Quy định về mẫu đơn to cáo

Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm là gì? Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm? Hướng dẫn viết đơn tố cáo đảng viên vi phạm? Các quy định và thủ tục có liên quan? Thông tin liên quan?

Trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, cần phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, thường xuyên trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, giữ trọn niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên là sự “kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”.

Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp tố cáo đảng viên vi phạm bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau (có phát ngôn, quan điểm chính trị sai lệch, có các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng hay vi phạm đạo đức, xử lý đơn khiếu nại khởi kiện không đúng quy định, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân, ….)

Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm:
  • 3 3. Hướng dẫn viết đơn tố cáo đảng viên vi phạm:
  • 4 4. Các quy định và thủ tục có liên quan:
  • 5 5. Thông tin liên quan:

1. Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm là gì?

Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm là văn bản được lập ra bởi cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị xem xét tư cách đảng viên khi có những sai phạm. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý.

Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm được cá nhân là người tố cáo sử dụng để gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm đề nghị xem xét tư cách đảng viên bị tố cáo khi có những sai phạm.

2. Mẫu đơn tố cáo đảng viên vi phạm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——-

……, ngày……tháng … năm ……

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo ngắn gọn và chuẩn nhất

ĐƠN TỐ CÁO

(Đ/v: Đảng viên vi phạm)

Kính gửi: ………                                                                                        

Người tố cáo: ……..

– Sinh năm: ……

– Số CMND: ………   Ngày cấp: …….        Nơi cấp: ……

– Địa chỉ cư trú: ………

– Số điện thoại: ………

Xem thêm: Có được cấp lại bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng khi bị mất

Người bị tố cáo: ………

– Sinh năm: …..

– Số CMND: ……     Ngày cấp: …….        Nơi cấp: ……

– Địa chỉ cư trú: ……

– Số điện thoại: ……

– Hiện đang là ……

– Địa chỉ làm việc : ……

III. Lý do tố cáo:

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, tố giác tội phạm, mẫu đơn thư tố cáo lừa đảo mới nhất năm 2022

………

  1. Nội dung tố cáo

………

  1. Yêu cầu giải quyết tố cáo

………

Tôi xin cam đoan những những nội dung trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình đưa thông tin sai.

Tôi xin chân thành cảm ơn!         

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết đơn tố cáo đảng viên vi phạm:

– Nêu rõ các thông tin người tố cáo:

Xem thêm: Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận và xử lý không?

Họ và tên người tố cáo;

Năm sinh;

Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

Địa chỉ đăng ký thường trú;

Địa chỉ liên hệ;

Số điện thoại liên lạc.

– Đối với thông tin của đảng viên bị tố cáo, cần đảm bảo các thông tin về:

Họ và tên đảng viên vi phạm;

Xem thêm: Đảng viên có được phép viết đơn tố cáo, khiếu nại không?

Chức vụ của người bị tố cáo;

Địa chỉ làm việc;

Địa chỉ cư trú (nếu có)

– Người tố cáo phải trình bày trung thực sự việc và chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo cũng như các bằng chứng của mình. Khi trình bày lý do tố cáo, cần giải trình rõ những sai phạm của đảng viên là gì (có phát ngôn, quan điểm chính trị sai lệch, có các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng hay vi phạm đạo đức, xử lý đơn khiếu nại khởi kiện không đúng quy định, xúc phạm danh dự nhân phẩm của công dân, ….)

– Lưu ý: phải có căn cứ chứng minh có sự vi phạm trong:

Cương lĩnh chính trị,

Điều lệ Đảng,

Nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

Xem thêm: Bằng cấp cao đẳng nghề có ngang với bằng cao đẳng không?

Điều lệ, nghị quyết, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn vị,…

4. Các quy định và thủ tục có liên quan:

Thủ tục tố cáo Đảng viên vi phạm

Một người có thể tố cáo Đảng viên vi phạm khi chỉ khi phát hiện họ có hành vi vi phạm pháp luật.

Về thẩm quyền giải quyết tố cáo

Căn cứ theo Quy định số 30-QĐ/TW thì Ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức Đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp. Những nội dung tố cáo mà Ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức Đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Về nguyên tắc giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Điều 4 Luật tố cáo 2018 thì nguyên tắc giải quyết như sau:

– Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hỏi về vấn đề đã rút đơn tố cáo có được tố cáo lại không?

– Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

– Quyền của người tố cáo

Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;

Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

Rút tố cáo;

Xem thêm: Các hình thức kỷ luật Đảng viên vi phạm theo quy định mới nhất

Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của người tố cáo

Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật tố cáo 2018:

Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất

Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

– Quyền của người bị tố cáo

Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;

Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

Được nhận kết luận nội dung tố cáo;

Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;

Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Bậc lương, hệ số lương Đại học, Cao đẳng và Trung cấp mới

Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của người bị tố cáo

Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;

Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Các đơn tố cáo không được giải quyết

Đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc;

Xem thêm: Bằng cao đẳng là gì? Tốt nghiệp cao đẳng được gọi là gì?

Đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh;

Đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng;

Đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;

Đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

Hình thức tố cáo

Theo quy định tại Điều 22 Luật tố cáo 2018 thì hình thức tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Quy trình giải quyết tố cáo Đảng viên vi phạm

Bước 1: Thụ lý tố cáo

Xem thêm: Làm đơn tố cáo gia đình hàng xóm lấn chiếm đất công được không?

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý khi có đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo 2018

Thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp có thể gia hạn 1 lần không quá 30 ngày.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

Xác minh về thông tin người bị tố cáo

Xác minh nội dung tố cáo

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

Xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật

Biện pháp xử lý

Xem thêm: Chậm tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng do nợ môn học có được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

Chậm nhất 5 ngày làm việc người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và cơ quan cấp trên người bị tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất 7 ngày làm việc:

Nếu người bị tố cáo không vi phạm pháp luật: khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật

Nếu người bị tố cáo vi phạm pháp luật: áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

5. Thông tin liên quan:

Các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất đang áp dụng

Công dân khi vi phạm kỷ luật sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Riêng Đảng viên, ngoài xử phạt hành chính, xử lý hình sự thì còn có thể bị kỷ luật Đảng với các hình thức dưới đây:

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo vi phạm của Hiệu trưởng?

– Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

– Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

– Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.

– Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;

– Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị phạt bằng hình thức thấp hơn như phạt cải tạo không giam giữ hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, tính chất, tác hại… mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp;

– Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác của pháp luật…