát triển của từng trà lúa, trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa cấy ở các thời vụ khác nhau thì trứng sâu cuốn lá nhỏ nở rộ cũng ở các thời điểm khác nhau. Những ruộng lúa cấy trước, nhanh tốt; ruộng lúa thừa đạm, lá xanh đen, những ruộng gần khu dân cư, gần đường quốc lộ, khi trời tối sẽ có nhiều ánh sáng nên mật độ bướm sẽ cao hơn, trứng sâu cũng nở sớm hơn nên phải phun sớm hơn.

+ Phun sau khi bướm tắt 2 - 3 ngày, (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ).

+ Khi lúa xuôi trái lá già cứng thì sâu cuốn lá nhỏ không phá hại nữa mà di chuyển ra vào tổ ẩn nấp ven bờ cỏ hoặc cây trồng khác./.