Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là "ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Để giảm thiểu "ô nhiễm trắng" cần nhiều giải pháp đồng bộ, lâu dài và thay đổi thói quen của cộng đồng.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

NHỰA CÓ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ THẤP?

Là những loại chất thải được cấu thành từ chất liệu nhựa chất lượng thấp, sử dụng một lần, không có khả năng tái chế hoặc có khả năng tái chế rất thấp. Bởi chúng không thể tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp nên chúng thường bị lãng quên, xả thải ra môi trường hoặc đi vào các bãi chôn lấp (không thể phân hủy trong hàng trăm năm,…), hiện chưa có giải pháp thu hồi để xử lý phù hợp.

NGUỒN GỐC PHÁT SINH?

Từ cá nhân, hộ gia đình.

Doanh nghiệp, công ty.

Hoạt động tổ chức sự kiện

Chuỗi cà phê

Nhà hàng

Chợ, trung tâm thương mại

Quán hàng đồ ăn nhanh…

Hoạt động du lịch nhà hàng khách sạn…

Đánh bắt thủy hải sản trên sông, biển

Hoạt động y tế

Hoạt động nông nghiệp vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật…

…..

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

- Sản phẩm nhựa dùng 1 lần: bát, đũa, ly, cốc, thìa, dĩa, ống hút, hộp đựng, màng bọc thực phẩm,...từ chuỗi cửa hàng F&B; nhà hàng, khách sạn; chợ, TTTM; trường học; sự kiện; ...

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

- Thành phần vô cơ trong CTRSH từ bãi chôn lấp: hộp xốp, nhựa, túi nilong, nhãn, vỏ chai PET, nắp, vỏ bánh, kẹo,...

- Sản phẩm may mặc, giày da, phụ kiện thải bỏ: quần áo, giày dép, túi xách, ba lô, đồ da, ... (từ nhà máy sản xuất và sản phẩm hư/cũ sau sử dụng)

- Rác thải nhựa đại dương: chai nhựa, nilong, lưới đánh cá, ngư cụ, ...

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

- Chất thải nhựa y tế: khẩu trang, găng tay, kính chắn, đồ bảo hộ, ...

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

- Rác thải nhựa nông nghiệp: bao bì thuốc BVTV, nilong bọc quả/ phủ đất, màng nhựa nhà kính, ...

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

NHẬN DIỆN “NHỰA CÓ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ THẤP”

Ký hiệu bởi hình tam giác với 3 mũi tên gắn liền nhau và con số phía trong và ký hiệu chữ cái viết tắt chất liệu nhựa là dấu hiệu để nhận dạng loại nhựa có khả năng tái chế hoặc có khả năng tái chế thấp.

1. PETE HOẶC PET – được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 1 bên trong

- Là một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm tiêu dùng và được tìm thấy hầu hết các loại nước ngọt và nước khoáng, chai, lọ và một số bao bì hoặc hộp đựng thực phẩm.

- PET là vật liệu có thể tái chế hoàn toàn từ chai thành chai.

- Các sản phẩm thường được tái chế từ PET tái chế bao gồm chai lọ pet mới, thảm, quần áo, dây đai công nghiệp, dây thừng, phụ tùng ô tô, chất làm đầy cho áo khoác, vật liệu xây dựng và bao bì bảo vệ.

2. HDPE - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 2 bên trong

- Là loại nhựa được làm từ dầu mỏ, được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, đường ống dẫn nước, băng tải, bao bì mỹ phẩm, hóa chất, bàn ăn ngoài trời, ghế nhựa, ghế công viên, thùng rác, lót cho xe tải các dụng cụ ngoài trời, bình đựng sữa trẻ em, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai đựng chất tẩy rửa, chai dầu gội …

- Gần như không phân hủy và tạo ra các chất nguy hiểm đối với môi trường. Chúng được tái chế hoàn toàn và sử dụng như nhựa nguyên sinh, sử dụng làm bình sữa, chất tẩy rửa và chai dầu, đồ chơi cho trẻ em và một số túi nhựa.

3. PVC - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 3 bên trong

- Là loại polyme nhựa tổng hợp được sản xuất rộng rãi sử dụng trong xây dựng đường ống, cửa ra vào và cửa sổ, chai lọ, bao bì thực phẩm và các loại thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng và đồ chơi trẻ em.

- Gần như không thể tái chế được – rất độc.

4. LDPE – được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 4 bên trong

- Sử dụng để sản xuất thùng chứa khác nhau, chai pha chế, chai đững mỹ phẩm, ống hút, túi nhựa.

- Có thể tái chế nhưng không phải hoàn toàn, các chai nhựa cứng có thể tái chế thành các vật dụng khác. Các túi bóng, bịch bóng, màng bọc thực phẩm thường không được thu gom và tái chế.

5. PP - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 5 bên trong

- PP là vật liệu chắc chắn về mặt cơ học, là loại nhựa hàng hóa được sản xuất và nó thường được sử dụng trong ngành công nghiệp bao bì và in ấn.

- Nhựa PP có thể tái chế nhưng chi phí tái chế khá cao và ứng dụng thường và các vật dụng nhỏ kết hợp với các vật liệu khác như nắp chai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu gây khó khăn trong quá trình thu gom và phân loại.

6. PS - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 6 bên trong

- PS thường được sử dụng chế tạo các bao bì xốp bảo vệ sản phẩm, nắp đậy, chai, khay, hộp đựng cơm, dao kéo dùng một lần, các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.

- Không thể tái chế.

7. PC - được ký hiệu bởi hình tam giác với ba mũi tên liền nhau và số 7 bên trong

- Nhựa PC: Loại nhựa này thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tuy nhiên có thể thấy chúng được dùng đựng nước uống đóng chai, chai chứa thực phẩm tiệt trùng.

- Không thể tái chế.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Ảnh: Minh họa nhận diện khả năng tái chế của nhựa

TÁC HẠI CỦA NHỰA?

Nhựa nói chung và nhựa có giá trị tái chế thấp nói riêng hiện nay tỉ lệ tái chế đang rất thấp. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng, trong năm 2021 thế giới thải ra 353 tấn rác thải nhựa, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường. (Nguồn - Báo cáo ngày 22/02/2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hầu như chất thải đa phần chưa được phân loại và thường được quản lý theo 2 giải pháp là chôn lấp hoặc thiêu đốt và 1 lượng lớn chất thải không được quản lý xả thải trực tiếp ra môi trường. Nhựa hiện trạng là vẫn nạn gây ô nhiễm môi trường, các tổ chức trên thế giới liên tục về cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nhựa rác thải nhựa không ngừng tăng - các hệ lụy. Từ thực tiễn nhựa là sản phẩm tiện dụng và khá rẻ trên thị trường.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Nhựa lẫn trong đất đến 1000 năm mới phân hủy từ đó phá vỡ cấu trúc đất. Làm đất không thể giữ nước – đất mất đi chất dinh dưỡng và nước trở nên khô cằn, ngăn cản quá trình trao đổi khí các sinh vật sống trong đất, làm chết và ô nhiễm đất, cây trồng và các sinh vật có lợi trong đất chết dần. Ảnh hưởng đến nền kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp.

2. NƯỚC

- Nhựa lẫn trong nước dưới tác động ánh sáng mặt trời và các tia cực tím sẽ bị phân tán thành các mảnh nhỏ - ô nhiễm trắng. Gây ô nhiễm nước mặt và đó cũng là nguyên nhân gây chết hàng loạt sinh vật ở trong sông, đại dương. Nước ngấm vào đất từ đó gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

3. KHÔNG KHÍ

- Khi đốt nhựa tự phát không kiểm soát bên ngoài môi trường hoặc các lò đốt không đảm bảo sẽ phát sinh các khí độc hại như chất độc đioxin, furan. Gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và các vấn đề biến đổi khí hậu.

4. GÂY NGẬP LỤT THÀNH PHỐ.

- Tắc nghẽn hệ thống thoát.

- Mất mỹ quan đô thị

5. DU LỊCH, KINH TẾ BIỂN.

- Phá vỡ quang cảnh thiên nhiên, môi trường bị ô nhiễm, Đóng cửa khai thác các bãi biển, khu du lịch ô nhiễm… từ đó giảm khả năng khai thác du lịch.

- Ảnh hưởng khả năng nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản – giảm tỉ trọng GDP đóng góp ngành thủy sản.

6. SỨC KHỎE CON NGƯỜI, SINH VẬT

- Nhựa xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nước uống, thức ăn, việc gói, đựng thức ăn trong các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần, trong không khí có các hạt nhựa li ti, mỹ phẩm và các sinh vật ăn phải các sản phẩm là nhựa lâu ngày tích tụ trong cơ thể mà con người trực tiếp ăn phải: tôm cá, ngao sò ốc…

- Nghiên cứu gần đây cho thấy vi nhựa ở trong máu, mỗi tuần con người hấp thụ lượng nhựa đủ để ép được thẻ ngân hàng (Theo CNN).

- Gây các bệnh ung thư, ngộ độc hệ thần kinh, gây rối loạn nội tiết tố sinh dục, dị tật bẩm sinh các bệnh về máu, tim mạch, khả năng sinh sản, giảm miễn dịch hệ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.

- Gây chết hàng loạt sinh vật ăn phải nhựa khi chúng nhầm là thức ăn – tích tụ nhiều trong cơ thể không thể tiêu hóa, trao đổi chất từ đó phá vỡ cân bằng hệ sinh thái môi trường, phá vỡ chuỗi thức ăn sinh học.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Ảnh: Động vật chết vì ăn phải chất thải nhựa

MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ

- Ngày 22/2/2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng, trong năm 2021 thế giới thải ra 353 tấn rác thải nhựa, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường. Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn trôi dạt ra đại dương trong năm 2019. Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông.

- Nhựa góp phần sản sinh ra 3,4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu trong năm 2019, trong đó 90% là từ hoạt động sản xuất nhựa từ nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn:https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/oecd-chi-9-rac-thai-nhua-duoc-tai-che-tren-toan-the-gioi-trong-2021.html

- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác thải nhựa đại dương. Báo cáo của WWF được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển. Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana.

- Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

- Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện cũng đang ở mức báo động. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018, Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019).

- Các đại dương tạo ra 50% lượng oxy mà con người hít thở, đồng thời cung cấp protein và chất dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày. Bao phủ hơn 2/3 bề mặt Trái Đất, các vùng biển cũng làm dịu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên đất liền, nhưng nhận lại những thiệt hại vô cùng nặng nề.

Nguồn:https://nhandan.vn/moi-truong/hoi-nghi-dai-duong-lien-hop-quoc-va-thong-diep-ve-nhung-dai-duong-khoe-manh-

- Từ những con số báo cáo thống kê báo động Việt Nam cũng đã nhanh chóng vào cuộc để giảm những con số về ô nhiễm nhựa. Cụ thể là sự vào cuộc của nhà nước, chính phủ và các bộ

GIẢI PHÁP SỐNG XANH – HẠN CHẾ CHẤT THẢI NHỰA

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Ảnh: Túi vải thân thiện môi trường

- Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần như: ống hút, ly nhựa, bọc nilong thay thế bằng túi vải, ly thủy tinh, inox, ống hút sử dụng nhiều lần.

- Tái sử dụng các loại chai nhựa để trồng cây và trang trí khác.

- Vứt rác đúng nơi quy định, phân loại ngay tại nguồn tăng giá trị tái sử dụng, tái chế.

- Sử dụng túi vải khi đi chợ mua sắm.

- Nếu không cần thiết không xin thêm túi nilong khi mua hàng.

- Sử dụng các sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học thân thiện môi trường, các sản phẩm thời trang thân thiện môi trường.

- Mang theo chai đựng nước sử dụng nhiều lần.

CÁC QUỐC GIA TÁI CHẾ NHỰA TỐT NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

1. Thụy Điển – 99% rác thải được tái chế

Hơn 99% tổng lượng rác thải từ các hộ gia đình tại quốc gia này đều đã được tái chế, bằng nhiều cách khác nhau. Trong năm 1975, chỉ có khoảng 38% lượng rác thải được tái chế, nhưng đến nay con số này đã đạt đến gần 100% nhờ cuộc cách mạng tái chế rác thải trong suốt những thập kỷ vừa qua.

2. Áo – Dùng enzyme để tái chế nhựa

Áo là một Quốc gia nhỏ bé đã làm được những điều to lớn trong việc xử lý chất thải. Nổi bật nhất trong hệ thống xử lý rác thải của Áo là công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET. Giải pháp tái chế PET hiện giờ là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển một giải pháp công nghệ cao, sử dụng enzim một loại nấm để tái chế nhựa PET.

3. Na Uy – 97% chai nhựa được tái chế

Na Uy hiện là quốc gia đi đầu thế giới trong phong trào tái chế chất thải nhựa. Bằng chứng từ Infinitum, một tổ chức tái chế nhựa ở Na Uy, cho biết nước này đã tái chế được tới 97% chai nhựa.

4. Đức – rác là cơ hội kinh doanh

Chính phủ Đức đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa bỏ tất cả các bãi chôn lấp rác hiện có, đồng thời lên kế hoạch tái chế toàn bộ lượng rác thải và biến rác thải thành năng lượng.

Gần đây, chính phủ Đức đưa ra những thông tin và yêu cầu các siêu thị là phải cung cấp các loại túi khác thân thiện với môi trường hơn, ví dụ như túi giấy, hoặc khi khách hàng yêu cầu có túi ni-lông, họ phải trả tiền thay vì được miễn phí như trước đây. Chính điều đó giảm thiểu lượng túi ni-lông sử dụng ở các siêu thị.

5. Bỉ – trên 80% rác thải được tái chế

Bỉ là một trong những nước có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải đứng đầu thế giới, luôn trên 80%. Trong số 183.000 tấn chất thải thu được từ các hộ gia đình mỗi năm, 9 nhà máy tái chế của nước này xử lý khoảng 157.000 tấn nhựa, kim loại và tái chế khoảng 132.000 tấn (84%) bao bì nhựa.

Bỉ sử dụng hai quy trình quản lý rác thải Ecolizer và Sự kiện xanh để quản lý rác thải ngay tại nguồn.

Ecolizer giúp các nhà sản xuất tính toán tác động của sản phẩm đối với môi trường ngay từ khi sản phẩm mới ở khâu thiết kế. Sự kiện xanh cũng là hệ thống công nghệ số tương tự. Hệ thống này cho phép các nhà tổ chức sự kiện tính toán được tác động từ những sự kiện của họ đến hệ sinh thái, ví dụ như lượng rác thải mà sự kiện đó sẽ thải ra môi trường. Nguồn: Môi Trường và cuộc sống

NHỰA GIÁ TRỊ THẤP: TỪ CHẤT THẢI LÃNG QUÊN THÀNH TÀI NGUYÊN – NGUỒN NGUYÊN NHIÊN LIỆU THAY THẾ!

Từ những đặc tính:

- Có khả năng sinh nhiệt.

- Không có giá trị tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp.

Rất cần một giải pháp để quản lý chất thải nhựa bền vững theo xu hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn khai thác giá trị nguồn tài nguyên “từ rác thải”

Đồng xử lý là một giải pháp trong tháp quản lý chất thải bền vững đứng sau giải pháp tái chế. Đồng xử lý sử dụng chất thải không có khả năng tái chế làm nguyên liệu sản xuất thông qua việc tận dụng những ưu thế từ lò nung xi măng, để đốt chất thải sử dụng thay thế cho nguyên liệu đốt truyền thống là than. Đồng thời tro còn sót lại sẽ được phối trộn clinker để sản xuất xi măng. Giải pháp không loại bỏ bất kỳ chất thải nào trong quá trình đồng xử lý.

Vì sao lại là đồng xử lý trong lò nung xi măng?

- Chất thải được đốt ở nhiệt độ lên đến 2.000 độ C.

- Ổn định nhiệt, nhiệt độ cao cho phép tiêu hủy hoàn toàn chất thải. Ở nhiệt độ cao khí thải phát sinh trong quá trình đốt bị triệt tiêu và kiểm soát trước khi xả thải ra môi trường.

- Tro còn lại sẽ được phối trộn cùng clinker sản xuất xi măng.

- Không phát sinh các ô nhiễm khác: nước thải, khí thải và chất thải khác. Chất thải không những được triệt tiêu hoàn toàn mà còn là nguồn nguyên liệu tham gia quy trình sản xuất khác.

- Thay thế nguồn nguyên, nhiên liệu đốt hóa thạch truyền thống là: than, dầu mỏ đang dần bị cạn kiệt và gây hiệu ứng nhà kính.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Quy trình: Cung cấp giải pháp quản lý nhựa có giá trị tái thấp - Môi trường Á Châu

“CHẤT THẢI LÀ TÀI NGUYÊN” - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CỦA MÔI TRƯỜNG Á CHÂU

- Môi Trường Á Châu tự hào là đơn vị trực tiếp tái sử dụng vải vụn thành vải lau công nghiệp. Mỗi năm, hơn 5000 tấn vải lau từ vải vụn tái sử dụng được cung ứng ra thị trường.

- Từ năm 2020 mỗi tháng hơn 10.000 tấn chất thải may mặc được tư vấn quản bằng các giải pháp “không chôn lấp”.

- Đối với những loại chất thải công nghiệp không còn giá trị tái chế hoặc tiềm năng tái chế thấp được Môi Trường Á Châu tiền xử lý (cắt, nghiền) phù hợp trở thành nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu) cấp trực tiếp cho các nhà máy xi măng.

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Ảnh: Hoạt động cấp nguyên, nhiên liệu thay thế sản xuất xi măng của Môi Trường Á Châu

MỘT SỐ DỰ ÁN GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN

1. Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”

- Dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và Nn toàn Hạt nhân CHLB Đức thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên WWF - Việt Nam tài trợ cho Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam làm Chủ dự án. Đây là dự án có quy mô quốc gia đầu tiên được phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ quốc tế.

- Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật nhằmhỗ trợ thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn, bao gồm cơ chế hỗ trợ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, xây dựng các mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa tại bảy thành phố/quận (huyện) bao gồm: Huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), Tỉnh Long An, Thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), dựa trên chương trình Đô thị giảm nhựa của WWF, để có thể làm cơ sở áp dụng triển khai trên toàn quốc, cũng như quản lý hiệu quả nhằm giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lượng tồn đọng rác thải nhựa tại 3 khu bảo tồn biển quan trọng: Côn Đảo, Cù Lao Chàm và Phú Quốc.

2. Dự án thu gom rác nhựa từ sông cần thơ

Hệ thống làm sạch sông ngòi Interceptor 003 vận hành bằng năng lượng mặt trời, là một cỗ máy có thể tự động thu gom rác nổi bề mặt sông, do tổ chức The Ocean Cleanup và Công ty Coca-Cola Việt Nam hợp tác triển khai trên sông Cần Thơ.

3. Dự án Xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn bền vững cho rác thải nhựa cho thành phố Đà Nẵng.

Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), thông qua Tổ chức iDE (International Development Enterprises) đã có Thư đề nghị tài trợ

- Tăng cơ hội sinh kế trong việc quản lý rác thải nhựa: Tăng 25% lợi nhuận cho các thành phần kinh tế tham gia chính thức và phi chính thức trong hệ sinh thái rác thải nhựa ở địa bàn dự án;

- Thu gom, tái chế và tái sử dụng rác thải nhựa một cách có trách nhiệm: 3.500 tấn rác thải nhựa sẽ được thu gom, xử lý và tiêu thụ, nhằm tránh việc lượng rác thải nhựa này có khả năng trôi ra đại dương;

- Giảm lượng rác thải nhựa hiện có trong môi trường tự nhiên: Nâng tỷ lệ thu hồi nhựa từ các loại rác thải nhựa ở địa bàn dự án lên 35% từ mức dưới 15% hiện nay;

- Các doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm mong muốn với giá cạnh tranh thị trường và có nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai: Tăng giá trị đầu tư vào nền kinh tế rác thải nhựa trong địa bàn dự án từ 0 lên 3.000.000 Krone Đan Mạch (DKK).

- Với giải pháp đồng xử lý, Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận nhựa không có khả năng tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp chất lượng thấp những loại nhựa thường bị lãng quên và xử lý chúng một cách triệt để - cấp nhiên liệu cho nhà máy xi măng thay vì lãng quên, đi vào các bãi chôn lấp hoặc thiêu đốt.

CHẤT THẢI NHỰA: ĐƯỢC QUẢN LÝ TRONG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

- Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học.

- Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

- Sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

- Luật quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì thuộc danh mục quy định phải tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc; quy định về phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải – EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng.

- Ngoài ra hàng loạt các quyết định, chỉ thị được ban hành để xây dựng hành lang pháp lý phát triển bền vững - bảo vệ môi trường. Ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030;

- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025”;

- Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam;

- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;

- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn;

- Cam kết lịch sử của Việt Nam tại COP26

Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

ĐỒNG HÀNH CÙNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỀN VỮNG

Quy trình đánh giá mức độ xanh của nhựa gpps

Trong nỗ lực giảm thiểu và tăng tỷ lệ phân tách - thu hồi giá trị từ rác thải nói chung và giải pháp bền vững cho các nguồn rác thải nhựa không thể tái chế (hoặc có giá trị tái chế thấp) nói riêng, Môi Trường Á Châu luôn hướng đến sự tham gia, hợp tác sâu rộng hơn các Đối tác, Cơ quan/ Tổ chức, Đơn vị, … nhằm cùng phát huy thế mạnh, gia tăng giá trị cho các bên và cộng đồng.

Môi Trường Á Châu luôn sẵn sàng Đồng hành cùng các nhà máy, nhãn hàng, tổ chức, doanh nghiệp, dự án, ...+++ tiếp nhận các nguồn nhựa trên, tiền xử lý phù hợp làm nguyên nhiên liệu thay thế, đồng hành cùng các Đơn vị thực hiện mục tiêu quản lý chất thải rắn, phát triển bền vững, phù hợp định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.