Phương trình kế toán thể hiện tính

Phương trình kế toán hay còn được gọi là Fundamental accounting equation – đây là một công thức về kế toán tài chính được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hiện nay. Công thức này sẽ giúp cho các kế toán viên có thể tính toán về sổ sách, các thông số, dữ liệu,… cần thiết cho quá trình thống kê, kiện toàn các thông tin để làm báo cáo tài chính, giúp các doanh nghiệp phân tích hiệu quả nhất hệ thống hoạt động tài chính.

Xem ngay: Tin tức tuyển kế toán nhanh nhất

Phương trình kế toán thể hiện tính
Tìm hiểu khái niệm phương trình kế toán là gì?

Có thể nói phương trình kế toán chính là một nền tảng vô cùng tốt cho báo cáo tài chính, có khả năng liên kết được các thông số với hệ thống báo cáo tài vụ với nhau. Nó chính là một phương trình thể hiện được các mối quan hệ về tài sản, minh họa cho các mối liên kết tài sản, các khoản nợ cần phải trả, các cổ đông hay chủ sở hữu cổ phần trong tổ chức, doanh nghiệp.

Phương trình kế toán mang đến hiệu quả vô cùng tốt, cho thấy được các đối tượng đối với tài sản của tổ chức, doanh nghiệp như thế nào, đồng thời thể hiện được 2 mặt đối lập trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy thì việc áp dụng phương trình kế toán cũng sẽ cho các tổ chức, doanh nghiệp thấy được cần phải cân bằng về tài chính ra sao, đưa ra các quyết định, giải pháp như thế nào về tài chính để quá trình hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem ngay: CV xin việc kế toán đáp ứng yêu cầu tuyển dụng

Hiện nay, có 2 phương trình kế toán được áp dụng phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp. Tùy vào từng trường hợp, bối cảnh cụ thể mà các kế toán viên sẽ cần sử dụng các phương trình kế toán phù hợp. Để hiểu chi tiết về 2 dạng phương trình kế toán này, hãy tiếp tục theo dõi nội dung phía dưới nhé!

2.1. Công thức phương trình kế toán cơ bản

Phương trình kế toán thể hiện tính
Công thức phương trình kế toán cơ bản

Phương trình kế toán cơ bản được xem là nền tảng của báo cáo tài chính và là sợi dây để xâu chuỗi, liên kết toàn bộ các yếu tố trong hệ thống các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Phương trình kế toán cơ bản phản ánh các đối tượng của kế toán chính là tài sản với tính 2 mặt độc lập nhưng lại luôn có mối liên hệ, cân bằng về tổng, đồng thời cũng quyết định phần lớn đến các phương pháp ghi chép của hoạt động kế toán trong doanh nghiệp.

Hiện nay, có rất nhiều công thức hay phương trình kế toán (cân đối kế toán), tuy nhiên, chỉ có 1 phương trình được quy định là cơ bản đó là:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Xem thêm: Việc làm kế toán tổng hợp

2.2. Công thức phương trình kế toán mở rộng

Công thức của phương trình kế toán mở rộng trong doanh nghiệp

Phương trình kế toán mở rộng hay còn được gọi là Expanded Accounting Equation – đây là dạng phương trình được lấy từ các phương trình kế toán thông thường và được minh họa một cách chi tiết hơn ở các thành phần khác nhau của vốn cổ đông tại 1 tổ chức, doanh nghiệp.

Thông qua các công thức, phương trình kế toán, quá trình phân tách vốn chủ sở hữu thành các bộ phần cấu thành nó, các nhà phân tích sẽ có được các kết quả chính xác, giúp hiểu rõ hơn về cách tính lợi nhuận được sử dụng, ví dụ như là cổ tức, tái đầu tư vào tổ chức, doanh nghiệp hoặc cũng có thể là giữ lại tiền mặt.

Phương trình kế toán thể hiện tính
Công thức phương trình kế toán mở rộng

Theo đó, phiên bản mở rộng của phương trình kế toán sẽ trình bày một cách chi tiết nhất vai trò của vốn chủ sở hữu trong các phương trình kế toán cơ bản. Công thức phiên bản mở rộng của phương trình kế toán cơ này sẽ được tính như sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn của chủ sở hữu

Cụ thể trong đó, ý nghĩa các thông số sẽ là:

- Nợ phải trả: thông số này sẽ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ở thời điểm hiện tại và nợ dài hạn, nghĩa vụ cần phải trả.

- Vốn của chủ sở hữu: đây chính là tài sản đã có sẵn của các cổ đông sau khi trừ tất cả các khoản nợ.

Còn đối với phương trình kế toán mở rộng thì sẽ được tính theo công thức dưới đây:

Tài sản = Nợ phải trả + CC + BRE + R + E + D

Cụ thể các thông số này sẽ được hiểu là:

- Nợ phải trả: thông số này sẽ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ở thời điểm hiện tại và nợ dài hạn, nghĩa vụ cần phải trả.

- CC: Vốn được góp, vốn được cung cấp bởi các cổ đông ban đầu trong doanh nghiệp.

- BRE: đây là lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận này không phân phối cho các cổ động tính từ giai đoạn trước.

- R: đây là doanh thu, là những gì được tạo ra từ chính hoạt động của doanh nghiệp.

- E: các chi phí theo dự kiến và chi phí phát sinh để phục vụ cho quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp.

- D: đây được hiểu là cổ tức, là thu nhập có được từ các hoạt động phân phối cho các cổ đông trong doanh nghiệp.

Phương trình kế toán mở rộng hoạt động như thế nào trong doanh nghiệp?

Phương trình kế toán thể hiện tính
Hoạt động của phương trình kế toán mở rộng

Hiện nay, đôi khi các nhà phân tích kế toán trong doanh nghiệp có nhu cầu hiểu rõ ràng, chính xác hơn về các thành phần của vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp mình đang hoạt động. Và bên cạnh các tài sản, khoản nợ cần phải trả thì vốn cổ đông cũng là yếu tố không thể thiếu của phương trình kế toán tổng hợp của doanh nghiệp. Theo đó, phương trình kế toán mở rộng sẽ có thêm các yếu tố là vốn góp, lợi nhuận giữ lại, chi phí, doanh thu và cổ tức.

Theo đó, vốn góp và cổ tức sẽ cho các nhà phân tích, kế toán viên thấy được hiệu quả của các giao dịch đối với các cổ đông trong doanh nghiệp như thế nào, sự khác biệt giữa doanh thu, lợi nhuận được tạo ra, các chi phí và sự tổn thất tài sản phát sinh như thế nào, nó có phản ánh được những ảnh hưởng của thu nhập ròng đối với vốn của chủ sở hữu hay không?

Như vậy, phương trình kế toán mở rộng hiện nay đóng vai trò rất quan trọng, hữu ích đối với vấn đề xác định các mức cơ bản liên quan đến cách mà vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp thay đổi như thế nào theo từng giai đoạn. Từ đó có thể làm chủ được toàn bộ quá trình hoạt động tại doanh nghiệp và mang về hiệu quả cao hơn.

Tham khảo thêm: Việc làm kế toán công nợ

3. Tính cân đối của phương trình kế toán như thế nào?

Phương trình kế toán thể hiện tính
Tính cân đối của phương trình kế toán như thế nào?

Thực tế có rất nhiều các phương trình kế toán thể hiện được tính cân đối trong số dư tài nguyên còn lại của các doanh nghiệp, song tính cân đối sẽ thể hiện rõ rệt nhất trong phương trình kế toán nền tảng.

Cụ thể, bên trái của phương trình sẽ thể hiện về tổng tài sản của doanh nghiệp hiện có, còn bên phải sẽ là số nợ mà doanh nghiệp cần phải trả, đồng thời phía bên này cũng thể hiện vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Theo đó, các yếu tố này thể hiện rằng nguồn lực cung cấp cho các doanh nghiệp sẽ được xây dựng dựa trên các mối quan hệ giữa chủ sở hữu của doanh nghiệp và chủ nợ của họ. Do đó, tính cân đối của phương trình kế toán trong doanh nghiệp sẽ thể hiện ở 2 trường hợp sau:

3.1. Trường hợp tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn

Đối với trường hợp tổng tài sản bằng với tổng nguồn vốn thì tính cân đối trong các phương trình kế toán sẽ cho ra kết quả ở 4 trường hợp cụ thể và cũng thể hiện theo 2 đối tượng chính là tài sản và nguồn vốn như sau:

Phương trình kế toán thể hiện tính
Trường hợp tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn

- Tài sản tăng – tài sản giảm

- Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm

- Tài sản tăng – nguồn vốn giảm

- Tài sản giảm – nguồn vốn giảm

3.2. Trường hợp tổng tài sản bằng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

Một trường hợp khác về tính cân đối của phương trình kế toán trong doanh nghiệp chính là tổng tài sản bằng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là đối tượng của phương trình kế toán lúc này sẽ là tài sản, là nguồn vốn và nợ phải trả. Đồng thời tính cân đối này cũng sẽ diễn ra theo 9 trường hợp khác nhau đó là:

Tham khảo thêm: Chuyên mục tư vấn việc làm kế toán

Phương trình kế toán thể hiện tính
Trường hợp tổng tài sản bằng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

- Tài sản tăng – tài sản giảm

- Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm

- Nợ tăng – nợ giảm

- Nguồn vốn tăng – nợ giảm

- Nguồn vốn giảm – nợ tăng

- Tài sản tăng – nguồn vốn tăng

- Tài sản tăng – nợ tăng

- Tài sản giảm – nguồn vốn giảm

- Tài sản giảm – nợ giảm

Đối với trường hợp này, tính cân đối của phương trình kế toán sẽ phân chia thành 3 nhóm tài chính riêng biệt. Theo đó, 3 nhóm này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình phân tích một cách chi tiết, rõ ràng và chính xác nhất về các yếu tố, đồng thời xác định được những ảnh hưởng đến đối tượng trong các phương trình kế toán.

Phương trình kế toán thể hiện tính
Phân chia tính cân đối trong phương trình kế toán

Cụ thể là đối với trường hợp đầu tiên “tài sản tăng – tài sản giảm” thì tài sản trong bảng cân đối kế toán sẽ có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc 1 phần của tài sản chứ không phải toàn bộ. Cho dù là các nghiệp vụ tài chính phát sinh các sự cố thì cũng không thể làm ảnh hưởng đến tất cả tài sản của doanh nghiệp.

Còn đối với các trường hợp tiếp theo (2 – 5) thì khi 1 nguồn vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì nó vẫn không làm thay đổi được cơ cấu trong toàn bộ nguồn vốn đó của doanh nghiệp và tổng tài sản vẫn sẽ bằng tổng nguồn vốn. Các trường hợp còn lại (6 – 9) thì sẽ đồng thời làm phát sinh ra các ảnh hưởng, có liên quan trực tiếp đến tài sản, nguồn vốn và làm tăng hoặc giảm các giá trị bằng nhau. Khi đó thì cả 2 đối tượng đều sẽ có sự thay đổi, tuy nhiên 2 phần này lại hoàn toàn bằng nhau.

Như vậy, qua những phân tích trên đây của timviec365.vn, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về khái niệm phương trình kế toán là gì rồi phải không? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các kế toán viên có thể áp dụng hiệu quả, chính xác nhất vào quá trình làm kế toán trong doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết về các phương pháp kế toán cơ bản

Trong hoạt động kế toán, việc sử dụng các phương pháp kế toán là điều hết sức quan trọng nhằm giúp cho người thực hiện kế toán tiến hành xử lý công việc hiệu quả hơn, tránh sai sót đáng tiếc. Và để hiểu rõ hơn về các phương pháp kế toán cơ bản, mời các bạn đọc bài viết sau nhé!

Các phương pháp kế toán