Đo tim thai bao lâu

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa rất quan trọng. Bất cứ sự sai lệch nào vượt ra ngoài đường biểu diễn thì cũng cần phân tích đưa đến kết luận đúng đắn trong theo dõi quá trình chuyển dạ, tránh việc can thiệp muộn hoặc can thiệp khi chưa thực sự cần thiết, ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Monitor sản khoa ghi lại nhịp tim thai, và hoạt động của cơ tử cung. Đường biểu diễn gọi là CTG [cardiotocography]. Đánh giá và phân tích các đường ghi tại CTG nhằm mục đích đánh giá đặc điểm nhịp tim thai cũng như hoạt động của cơn co tử cung.

Đường biểu diễn tim thai bình thường và bất thường

Đường biểu diễn tim thai bình thường là thế nào?

– Nhịp tim thai từ 120- 150 nhịp/phút.

– Nhịp tăng xuất hiện rải rác.

– Dao động nội tại từ 5- 25 nhịp/ phút.

– Không có nhịp giảm.

Đường biểu diễn tim thai thế nào là bất thường?

Nhịp tim thai cơ bản 120-150 nhịp/phút với thai đủ tháng. Nếu > 150 nhịp/phút gọi là nhịp nhanh. Nếu thấp hơn 100 nhịp/phút gọi là nhịp chậm, trong khoảng 100 – 120 là dấu hiệu nghi ngờ.

– Nguyên nhân của nhịp chậm: Có thể do mẹ dùng thuốc hạ huyết áp, mẹ bị tụt huyết áp, mẹ choáng váng co giật, hạ thân nhiệt, do nhau bong non, thai già tháng, rối loạn nhịp tim thai..

– Nhịp tim nhanh: Liên quan đến nguyên nhân do mẹ lo lắng, mẹ sốt, do cường giáp, viêm màng ối, thai nhi thiếu máu, thai bị nhiễm trùng, thiếu oxy…

– Các đường biểu diễn tim thai cơ bản đặc thù khác:

Dịch chuyển đường tim thai cơ bản: Dịch chuyển theo hướng đi lên có thể do nhiễm trùng trong tử cung, thai thiếu oxy, dịch chuyển đường tim thai trong giai đoạn 2 chuyển dạ có thể liên quan đến pH máu cuống rốn thấp.

Đường cơ bản nhấp nhô: Nhịp tim thai nặng nề có thể ở các trường hợp tắc nghẽn tuần hoàn dây rốn, nhau bong non, mẹ bị tụt huyết áp, mẹ bị co giật, choáng, vỡ tử cung hoặc cơ tử cung chịu kích thích quá mức. Có thể cũng cho thấy thần kinh thai nhi tổn thương trong trường hợp đường cơ bản nhấp nhô xuất hiện trong khoảng thời gian giới hạn nhịp tim thai bình thường.

Đường cơ bản không rõ: Có thể nguyên nhân do một loạt các nhịp tăng, tăng dao động nội tại, các nhịp giảm biến đổi xuất hiện kế tiếp nhau, rối loạn nhịp tim thai.

Nhịp tăng: là dấu hiệu của bào thai khỏe mạnh.

Dao động nội tại: Dao động của nhịp tim thai giảm trước khi thai chết. Đường biểu diễn tim thai phẳng là một trong những kiểu tim thai đáng ngại nhất.

Nhịp giảm:

+ Nhịp giảm sớm: Nhịp giảm sớm thường là do ở mỗi cơn co tử cung phản xạ thần kinh khi đầu thai nhi bị chèn ép vào tiểu khung.

+ Nhịp giảm biến đổi: Thường là do chèn ép rốn, một phần hay toàn bộ. Sự phối hợp nhịp giảm biến đổi, giảm dao động nội tại, tim thai nhanh tương đối, nếu không thấy có nhịp tăng thì thông thường là do hít phân su.

+ Nhịp giảm muộn: Nhịp giảm muộn đi kèm giảm dao động nội tại, không có sự hiện diện của nhịp tăng là dấu hiệu của tình trạng thai đã nguy kịch.

Theo dõi hoạt động cơn gò tử cung

Trong chuyển dạ, phân tích cơn gò tử cung là phân tích tần số, số con gò trong 10 phút, thời gian co bóp, trương lực cơ bản.

– Cơn go tử cung trong chuyển dạ tần số mau hơn thường là 3 cơn gò/10 phút, sản phụ đau, cường độ mạnh hơn 50- 80mmHg, tăng từ pha tiềm tàng sang pha tích cực.

– Cơn gò tử cung trong chuyển dạ bất thường là cơn gò thưa yếu, cơn gò mau khoảng 6 cơn gò/10 phút, cơn gò mạnh [cường độ > 80mmHg], tăng trương lực cơ bản…

Nguyên nhân rối loạn cơn gò có thể do bất thường của tử cung, do sử dụng thuốc tăng gò quá liều, lạm dụng thuốc tăng gò tử cung, hoặc nguyên nhân là đẻ khó do thai to, không tương xứng giữa thai nhi và khung chậu, do nhau bong non, ngôi bất thường…

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa là rất cần thiết… phát hiện các bất thường và kịp thời xử trí tốt nhất cho thai nhi và sản phụ.

——————————————————————————————————————————————————— Quý khách hàng cần tư vấn xin vui lòng liên hệ: Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt Địa chỉ: Nguyễn Tất Thành, Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

HOTLINE: 1900 1269

Tim thai hình thành và phát triển bình thường là tín hiệu tốt đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Thế nhưng, thai mấy tuần thì có tim thai và khi nào mẹ sẽ nghe thấy nhịp tim của con?

Sau khi được thụ tinh, thai nhi sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển. Một trong những cột mốc lớn nhất mà bé trải qua trong suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ đó là tim thai bắt đầu hình thành và phát triển.

Với cha mẹ, tim thai không chỉ là dấu hiệu phản ánh sức khỏe mà còn là niềm hạnh phúc vỡ òa khi lần đầu tiên cảm nhận được một mầm sống đang lớn lên từng ngày.

Mấy tuần có tim thai để biết con đang phát triển khỏe mạnh?

Thai mấy tuần có tim thai là thắc mắc rất phổ biến. Theo chu kỳ phát triển của thai nhi, tim thai sẽ có ở khoảng tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Lúc này, bác sĩ có thể nhận biết khi mẹ siêu âm đầu dò âm đạo.

Ở giai đoạn đầu, tim thai từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Đến tuần thứ 7 và thứ 8, tâm thất, tâm nhĩ và van tim bắt đầu hình thành. Đến tuần thứ 9, động mạch chủ và tĩnh mạch phổi cũng dần hình thành và đến tuần thứ 10, tim thai được xem là phát triển đầy đủ.

Khi nào bạn có thể nghe thấy nhịp tim của con?

Mấy tuần có tim thai? Thực tế là thời gian nghe được tim thai ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Đa phần, bác sĩ có thể giúp mẹ nghe nhịp tim của con lần đầu vào khoảng tuần thứ 6 và thứ 7 của thai kỳ với các dụng cụ hỗ trợ như máy siêu âm, máy doppler tim thai.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp phải đợi đến tuần thứ 8 của thai kỳ mới nghe thấy nhịp tim lần đầu tiên của con.

Đến tuần thứ 14 thì nhịp tim thai đã rõ ràng. Vào khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20 thì mẹ mới có thể lắng nghe nhịp tim của bé bằng cách sử dụng ống nghe.

Nhịp tim thai nhi bình thường là bao nhiêu?

tuần thứ 6 của thai kỳ, tim của bé có thể đập 100-120 lần mỗi phút. Trong 2 tuần tiếp theo, nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên 150 đến 180 nhịp một phút.

Vào tuần thứ 9 hoặc thứ 10, tim thai có thể rơi vào khoảng 170 nhịp mỗi phút và bắt đầu từ thời điểm này, nhịp tim của bé sẽ chậm dần. Vào khoảng tuần 20, nhịp tim của bé sẽ giảm xuống còn khoảng 140-160 nhịp mỗi phút.

Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tim bình thường của thai nhi có thể dao động từ 110 đến 160 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, con số thực tế có thể hơi khác so với phạm vi này do nhiều nguyên nhân. Do đó, nếu bác sĩ không cảnh báo đang có sự khác biệt quá lớn về nhịp tim thai thì mẹ cũng không cần quá lo.

Thắc mắc thường gặp của mẹ về nhịp tim thai

Ngoài băn khoăn thai mấy tuần có tim thai, rất nhiều mẹ bầu cũng có chung một số thắc mắc sau:

1. Tại sao siêu âm không có tim thai?

Như đã đề cập ở trên, dù tim thai có ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ nhưng cũng có trường hợp đến khoảng từ tuần thứ 8 mới nghe được. Nếu siêu âm không có tim thai thì có thể là do:

  • Siêu âm quá sớm
  • Tính sai tuổi thai khiến nhiều trường hợp đi khám thai khi 6 tuần, 7 tuần chưa có tim thai
  • Thiết bị siêu âm không đủ nhạy
  • Hình thức siêu âm. Ở thời điểm thai còn nhỏ, nhịp đập chưa rõ, siêu âm vùng bụng thường ít nhạy hơn so với siêu âm đầu dò âm đạo do đầu dò sẽ tiếp cận gần tử cung hơn.

Ngoài ra, siêu âm không có tim thai còn có thể là thai ngưng tiến triển mà không biết. Nếu bạn chỉ mới mang thai 6 – 7 tuần, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm beta HCG. Nếu chỉ số bình thường, bạn không cần quá lo, chờ 1 tuần đi siêu âm lại xem có tim thai hay chưa.

Nếu tim thai không có do thai ngừng tiến triển, mẹ cũng sẽ có các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội, mất các triệu chứng thai kỳ như ốm nghén…

2. Mấy tuần có tim thai? Có thể nghe thấy nhịp tim của bé bằng tai người không?

Việc phát hiện nhịp tim của bé bằng tai người là rất khó, nhất là ở giai đoạn sớm, thậm chí còn không nghe được bằng ống nghe.

Do đó, đừng quá lo nếu bạn không nghe thấy tim thai ở nhà. Nếu bạn lo lắng, nghi ngờ về nhịp tim của bé thì tốt nhất nên đi khám. Bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn nghe nhịp tim thai bằng các thiết bị chuyên dụng.

3. Có nên dùng các ứng dụng trên điện thoại để nghe nhịp tim của bé?

Hiện có hàng trăm ứng dụng trên điện được quảng cáo là có thể giúp ba mẹ nghe được nhịp tim của con tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng các ứng dụng này để đo nhịp tim của bé.

Bởi chất lượng của các ứng dụng này rất khác nhau. Chúng có thể cung cấp cho bạn kết quả đo nhịp tim không chính xác và gây ra lo lắng hoặc hoảng sợ không cần thiết.

Nếu bạn vẫn tò mò và muốn nghe nhịp tim con, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các ứng dụng đáng tin cậy.

4. Có thể đoán giới tính của bé qua nhịp tim thai?

Có rất nhiều lời đồn cho rằng qua nhịp tim thai biết trai hay gái. Cụ thể, nhiều người tin rằng nếu tim thai trên 140 nhịp/phút thì là bé gái, còn dưới là bé trai. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh điều này và nhịp tim của thai nhi cũng không “hé lộ” giới tính của bé.

Nhịp tim của bé bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 với khoảng từ 100 – 120 nhịp mỗi phút và tăng lên hàng ngày cho đến khi đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 9, từ 140 đến 170 nhịp mỗi phút đối với bé trai lẫn bé gái.

Thực tế, giới tính của bé đã được xác định ngay từ khi tinh trùng gặp trứng, thậm chí trước cả lúc bạn biết mình mang thai. Ở giai đoạn đầu, bộ phận sinh dục của bé có thể chưa bắt đầu phát triển, bé trai và bé gái có thể trông tương đối giống nhau từ 4 đến 6 tuần sau khi thụ thai và sẽ dần khác biệt vào khoảng tuần 10 đến tuần 20.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề