Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục

Trao đổi với Người Đưa Tin, Thầy Đào Quốc Vịnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng Hà Nội) cho biết, ông đã có bức thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn để phản hồi về SGK. Sự việc bắt đầu khi có một cô giáo là Chủ biên 1 sách giáo khoa trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trả lời ông rằng, sách tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức không dạy chữ P khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai (!?!). 

Ông cho rằng, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là ở cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục

Với tư cách quản lý giáo dục, ông đã đề nghị Bộ GD&ĐT và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cần  bổ sung ngay việc dạy chữ P và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy đinh.

Ông cho biết, theo thống kê có những địa danh, tên người cụ thể có chữ P đứng trước nguyên âm và khẳng định với Bộ trưởng rằng, đó không phải là những từ ngoại lai như vị chuyên gia soạn sách giáo khoa hôm qua đã trả lời ông.

Ông hy vọng rằng Bộ trưởng sớm chỉ đạo việc này để học sinh người dân tộc được học chữ P một cách danh chính ngôn thuận bằng hướng dẫn ngay trong sách giáo khoa, vừa không gây khó cho các em giáo viên, vừa giúp học sinh học xong lớp một biết đọc tên xã, tên trường, và tên cha mẹ mình, thậm chí ngay chính tên mình.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục

Chưa kể tên một số dân tộc cũng có chữ P trước một nguyên âm nên việc không dạy chữ p và âm "pờ" là một lỗi nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật đã ban hành kèm theo bảng chữ cái của tiếng Việt.

Một giáo viên miền núi Bắc Kạn (xin giấu tên) bày tỏ: “Không chỉ thiếu chữ và nhiều lỗi, từ năm lớp 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã không cho học sinh học chữ hoa như các bộ sách khác. Bộ sách này cũng có nhiều lỗi mà báo chí đã chỉ ra hai năm nay”.

Nhiều giáo viên giảng dạy bộ sách Kết nối ở một số địa phương cũng phàn nàn vì văn bản ngữ liệu, kiến thức còn nhiều lỗi. Tiếng Việt khó, nhiều văn bản không phù hợp. Thậm chí sai kiến thức cơ bản ở bộ sách Khoa học tự nhiên lớp 6, mà báo chí đã chỉ ra. Điều này ảnh hưởng không ít gây khó khăn cho giáo viên và học sinh khi dạy và học.

Thiết nghĩ, hậu quả của việc bỏ âm P, chữ P không dạy cho học sinh cũng khôn lường vì chúng không chỉ liên quan đến từ ngữ tiếng Việt mà còn liên quan đến địa danh, tên người... của trên khắp các vùng miền.

Một ví dụ liên quan đến địa danh ở tỉnh Lai Châu :

Tỉnh Lai Châu có 9 cấp quận huyện, thị xã thì có 9 xã đứng đầu có phụ âm P và liên quan đến chữ cái P: Huyện Mường Tè có 2 xã: Pa Ủ, Pa Vệ Sử. Huyện Sìn Hồ  có 3 xã:  Pa Tần,  Pu Sam Cáp,  Pa Khoá. Huyện Phong Thổ  có xã Pa Vây Sử. Huyện Tân Uyên có xã  Pắc Ta. Huyện Nậm Nhùn  có 2 xã : Pú Đao, Nậm Pì.

Công Luân

Thứ Sáu, 03/01/2020 | 15:25

Số lượt xem: 4664

Giới thiệu SGK Tiếng Việt 1 trong Bộ sách giáo khoa  "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" của Công ty Cổ phần Phát hành sách Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Thiên Hà   -   Thứ sáu, 23/10/2020 12:14 (GMT+7)

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục
Sách Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam.

SGK cần tôn trọng bản quyền

SGK là hàng hóa nhưng cũng là sản phẩm văn hóa đặc thù, đòi hỏi sự chuẩn mực, chính xác. Trong lúc cả nước đang thực hiện tuyên truyền, kêu gọi người dân tôn trọng quyền tác giả, thực hiện Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, thì một văn bản cần chuẩn mực như SGK lại “quên” thực hiện việc này.

Cụ thể, trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam có rất nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục
Sách Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam.

Chẳng hạn, “Chó sói và cừu non” thì ai cũng biết đây là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Fontaine, nhưng tại trang 63, tiếng Việt tập 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, khi các tác giả dựa vào nội dung câu chuyện để chuyển thể sang tranh vẽ và yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện, lại không hề ghi hay chú thích tên tác giả.

Tương tự, các truyện “Con quạ thông minh” (trang 43), “Cô chủ không biết quý tình bạn” (trang 53), “Hai người bạn và con gấu”... cũng như vậy.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục
Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục
Nhiều tác phẩm sử dụng trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam không ghi nguồn tác phẩm chuyển thể, phóng tác theo.

Hay truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop - "Rùa và Thỏ", được các tác giả phóng tác lấy tiêu đề là "Thỏ và rùa" (trang 83) và cũng không ghi tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm mà mình đã phóng tác theo.

Trẻ con lớp 1 như tờ giấy trắng. Mỗi trang sách sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời. Đáng lẽ trẻ cần được dạy về sự tôn trọng tri thức của người khác, tôn trọng bản quyền, thì các tác giả viết SGK lại “quên” thực hiện tôn trọng quyền tác giả.

Việc này có thể khiến dư luận hiểu lầm là các câu chuyện nổi tiếng kể trên là của nhóm tác giả biên soạn SGK. Nó chẳng khác nào hành động biến tác phẩm của người khác thành của mình và việc này “lọt” qua nhiều khâu từ biên tập, thẩm định, đến phê duyệt.

Nhiều “sạn”, kiến thức nặng, khó với học sinh lớp 1

Trong 5 bộ SGK thì Tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” đang nhận được nhiều ý kiến của giáo viên về việc sách có nhiều kiến thức khó, nặng, quá tải.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục
Trong một bài học của sách "Kết nối tri thức với cuộc sống” yêu cầu học sinh học đến 4 vần.

Theo một giáo viên dạy tiểu học ở Hải Phòng, các bài học chữ và vần của sách có tốc độ “nhanh như điện”. Nhiều bài học, học sinh phải học từ 3 đến 4 vần, trong khi sách cũ chỉ dạy mỗi bài 2 vần.

Trong các bài học chữ, vần, học sinh cũng phải làm quá nhiều việc, phải nói các câu dài. Vì các bài học được sắp xếp như vậy nên giáo viên vất vả hơn trong việc dạy, học sinh cũng áp lực trong việc học.

Trẻ lớp 1 cần thời gian thích nghi, làm quen sau khi chuyên cấp, có thời gian nghỉ ngơi. Việc phải học liên tục với khối lượng kiến thức như vậy khi mới vào lớp 1 có thể khiến trẻ sợ học, phụ huynh cũng gặp áp lực trong việc kèm con học ở nhà.

Ngoài ra, trong sách Tiếng Việt 1 bộ “kết nối tri thức với cuộc sống” cũng có nhiều bài tập rất nặng, khó với học sinh lớp 1.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục
Trẻ lớp 1 được yêu cầu làm bài tập ghép từ để tạo nên tên các con vật.

Chẳng hạn bài tập 1, trang 174 (tập 1) yêu cầu trẻ vừa ghép chữ để tìm tên con vật, vừa thêm dấu thanh. Xem hình thì đến người lớn biết hết tên con vật rồi còn khó tìm được đủ tên 11 con vật khi ghép các ô chữ, trẻ con lại còn phải thêm dấu thanh trên những tên đó, trong khi chưa thể đọc viết thành thạo. Bài tập này được nhiều giáo viên đánh giá là không phù hợp, quá sức với học sinh lớp 1.

Trong sách này lại có rất nhiều bài tập ô chữ kiểu này. Trẻ em lớp 1 nghịch ngợm, hiếu động đâu chịu ngồi im đọc cả trang chữ dày đặc của 1 bài tập, có câu lệnh dài, rồi phải đọc để đoán ra từng từ, kiên nhẫn điền từng chữ vào dày đặc các ô, không được nhầm lẫn.

Nhiều bài học có chi tiết phi lý

Ngoài ra, trong cuốn SGK của NXB Giáo dục Việt Nam còn có nhiều chi tiết được cho là phi lý khác.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục

Bài trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc". Ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng chứ sao lại xanh biếc?

Bài đọc trang 59 viết “chia dĩa” nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam Bộ thì dĩa có nghĩa là đĩa.

Sách tiếng việt lớp 1 nhà xuất bản giáo dục