Phương thức biểu đạt chính của bài bánh trôi nước

phương thức biểu đạt bài bánh trôi nước, qua đèo ngang

“Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

 

Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.

Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Hay như:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.

Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:

 

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.

Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm

Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.

Bánh trôi nước

Tên tác giả :

Thể thơ : 

Phương thức biểu đạt chính :

Nội dung chính của văn bản hoặc các câu trong văn bản :

Các câu hỏi tương tự

Phương thức biểu đạt có trong bài thơ là biểu cảm .

QHT:với,vẫn,giữ.

Biện pháp nghệ thuật vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường , mô típ dân gian , ngôn ngữ thơ bình dị gần gũi vứi lời ăn tiếng nói . Sử dụng thành ngữ ẩn dụ xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.Tăng sức gợi hình

Qua bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương em cảm nhận được bài thơ ca ngợi phẩm chất trong sáng son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa đồng thời cảm thương cho số phận lênh đênh chìm nổi của họ trong xã hội phong kiến . Tuy những người phụ nữ ngày xưa có số phận bảy nổi ba chìm lênh đênh , phụ thuộc nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất thủy chung . Em rất thương cho người phụ nữ ngày xưa.

5* cho mk nha

  • đề tài của văn bản ' Đi lấy mật ' là gì?

    14/09/2022 |   0 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 16/09/2022 |   1 Trả lời

  • 16/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 16/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  •  a. Cái thứ tự học cũng giống cái thứ đi bộ ấy. Tự học cũng giống như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lần thời gian. 

    (Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích

    b. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta gặp những người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thấy ấm ấp lại trong lòng. Biết bao danh sĩ đã nhờ tự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời. 

    (Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích

    c. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết , nhưng lòng tôi vấn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. 

    (Thanh Tịnh, Tôi đi học

    15/09/2022 |   1 Trả lời

  • a. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một thứ tích lũy. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. 

    (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách

    b. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. 

    (Thanh Tịnh, Tôi đi học

    c. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

    (Thanh Tịnh, Tôi đi học

    15/09/2022 |   1 Trả lời

  • a. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. 

    (Thanh Tịnh, Tôi đi học

    b. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, .... Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.

    (Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách

    16/09/2022 |   1 Trả lời

  • a. Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. 

    (Thanh Tịnh, Tôi đi học

    b. Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời ...Những nối đau khổ nhờ đó mà bớt nhói.

    (Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích

    c. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình.

    (Nam Cao, Đời thừa

    15/09/2022 |   1 Trả lời

  • Trước hết, cái thứ tự học cũng giống cái thứ đi chơi bộ ấy. Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian ...

     Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E. Gờ- ron- vơ- neo (E. Gronevelt) , người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác. Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đó, làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong bệnh viện và thừa nhận ông E. Gờ- ron- vơ- neo có lí ....

    (Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích

    15/09/2022 |   1 Trả lời

  • Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai củng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mời, thiên niên kỉ mới.

    Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sứ. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế trí thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

    (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

    15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • 16/09/2022 |   1 Trả lời

  • 15/09/2022 |   1 Trả lời

  • Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng"

    16/09/2022 |   0 Trả lời

  • Viết 1 đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Lưu ý:Không Copy trên mạng !Giúp em với ạ em xin chân thành cảm ơn các anh chị

    17/09/2022 |   0 Trả lời

  • Viết 1 đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh Lưu ý:Không Copy mạng ạ !Giúp em với ạ em xin chân thành cảm ơn các anh chịThứ hai em phải nộp huhu

    17/09/2022 |   0 Trả lời

  • 18/09/2022 |   1 Trả lời