Phim cô dâu 8 tuổi đóng trong bao lâu

Theo đơn vị mua bản quyền và phát sóng phim trong nước, dự án bắt đầu khởi quay từ tháng 7/2021 ở bang Rajasthan, Ấn Độ. Nội dung phần hai tiếp tục đề cập đến nạn tảo hôn, những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật Anandi và hệ lụy tác động lên cuộc sống. Trong teaser công bố ngày 31/3, mở đầu là một nghi lễ truyền thống, Anandi trong trang phục cô dâu được đưa đến đến một sa mạc trắng xóa.

Dàn diễn viên của phim thay đổi. Ở mùa đầu, Avinash Mukherjee và Avika Gor gây ấn tượng với vai nam, nữ chính lúc nhỏ. Sang mùa mới, vai trò này thuộc về cặp sao Vansh Sayani và Shreya Patel [sinh năm 2012]. Dự án còn có sự tham gia của Riddhi Nayak Shukla, Ketki Dave, Supriya Shukla, Seema Mishra, Anshul Trivedi... Êkíp sản xuất, nhạc phim, cách ghi hình và diễn xuất chậm rãi đặc trưng của tác phẩm sẽ giữ nguyên.

Một cảnh quay được hé lộ trong teaser "Cô dâu 8 tuổi" phần 2, tung ngày 31/3. Ảnh: TodayTV

Phim thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, vừa quay vừa phát sóng. Hiện tác phẩm đã quay được 260 tập, phát 20 phút mỗi tập ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, phim dự kiến lên sóng trước khoảng 130 tập, 45 phút mỗi tập, bắt đầu từ ngày 17/6.

Cô dâu 8 tuổi giữ kỷ lục là phim truyền hình dài nhất Ấn Độ, phát sóng tám năm liên tiếp, kể từ năm 2008. Phần một của phim có tổng 2.248 tập, xoay quanh cuộc sống của Anandi lấy chồng từ năm tám tuổi. Trải qua nhiều gian khổ, Anandi đã tranh đấu để đòi lại công bằng trong gia đình nhà chồng. Lớn lên, cô trở thành nữ trưởng làng đầu tiên và danh tiếng. Cô đứng lên góp tiếng nói bình đẳng giới.

Phim từng giành các giải thưởng như Indian Telly Awards [16 lần], Golden Petal Awards [4 giải], The Global Indian Film and TV Honours... Avika Gor nhờ thủ vai Anandi lúc nhỏ đã thành danh trên màn ảnh Bollywood.

Tác phẩm lên sóng trong nước từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2017, trở thành phim nước ngoài có thời lượng phát sóng lâu nhất tại Việt Nam, đạt tỷ suất người xem ổn định. Dàn sao của phim gồm Roop Durgapal, Aasiya Kazi, Siddharth Shukla, Avinash Mukherjee từng đến TP HCM hồi tháng 7/2016. Họ tham gia ghi hình chương trình thực tế, đến thăm nhà fan, đi thiện nguyện...

Tân Cao

Bộ phim truyền hình dài nhất Ấn Độ, đồng thời được xem là bộ phim nước ngoài có thời lượng phát sóng lâu nhất tại Việt Nam - Cô dâu 8 tuổi mùa đầu tiên đã kết thúc sau hơn 2 năm phát sóng tại Việt Nam [từ 11.2014 đến tháng 2.2017, phía đài TodayTV Việt Nam gộp thời lượng lên 45 phút/tập nên còn 1.138 tập]. Đây là một trong những phim truyền hình hiếm hoi của Ấn Độ khai thác một cách chân thực về hủ tục tảo hôn - một trong những vấn nạn nhạy cảm vẫn còn tồn tại ở quốc gia này; cùng những hệ lụy của vấn nạn lên cuộc sống của những đứa trẻ cũng như cuộc sống gia đình, người thân.

Hình ảnh mói trong phần 2 Cô dâu 8 tuổi

Khi ra mắt phần 1, phim giữ kỷ lục bộ phim truyền hình dài nhất Ấn Độ, nội dung cũng gây ra cuộc tranh cãi lớn suốt một thời gian dài.. Tại Việt Nam, bộ phim lọt vào top 10 từ khóa được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google Việt Nam trong năm 2015.

Vào tháng 7.2021, ê-kíp thực hiện bộ phim Cô dâu 8 tuổi thông báo về việc bấm máy phần 2 tại bang Rajasthan, Ấn Độ. Thông tin từng khiến những khán giả yêu mến bộ phim vui mừng vì sau một thời gian khá dài kể từ phần 1, nội dung của phim sẽ được tiếp tục. Đến nay, những khâu cuối cùng đã hoàn thiện, phim sắp được ra mắt khán giả.

Poster Cô dâu 8 tuổi phần 2 vừa được tung ra gây chú ý với khán giả

Trong phần 2, nội dung về nạn tảo hôn sẽ tiếp tục nhưng tình tiết diễn biến cụ thể chưa được ê-kíp sản xuất tiết lộ. Thông qua teaser ngắn vừa được giới thiệu, phim cũng hé lộ được một vài tình tiết gay cấn cùng những khoảnh khắc hé lộ nhan sắc cực đáng yêu của ‘cô dâu nhí’. Vấn nạn tảo hôn một lần nữa lặp lại, liệu số phận của cô dâu mới có thay đổi và nạn tảo hôn có được xóa bỏ? Những khán giả trót bỏ lỡ mùa đầu hoặc đang chờ đón "một Anandi mới" có lẽ đều đang háo hức mong đợi những gì sẽ xảy ra trong mùa 2 sắp được phát sóng vào tháng 6 này trên TodayTV.

Hình ảnh Cô dâu 8 tuổi trong phần 2

Về số tập phim, đơn vị phát hành phim tại Việt Nam cho biết Cô dâu 8 tuổi phần 2 sẽ ngắn hơn phần 1 nhưng tạm thời chưa thể tiết lộ con số cụ thể. Cho đến hiện tại, một số diễn viên tham gia phần 1 của phim đã qua đời sau khi phim kết thúc. Diễn viên Siddharth Shukla, nam chính của bộ phim qua đời vào đầu tháng 9.2021 ở tuổi 40, vì bệnh tim. Nữ diễn viên Pratyusha Banerjee qua đời vào năm 2016 do tự tử. Cô gặp trục trặc trong chuyện tình cảm dẫn đến hành động tiêu cực nhưng đến nay, cái chết của nữ diễn viên được cho vẫn còn nhiều uẩn khúc. Ngoài ra, diễn viên Surekha Sikri - người vào vai bà nội của Anandi trong phim cũng đã qua đời vì bệnh già hồi cuối tháng 7.2021, hưởng thọ 76 tuổi.

Tin liên quan

Phim ảnh Phim truyền hình

  • Thứ sáu, 22/7/2016 16:40 [GMT+7]
  • 16:40 22/7/2016

Một trong những dự án phim truyền hình dài nhất Ấn Độ đã đi đến hồi kết. Tuy nhiên, hai diễn viên chính lại bất ngờ vì quyết định của nhà đài.

India Today đưa tin, đài truyền hình Colors TV đã quyết định kết thúc bộ phim Cô đâu 8 tuổi [Balika Vadhu]. Phim quay tập cuối vào ngày 22/7 và sau đó phát sóng vào cuối tuần sau. Trải qua 8 năm lên sóng, dự án thuộc Top những phim truyền hình dài nhất Ấn Độ đã kết thúc với hơn 2.000 tập.

Theo tiết lộ của nhà sản xuất, khán giả chắc chắn hài lòng với kết thúc có hậu dành cho con gái của Anandi. Cô sẽ thoát khỏi sức ép về một cuộc hôn nhân bắt buộc.

Cuộc sống của con gái Anandi sẽ may mắn hơn mẹ. Ảnh: India Today.

Lý giải về việc kết thúc phim sớm hơn dự kiến, nguồn tin từ đài truyền hình cho biết thời gian qua lượng khán giả xem phim giảm nghiêm trọng. Kinh phí vẫn phải đổ vào dự án nhưng không còn hiệu quả.

Đối diện với thông tin về sự dừng phim, nữ diễn viên chính Mahhi Vij chia sẻ sự tiếc nuối. Cô mới gia nhập đoàn vào tháng 5 và không thể ngờ chỉ có 2 tháng làm phim.

Cô đâu 8 tuổi [Balika Vadhu] là một phim truyền hình dài tập nổi tiếng ở kênh Colors TV, đã ra mắt khán giản từ năm 2008. Nội dung kể về Anandi, một người phụ nữ mạnh mẽ, độc lập và trải qua hai cuộc hôn nhân bất hạnh. Ở phần cuối sau khi Anandi qua đời, phim xoay quanh câu chuyện về con gái cô - Nandini.

Tập cuối cùng của series dài tập được lên sóng vào ngày 31/7. Trong ảnh là Anandi và thanh tra Shiv - hai nhân vật có kết thúc đoản hậu. Ngoài đời, nữ diễn viên thủ vai Anandi cũng qua đời sau khi tự tử. Ảnh: PNT.

Từ khi phát sóng, Cô dâu 8 tuổi thường xuyên thay đổi dàn diễn viên. Với chiều dài hàng nghìn tập, những gương mặt quen thuộc như thanh tra Shiv, bà nội Dadisa cũng đã rút khỏi phim. Hồi tháng 4, nữ diễn viên Toral Rasputra tuyên bố dừng đóng vai Anandi vì cảm thấy mệt mỏi với chiều dài bộ phim.

Cô dâu 8 tuổi kết thúc Cô dâu 8 tuổi kết thúc

Dường như khán giả Ấn Độ vẫn chưa thấy ngán với "Cô Dâu 8 Tuổi" dù phim đã đạt ngưỡng ít tác phẩm nào có thể vượt qua về số tập.

  • Những tình tiết ẩn trong series Avengers

Những lý do khiến “Cô Dâu 8 Tuổi” dài đến gần 2.000 tập

Những ngày qua, Cô Dâu 8 Tuổi là chủ đề được khán giả Việt Nam bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Lý do chính khiến bộ phim Ấn Độ này trở nên “hot” đến vậy nằm ở số tập siêu khủng của nó: 1927 tập [có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng]. Vậy điều gì làm một tác phẩm lấy chủ đề gia đình tưởng chừng như rất bình thường lại sở hữu “kỷ lục” đáng nể như vậy? Dưới đây là những lý do khiến Cô Dâu 8 Tuổi kéo dài đến gần 2.000 tập.

1. Truyền thống nhà đài là sản xuất phim siêu dài

Cô Dâu 8 Tuổi là phim truyền hình do kênh Colors TV tại Ấn Độ sản xuất và có thời lượng tập dài nhất trong lịch sử của truyền hình Ấn Độ. Hiện nay, Colors còn liên kết mở rộng ra thị trường các nước: Mỹ, Canada, Ai-len, Anh. Tại đất nước tỷ dân, Colors TV được ví như đài TVB phiên bản Bollywood. Vì vậy, đài cũng có sở trường sản xuất cái series dài hơi bất tận phục vụ khán giả Ấn.

2. Chủ đề xã hội - tha hồ khai thác

Cô Dâu 8 Tuổi đề cập đến nạn tảo hôn nên nhận được nhiều sự quan tâm. Người xem sẽ luôn lo lắng nếu nhân vật trong phim cứ suốt ngày gặp "sự cố". Cô bé Anandi buộc phải kết hôn khi mới 8 tuổi vì sự sắp xếp của gia đình. Từ nền tảng là cuộc hôn nhân gượng ép, biên kịch thỏa sức "múa phím" phát triển những tình huống: mâu thuẫn gia đình, mối quan hệ nhà chồng – nàng dâu, hệ lụy của việc tảo hôn… Bên cạnh đó, hình ảnh một nhân vật chính yếu ớt trước những chiêu trò hãm hại, dối lừa, khi chứng kiến cô bé bị "xoay như dế" giữa lòng tham và sự đố kỵ của các nhân vật khác, hầu hết khán giả tìm thấy sự đồng cảm lớn với sự hy sinh và khao khát vươn lên trong cuộc sống của cô gái này.

Không giống như những series truyền hình cần níu giữ người xem với những cú lừa hay đoạn kết gây sốc để giữ rating, Cô Dâu 8 Tuổi lấy chủ đề nóng hổi và bức bối trong xã hội làm chất liệu tạo nên các tình tiết trong phim. Như chúng ta biết, các vấn đề trong xã hội không bao giờ hết, cho nên, việc bộ phim Cô Dâu 8 Tuổi sẽ kéo dài mãi mãi là một điều rất có thể xảy ra.

3. Dùng "chiêu" nhảy cóc làm mới dung mạo "cô dâu"

Thêm một điểm mạnh khác của series này là "tuyệt chiêu" nhảy cóc khá "ảo". Sau mỗi giai đoạn, đài Colors lại làm mới bộ phim bằng cách đưa khán giả đến một điểm thời gian khác, kèm theo đó, việc thay đổi các nhân vật sẽ khiến khán giả khó mà ngán được. Ở Việt Nam, Cô Dâu 8 Tuổi mới chiếu đến hơn 200 tập cho nên khán giả chưa thấy sự thay đổi nhiều. Nhưng tại Ấn Độ, phim đã gần đến 2000 tập và thay rất nhiều diễn viên, điều này đảm bảo việc tự tin khai thác nội dung không giới hạn của nhà Đài.

Bên cạnh đó, hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ trong đời sống thường ngày cũng được đưa vào tác phẩm một cách chân thực. Việc người phụ nữ gần như không có tiếng nói trong các gia đình Ấn không còn quá xa lạ. Qua Cô Dâu 8 Tuổi, nhà sản xuất như muốn đòi lại phần nào sự công bằng cho họ cũng như đưa vấn đề xã hội này lên màn ảnh để người xem phải suy ngẫm.

4. Xây dựng tình tiết dạng slow-motion

Nếu như theo dõi phim truyền hình Âu-Mỹ hay Hàn Quốc, nếu bỏ qua từ 2 đến 3 tập, có lẽ bạn sẽ không hiểu được chuyện đang xảy ra hay nhân vật nào nó đã biến mất một cách bí ẩn. Nhưng với Cô Dâu 8 tuổi, chuyện này hoàn toàn không phải là vấn đề. Có lẽ nếu trong phim xảy ra một đám cưới, thì sau 10 tập chắc chắn rằng đám cưới này vẫn còn đang trong thời gian chuẩn bị. Hơn nữa, kỹ thuật "tua chậm" [slow-motion] được tận dụng có phần hơi quá trong phim, vốn dùng để đặc tả những khoảnh khắc đặc biệt, nhưng trong Cô Dâu 8 Tuổi, kĩ thuật này được sử dụng cho hầu hết những phân đoạn miêu tả cảm xúc, nội tâm hay tình tiết không quá quan trọng và làm cho bộ phim thêm ấn tượng. Người xem dễ bắt gặp phân cảnh lê thê chỉ gói gọn chí tiết duy nhất là một cái chạm tay. Có khi, một ánh mắt giữa các nhân vật cũng có thể kéo dài gần một phút, một cuộc gặp gỡ, giằng co, mất... nửa tập phim. Chưa kể có những phân đoạn vì sự có mặt đông đủ của dàn diễn viên nên cả cuộc họp mặt gia đình có mỗi một vấn đề cũng kéo dài vắt sang mất tập phim.

Khán giả muốn kiểm chứng mạch phim chậm, chỉ cần a lê hấp mở lên bất cứ đoạn nào của phim, vì hầu hết các đoạn chậm rãi như nhau

Kết

Bên trên là những nguyên nhân thu hút khán giả Ấn cũng như các khán giả nội trợ tại Việt Nam. Bất luận là ưu điểm hay nhược điểm, có một điều cần phải công nhận, rằng giờ đây Cô Dâu 8 Tuổi vẫn sẽ tiếp tục được ông bà, bố mẹ là các khán giả trung thành với lộ trình phim Ấn tại Việt Nam sắp tới.

Theo Kenh14.vn

Video liên quan

Chủ Đề