Enzyme lipase có ở đâu

Enzyme là những chất làm từ protein giúp kích thích các phản ứng hóa học. Enzyme Lipase là một trong những enzyme tiêu hóa quan trọng nhất của chúng ta được giải phóng chủ yếu bởi tuyến tụy vào ruột non để giúp cơ thể xử lý và hấp thụ chất béo.

1. Lipase là gì?

Lipase là một enzyme phân tách chất béo để ruột có thể hấp thụ chúng. Enzyme Lipase thủy phân chất béo như triglyceride thành các phân tử axit béo và glycerol. Nó được tìm thấy trong máu, dịch dạ dày, dịch tiết tuyến tụy, dịch ruột và mô mỡ.

Enzyme Lipase giúp thuỷ phân chất béo

Cơ thể bạn sử dụng triglyceride để tạo năng lượng và bạn cần một số chất béo trung tính để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, mức chất béo trung tính cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa.

2. Vai trò của enzyme Lipase

Các chất bổ sung có chứa enzyme lipase và các enzyme tuyến tụy khác có thể giúp giảm đầy hơi và cảm giác no sau bữa ăn. Những triệu chứng này thường liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích [IBS]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể bị suy tụy ngoại tiết, không có khả năng tiêu hóa thức ăn đúng cách do thiếu enzyme tiêu hóa do tuyến tụy tạo ra.

Xơ nang [CF] là một rối loạn di truyền, phá vỡ các chức năng bình thường của các tế bào biểu mô, các tế bào nằm dọc theo nhiều cơ quan quan trọng nhất của chúng ta – bao gồm phổi và hệ hô hấp, gan, thận, da và hệ thống sinh sản.

Enzyme lipase có thể giúp cơ thể của người bị CF hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn

Những người bị xơ nang sản xuất chất nhầy dính, dày bất thường và thường bị thiếu hụt dinh dưỡng vì chất nhầy ngăn chặn các enzyme tuyến tụy đi vào ruột. Uống các enzyme tuyến tụy bao gồm enzyme lipase có thể giúp cơ thể của người bị CF hấp thụ tốt hơn nhiều dinh dưỡng và năng lượng cần thiết từ thực phẩm.

Bệnh celiac là một loại bệnh tự miễn đặc trưng bởi phản ứng viêm với gluten gây tổn thương mô trong ruột non. Ruột non là cơ quan hình ống giữa dạ dày và ruột già, nơi phần lớn chất dinh dưỡng thường được hấp thụ – tuy nhiên, ở những người mắc bệnh celiac, quá trình này ngừng hoạt động ngay. Các triệu chứng của bệnh celiac có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi, sụt cân và mệt mỏi.

Trước hết, điều quan trọng là phải tuân theo chế độ ăn hoàn toàn không có gluten bằng cách tránh tất cả các sản phẩm có chứa lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen.

Ngoài ra, các enzyme tuyến tụy bao gồm enzyme lipase đã được chứng minh là giúp điều trị bệnh celiac. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi ở trẻ em mắc bệnh celiac, những trẻ được điều trị bằng enzyme tuyến tụy [bao gồm cả lipase], có mức tăng cân khiêm tốn so với những trẻ dùng giả dược. Việc tăng cân xảy ra trong tháng đầu tiên và nghiên cứu kết luận rằng các enzyme tuyến tụy dường như đặc biệt hữu ích trong 30 ngày đầu sau khi chẩn đoán.

Vì enzyme lipase giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, sự thiếu hụt có thể dẫn đến mức cholesterol và triglyceride cao hơn, không lành mạnh, từ đó có thể góp phần trực tiếp vào các vấn đề về tim mạch. Những người thiếu lipase có xu hướng có hàm lượng cholesterol và chất béo trong máu cao.

Khi nồng độ triglyceride gần 1.000 mg/dL, chúng ta có thể bị viêm tụy ngoài bệnh tim. Mức chất béo trung tính cao cũng có liên quan đến béo phì, tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.

Có đủ lượng enzyme lipase giúp cơ thể bạn hấp thụ đúng vitamin và khoáng chất từ ​​thực phẩm bạn ăn. Vì vậy, không chỉ quan trọng là bạn tiêu thụ đúng loại thực phẩm cần thiết, mà còn cực kỳ quan trọng khi có sự cân bằng các enzyme trong lượng thực phẩm lành mạnh này!

Đủ lượng enzyme lipase giúp cơ thể bạn hấp thụ tốt vitamin và khoáng chất

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng enzyme lipase có thể hỗ trợ giảm cân vì nó giúp phá vỡ chất béo có trong cơ thể. Các enzyme lipase hoạt động mạnh hơn gấp ba lần các loại enzyme có tác dụng đốt cháy chất béo, làm tăng quá trình tiêu hóa chất béo từ 15% đến 45%.

3. Xét nghiệm Lipase là gì?

Xét nghiệm Lipase dùng để đo nồng độ enzyme Lipaza trong máu nhằm chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý về tuyến tụy. So với xét nghiệm amylase thì xét nghiệm Lipase có độ nhạy cảm và đặc hiệu cao hơn. Khi xuất hiện các bệnh lý tuyến tụy, Lipase thường tăng sớm hơn và thời gian trở về chỉ số bình thường cũng dài hơn amylase.

Xét nghiệm Lipase nhằm chẩn đoán bệnh lý về tuyến tuỵ

Xét nghiệm Lipase được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm Lipase thường được chỉ định cùng xét nghiệm amylase để chẩn đoán và theo dõi bệnh viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và các rối loạn khác của tuyến tụy như tắc nghẽn ống tụy, ung thư tụy, nang giả tụy,…

Trong một số trường hợp, xét nghiệm còn dùng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh như celiac, bệnh Crohn, bệnh xơ nang, viêm phúc mạc, nhồi máu ruột, nghẹt ruột,…

Lipase tăng trong trường hợp nào?

  • Enzyme Lipase thường tăng rất cao trong viêm tụy cấp, nồng độ thường cao gấp 5-10 lần so với thông thường. Khi tuyến tụy bị viêm cấp tính, trong vòng 24 giờ nồng độ Lipase sẽ tăng cao và tiếp tục tăng cao đến ngày 14;
  • Nồng độ Lipase cũng có thể tăng cao trong một số bệnh về tuyến tụy khác như: tắc nghẽn ống tụy, ung thư tụy, nang giả tụy, viêm tụy tái phát mạn tính;
  • Các trường hợp tăng Lipase khác gồm: Viêm túi mật cấp, viêm phúc mạc, suy thận cấp và mạn tính, tắc ruột non, nhồi máu ruột, loét dạ dày- tá tràng gây thủng, bệnh gan mạn tính, nghiện rượu, một số trường hợp chảy máu nội sọ,…;
  • Ngoài ra, Lipase có thể tăng khi sử dụng một số thuốc như morphine, codein, indomethacin.

Xem thêm: Enzyme Pepsin có vai trò gì trong quá trình tiêu hoá?

Tìm hiểu chung

Lipase dùng để làm gì?

Lipase là một enzyme tiêu hóa được tìm thấy trong nhiều thực vật, động vật, vi khuẩn và nấm mốc. Người ta dùng lipase làm thuốc, vì enzyme này là một protein giúp tăng tốc phản ứng hóa sinh đặc biệt trong cơ thể.

Lipase được sử dụng điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng, dị ứng với gluten trong sản phẩm lúa mỳ [bệnh celiac], bệnh Crohn và xơ nang.

Lipase có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của lipase là gì?

Lipase hoạt động bằng cách phân giải chất béo thành những phần nhỏ hơn, giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng

Liều dùng thông thường của lipase là gì?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Đường uống

Đối với các vấn đề về tiêu hóa do rối loạn tuyến tụy [suy giảm tụy] liên quan đến xơ nang

Lipase là một enzym tiêu hóa quan trọng của cơ thể. Xét nghiệm lipase giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến tụy. Tại sao xét nghiệm này lại có ý nghĩa quyết định trong chẩn đoán bệnh tụy, mời bạn đọc theo dõi tiếp các nội dung của bài viết dưới đây.

1. Vai trò của Lipase đối với cơ thể

Lipase là một enzym tiêu hóa của cơ thể và chỉ có một nguồn gốc duy nhất là do tuyến tụy sản xuất. Enzym lipase giúp chuyển đổi mỡ và triglycerid trong cơ thể thành các acid béo và glycerol. Thận là nơi lọc enzym lipase và các ống lượn gần tái hấp thu hoàn toàn enzym này.

Hình 1: Tụy là cơ quan duy nhất sản xuất enzym Lipase

Enzym này được vận chuyển qua các ống tụy vào tá tràng sau đó thực hiện chức năng chuyển đổi chất béo trung tính trong cơ thể thành các acid béo.

Nồng độ enzym lipase trong máu bình thường là thấp vì tuyến tụy chỉ sản xuất một lượng chất này đủ để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên khi cơ thể mắc các bệnh lý về tụy thì nồng độ enzym này trong máu sẽ tăng cao.

2. Xét nghiệm lipase để làm gì?

Xét nghiệm lipase là xét nghiệm được thực hiện để đo hoạt độ enzym này trong máu.

Xét nghiệm được thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm tụy cấp, viêm tụy mạn hay có các tổn thương tụy.

Nồng độ lipase tăng lên trong máu trong vòng 24 - 36 giờ sau khi bắt đầu xuất hiện viêm tụy cấp. Giá trị này tăng lên cùng lúc với enzym amylase do đó định lượng nồng độ lipase trong máu được tiến hành đồng thời với định lượng amylase trong máu.

Lipase vẫn tiếp tục tăng cao tới ngày 14 trong khi enzym amylase trở lại bình thường sau 2 - 3 ngày, vì lý do này mà xét nghiệm đo hoạt độ enzym lipase có giá trị hơn trong những trường hợp chẩn đoán viêm tụy giai đoạn muộn.

3. Xét nghiệm lipase có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm đo hoạt độ lipase trong máu mang lại một số lợi ích như sau:

- Xét nghiệm không thể thiếu để chẩn đoán viêm tụy cấp: đây là xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh. Nên định lượng nồng độ lipase và amylase trong máu để chẩn đoán chính xác viêm tụy cấp.

- Xét nghiệm giúp ích trong việc phân biệt tình trạng đau bụng do viêm tụy cấp với các tình trạng đau bụng do các nguyên nhân khác. Xét nghiệm cho phép xác định nhanh nguyên nhân đau bụng là tại tụy hay ngoài tụy.

Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị với mức độ tăng nhanh và tiếp diễn kéo dài không giảm thì xét nghiệm này được coi là có ý nghĩa trong chẩn đoán viêm tụy khi nồng độ lipase tăng ≥ 3 lần bình thường.

Hình 2: Xét nghiệm đo hoạt độ enzym lipase trong máu

4. Kết quả Xét nghiệm lipase bình thường là bao nhiêu?

Xét nghiệm được phân tích bằng mẫu huyết thanh của bệnh nhân. Bệnh nhân bắt buộc nhịn ăn 8 - 12 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.

- Giá trị bình thường của xét nghiệm là < 60 U/L.

Máu bị vỡ hồng cầu là nguyên nhân gây sai lệch kết quả.

- Các nguyên nhân gây tăng nồng độ lipase máu là:

Viêm tụy cấp: trong bệnh viêm tụy cấp giá trị lipase tăng cao hơn 5 - 10 lần giá trị tham chiếu.

Các bệnh lý về tụy khác cũng gây tăng nồng độ lipase như: ung thư tụy, nang giả tụy, viêm tụy tái phát mạn tính.

Các bệnh lý khác như: tắc mật, viêm túi mật, tắc ruột, bệnh về gan, viêm phúc mạc,...

Một số loại thuốc gây tăng lipase máu là: codein, ethanol, furosemid, thuốc tránh thai, heparin, statin,...

- Các nguyên nhân gây giảm nồng độ lipase máu là:

Sử dụng thuốc làm giảm lipase máu như ion canxi.

Các tế bào sản xuất lipase tuyến tụy bị tổn thương.

5. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm tụy bạn nên biết

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm tụy hay gặp như sau:

+ Nghiện rượu: có thể coi đây là nguyên nhân chính gây viêm tụy [khoảng 80 - 90 %] do rượu phá hủy và làm tổn thương các tế bào tụy gây xơ hóa gây viêm tụy.

+ Do sỏi: sỏi mật, sỏi tụy,...

+ Tình trạng rối loạn chuyển hóa.

+ Nhiễm khuẩn.

+ Một số nguyên nhân khác như: việc sử dụng thuốc, yếu tố di truyền, tổn thương do tai nạn hoặc chấn thương, người suy dinh dưỡng.

Hình 3: Nghiện rượu là nguyên nhân chính gây viêm tụy

Một số triệu chứng của viêm tụy có thể gặp là:

- Đau bụng: là triệu chứng hay gặp nhất ở những người bị viêm tụy. Đau bụng vùng trên rốn sau lan sang 2 bên bụng và ra sau lưng. Đau không thường xuyên, hiện tượng đau tăng lên sau khi ăn nhiều thức ăn chứa chất béo hay uống rượu.

Đau bụng âm ỉ lúc đầu, sau thấy đau quặn thành từng cơn dữ dội có thể liên tiếp nhau. Tình trạng này có thể kéo dài một vài giờ.

Hình 4: Đau bụng là triệu chứng điển hình của viêm tụy

- Vàng da: có thể thấy vàng da nhẹ sau cơn đau vài giờ.

- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn. Có thể thấy bụng chướng và đau.

- Bệnh nhân có thể sốt, tăng nhịp tim.

- Hiện tượng gầy yếu: do đau bụng bệnh nhân không ăn được nhiều, giảm hấp thu chất dinh dưỡng làm bệnh nhân gầy sút cân.

- Do thiếu men tụy nên có thể thấy hiện tượng phân có lẫn chất nhầy, màu phân nhạt, mùi khó chịu, phân lỏng.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tụy

Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tụy bạn nên chú ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

- Hạn chế tối đa uống rượu để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt đối với những bệnh nhân đã bị viêm tụy mạn nên kiêng rượu tuyệt đối để bệnh không tiến triển nặng hơn.

- Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo, mỡ động vật. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày.

- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc khi cơ thể có các triệu chứng bất thường.

Hình 5: Xét nghiệm lipase được thực hiện hàng ngày tại Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đầy đủ các dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Thiết bị máy móc hiện đại nhất, quy trình khám bệnh chuyên nghiệp nhanh chóng. Bệnh viện hội tụ các chuyên gia đầu ngành, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tận tâm với nghề đảm bảo bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về kết quả khi đăng ký khám bệnh tại MEDLATEC.

Khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ khám chữa bệnh hay để đăng ký khám bệnh tại MEDLATEC xin vui lòng gọi số 1900 56 56 56 hoặc truy cập trang web: medlatec.vn.

Video liên quan

Chủ Đề