Phỏng vấn ngân hàng điểm mạnh điểm yếu

Trong CV xin việc sẽ không hoàn thiện nếu thiếu điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Phần này thường không được chú ý đến trong CV ngân hàng nhưng đây lại là yếu tố giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy cùng mình tìm hiểu cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV ngân hàng chuẩn nhất trong bài viết này nhé.

Phỏng vấn ngân hàng điểm mạnh điểm yếu

I. Cách viết điểm mạnh trong CV ngân hàng

1. Hướng dẫn cách viết

Điểm mạnh (tên tiếng Anh: Strengths) là những đặc điểm nghiêng về thế mạnh của bản thân. Đây là những tố chất, kỹ năng và trình độ chuyên môn mà bạn sở hữu sẵn, mang lại sự nổi trội trong công việc và cuộc sống.

Điểm mạnh hay điểm yếu mà bạn trong CV chính là điểm nhấn giúp bạn tạo nên sự khác biệt của bản thân. Khi nêu lên những điểm mạnh mà bạn có, nhà tuyển dụng sẽ xác định được bạn có phải là nhân tố phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng hay không.

Dựa vào từng ngân hàng hay vị trí trong phòng ban khác nhau, bạn hãy nêu lên những phẩm chất đạo đức bạn thấy phù hợp nhất. Để được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn so với những ứng viên khác, bạn hãy làm nổi bật phần điểm mạnh bằng cách liệt kê kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Ví dụ bạn có thể chọn lọc những điểm mạnh nào phù hợp nhất với công việc ngân hàng như: khả năng tính toán chính xác, kỹ năng ghi nhớ tốt, kỹ năng đàm phán, trình độ chuyên môn,...

Bên cạnh đó hãy suy nghĩ thêm về một vài tính cách tích cực ở bản thân để nêu ra trong phần này. Nhà tuyển dụng thường rất thích nhân viên hòa đồng, có kỹ năng làm việc nhóm hay thích nghi nhanh trong môi trường làm việc mới. Nếu có năng khiếu nào đó, đừng ngần ngại mà hãy điền vào vì đây chính là một trong những điều giúp CV ngân hàng của bạn trở nên ấn tượng.

>>> Mời bạn tham khảo ngay: Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng

2. Gợi ý những điểm mạnh cần có

Phỏng vấn ngân hàng điểm mạnh điểm yếu

CV như lần gặp đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng nên bạn nên cẩn trọng khi đưa mọi thông tin vào CV của mình. Bạn có thể tham khảo những điểm mạnh khi viết CV ngân hàng dưới đây nhé:

Kỹ năng tin học văn phòng thành thạo

Không chỉ với nhân viên ngân hàng, nhân viên nào cũng cần có kỹ năng tin học văn phòng cơ bản. Với một nhân viên ngân hàng, kỹ năng tin học văn phòng là một công cụ không thể thiếu. Các nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng đòi hỏi nhân viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong công việc. Ví dụ như các phần mềm liên quan đến tính toán, kế toán, quản lý dữ liệu và thông tin. Để trở thành một nhân viên ưu tú, bạn cần thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm liên quan trực tiếp đến công việc của mình.

Yêu thích làm việc với số liệu

Làm việc trong ngành ngân hàng, nhân viên thường xuyên hằng ngày phải tiếp xúc với các con số và các phép tính. Nếu nhân viên không có niềm yêu thích khi làm việc với các con số, họ sẽ khó có thể đạt được kết quả tốt trong công việc. Thêm vào đó, làm việc thường xuyên với các con số sẽ rèn luyện cho nhân viên khả năng tính toán, tư duy logic và luyện trí nhớ.

Thật thà, trung thực

Đức tính trung thực, thật thà là một trong những yếu tố cần có của một nhân viên ngân hàng ưu tú. Với bất cứ công việc nào, sự trung thực cũng là điều cần thiết. Ngành ngân hàng càng đòi hỏi điều này. Thêm vào đó, việc tiếp xúc với nhiều đối tác, khách hàng, nhân viên cũng sẽ nhận được những lời đề nghị với thỏa thuận hấp dẫn. Lúc này, đức tính trung thực, thật thà là vô cùng cần thiết để nhân viên có thể thoát khỏi những cám dỗ.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp được cho là một trong những yếu tố cần có của một nhân viên ngân hàng ưu tú hiện nay. Nhân viên ngân hàng thường xuyên phải giao dịch với các khách hàng hằng ngày hoặc gặp mặt các đối tác. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là không thể phủ nhận. Nhiệm vụ của nhân viên là phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp mỗi ngày. Nhà tuyển dụng sẽ rất muốn bạn là người hòa đồng và có tính cách này để công việc được suôn sẻ hơn đấy.

Tuân thủ nguyên tắc làm việc

Làm việc với các con số chắc chắn sẽ là công việc khó khăn đối với những người không có sự cẩn trọng và tỉ mỉ. Chính vì thế tuân thủ nguyên tắc làm việc bằng cách thể hiện sự cẩn thận cũng là yếu tố cần có của một nhân viên ngân hàng ưu tú. Với rất nhiều các con số, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng với rất nhiều rắc rối khác kèm theo nó. Bởi thế, nhân viên cần có đức tính cẩn trọng, chính xác, tỉ mỉ.

Tinh thần trách nhiệm cao

Ngành ngân hàng không phải là ngành dành cho những người lười biếng hoặc thiếu động lực. Trong những thời điểm bận rộn, tốc độ, sự chuyên nghiệp, và tinh thần trách nhiệm cao là những điều hết sức cần thiết để bạn không mắc sai lầm.

Quản lý căng thẳng, chịu được áp lực

Với thời gian làm việc dài, môi trường áp lực cao và khối lượng kỳ vọng rất lớn đối với bạn để thực hiện, một chút ngạc nhiên rằng ngân hàng được coi là một vai trò rất căng thẳng. Để thành công trong ngành này, bạn cần có khả năng chịu đựng căng thẳng cao và có thể tự quản lý bản thân.

Luôn cập nhật và có hứng thú về kiến thức thương mại, kinh tế xã hội

Khả năng dự đoán xu hướng tài chính và những sự phát triển kinh doanh/kinh tế trong tương lai trong thị trường trong và ngoài nước là một điểm giúp bạn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng, điều tách biệt một nhân viên ngân hàng thành công. Vì thực chất, việc xác định những diễn biến lớn sẽ xảy ra ở lĩnh vực cụ thể nào của thị trường có thể là yếu tố chủ chốt để bạn mở rộng hoặc bảo vệ danh mục đầu tư của ngân hàng mình.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm Hành chính Nhân sự:

- Nhân viên Quan hệ lao động - PR Nội bộ

- Nhân viên HR Data Analyst/ HR Data Admin

- Nhân viên hành chính văn phòng

- Nhân viên quan hệ lao động

II. Cách viết điểm yếu trong CV ngân hàng

Phỏng vấn ngân hàng điểm mạnh điểm yếu

1. Hướng dẫn cách viết

Điểm yếu (tên tiếng Anh: Weaknesses) là những nhược điểm của bản thân khiến bạn chưa tự tin. Không ai là hoàn hảo cả, hãy nhớ rằng một bản CV chỉn chu là bản CV được trình bày, sắp xếp thông tin khoa học, có nội dung phù hợp và thông minh trong cách diễn đạt.

Đưa điểm yếu trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về ứng viên. Tuy nhiên, phải thật tinh tế khi trình bày nhược điểm để làm sao biến điểm yếu thành đặc điểm nổi bật. Nên liệt kê những điểm yếu bổ trợ điểm mạnh vì đôi khi đó chính là đòn bẩy giúp CV của bạn nhận được nhiều thiện cảm từ nhà tuyển dụng.

Có thể kể đến những điểm yếu về mặt tính cách còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong những hoạt động nhóm hay chưa có nhiều kinh nghiệm vì vừa tốt nghiệp,.. Thế nhưng hãy đảm bảo bạn phải có ý chí cầu tiến và nỗ lực hết sức mình để xóa mờ những điểm yếu này, biến chúng thành động lực để bản thân hoàn thiện hơn mỗi ngày.

2. Gợi ý những điểm yếu nên viết

Dưới đây là những gợi ý làm thế nào để nói về nhược điểm của bản thân theo hướng tích cực, các bạn có thể tham khảo nhé:

Kỹ tính

Đây không hoàn toàn là một điểm yếu nếu như bạn nói về nhược điểm của bản thân theo hướng tích cực. Ví dụ bạn có thể nói rằng: “Tôi là người kỹ tính. Tôi luôn kiểm tra mọi thứ nhiều lần để chắc chắn không có sai sót, ví dụ tôi thường kiểm tra lại email của mình nhiều lần trước khi gửi đi.” 

Khó tập trung trong công việc

Bạn là người khó tập trung trong công việc nhưng bạn nhận ra là mình làm việc hiệu quả hơn nếu lên kế hoạch vào cuối ngày hoặc đầu tuần. Bạn sẽ làm việc tốt hơn khi tự ý thức được thứ sự và ưu tiên của công việc.

Người hướng nội

Bạn là một người hướng nội, mong muốn sống một cách hướng nội nhưng đôi khi nó lại trở thành điểm yếu trong môi trường ngân hàng. Hãy trung thực bằng cách thể hiện việc bạn không thoải mái khi chia sẻ hay trình bày ý tưởng của mình nhưng đó cũng là lý do khiến bạn không tạo ra được kết quả. Bạn đã bắt đầu dần thay đổi về thói quen của mình để đem lại nhiều lợi ích cho bản thân và người khác. Có thể tham khảo về những lớp học kỹ năng để cải thiện tình trạng của mình.

Kỹ năng thuyết trình còn yếu

Bạn có thể nói rằng bạn căng thẳng khi phải nói chuyện trước đám đông nhưng hãy thể hiện rằng bạn biết kỹ năng thuyết trình rất quan trọng nên vẫn đang cố gắng cải thiện nó. Bạn đang cố gắng mỗi ngày luyện tập, chuẩn bị trước thật kỹ những bài thuyết trình để tự giảm bớt căng thẳng,...

III. Những lưu ý chung khi trình bày điểm mạnh, điểm yếu

Phỏng vấn ngân hàng điểm mạnh điểm yếu

Ngân hàng là một ngành nghề cần nhiều kỹ năng do đó bạn cần cẩn thận trong cách viết CV bằng cách bám sát vào yêu cầu của vị trí mà bạn ứng tuyển, theo đó bạn khéo léo kéo điểm mạnh của mình lên để thu hút nhà tuyển dụng.

Và đặc biệt trong cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng tuyệt đối không sai chính tả, không trình bày quá dài dòng, lan man những điều không cần thiết tránh mất điểm đối với nhà tuyển dụng.

1. Trung thực với những gì mình viết ra

Một trong những điều quan trọng nhất khi nêu ưu nhược điểm của bản thân là trung thực. Một câu trả lời chân thật sẽ tạo ấn tượng trong khi một câu trả lời chung chung, phóng đại sẽ mang đến điều ngược lại.

Nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn một người không thể nhận ra và sở hữu những phẩm chất cần thiết để làm việc. Bạn sẽ là một nhân viên tốt hơn nếu bạn có thể hiểu và tận dụng điểm mạnh của bản thân mình đồng thời cải thiện những điểm yếu. Vì vậy, bạn nên thể hiện chính bản thân mình trong CV rằng bạn có khả năng tự nhận thức.

2. Trình bày ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm

Hãy trình bày ngắn gọn và tập trung vào một hoặc hai điểm mạnh, điểm yếu. Đừng nghĩ về số lượng mà hãy chú ý đến chất lượng. Đừng chỉ viết ra những điều bạn nghĩ là tốt hoặc xấu mà không giải thích thêm bất cứ điều gì. Thay vào đó, hãy thu hẹp chúng và đi vào chi tiết.

3. Không nên liệt kê quá nhiều điểm yếu

Sau khi liệt kê điểm mạnh để thể hiện bản thân, hãy lồng thêm điểm yếu để nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn. Tuy nhiên hãy tinh tế trong trách trình bày điểm yếu, tránh liệt kê tất cả sẽ làm bạn “chìm nghỉm” so với những ứng viên cùng ứng tuyển vào vị trí của bạn.

4. Cần có sự tinh tế, chọn lọc phù hợp

Để việc liệt kê điểm mạnh điểm yếu một cách tinh tế bằng cách chọn lọc nội dung sao cho dung lượng của hai mục này không lấn sang các mục khác. Tùy theo bố cục của bản CV ngân hàng, hai phần trên chỉ nên gói gọn trong 2-4 dòng mỗi phần để không phản tác dụng, gây rối mắt.

[Xem thêm]

>> Mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

>> Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng

>> 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm viết CV ngân hàng cho nên cách trình bày một bản CV chuẩn là một điều cần quan tâm chú ý. Hi vọng với những gợi ý cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng chuẩn nhất trên đây sẽ giúp ích cho bạn trên con đường chinh phục vị trí mà bạn mong muốn. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích và chúc các bạn thành công!