Khi phát hiện các thông tin xấu độc đó, anh chi sẽ xử lý như thế nào ?

Hệ lụy của thông tin xấu, độc, bịa đặt, thiếu kiểm chứng

Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển khá nhanh, đa dạng, ngày càng mở rộng và thu hút nhiều người dân quan tâm, sử dụng, nhất là giới trẻ. Theo thống kê, trên mạng xã hội Fecebook tính đến cuối năm 2018 có 60 triệu người sử dụng tại Việt Nam. ¾ trong số người dùng mạng xã hội này là người trẻ [18-34 tuổi] và thời gian sử dụng trung bình từ 2,5 tiếng mỗi ngày. Đó là chưa kể các mạng xã hội khác...

Bên cạnh những yếu tố tích cực thì những mặt trái của mạng xã hội đang có chiều hướng gia tăng, được các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước, lôi kéo các phần tử chống phá Đảng, Nhà nước ta. Trên mạng xã hội ngày càng xuất hiện ngày càng nhiều thông tin bịa đặt, thiếu kiểm chứng, thông tin xấu, độc hại, gây bất bình và mất lòng tin trong nhân dân.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp kiểm soát, ngăn chặn nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của công nghệ. Rất nhiều tổ chức, cá nhân trăn trở với thực trạng này và mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng, giới khoa học khẩn trương nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu, nhằm kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn tiến tới chấm dứt tình trạng thông tin độc hại, phản cảm trên mạng xã hội hiện nay, góp phần định hướng thông tin cho người dùng mạng.

5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Theo Trung ương Đoàn, cần xác định rõ phòng, chống thông tin xấu, độc và tuyên truyền lan tỏa những thông tin tốt là một nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai thường xuyên liên tục. Cụ thể, cần triển khai 5 giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Thanh niên cần chia sẻ những việc làm tốt, câu chuyện hay để tránh xa tin xấu, độc. Ảnh: Bình Minh

Thứ nhất, tổ chức Đoàn các cấp cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với âm mưu "Diễn biến hòa bình", phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa. Trong đó, triển khai các biện pháp, giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc tác động đến tư tưởng của đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cấp bách.

Thứ hai, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên về Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH ở nước ta; tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền sâu rộng về những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới và ý nghĩa của con đường đi lên CNXH ở nước ta. 

Đồng thời, cần vạch trần âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc phủ nhận nền tảng tư tưởng CNXH. Từ đó nâng cao bản lĩnh chính trị, tạo "sức đề kháng" cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên đối với các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội nói riêng và các âm mưu, phương thức, thủ đoạn triển khai chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch nói chung.

Thứ ba, hướng ứng cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp" do Trung ương Đoàn và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương phát động, Đoàn cơ quan Trung ương đã triển khai bằng việc tuyên truyền lựa chọn các gương tốt, các hành động đẹp tuyên truyền trên trang fanpage của Đoàn cơ quan. 

Chỉ tính riêng Trung ương Đoàn đã triển khai đăng tải hàng trăm tin tốt mỗi ngày thu hút sự quan tâm, tương tác của đông đảo đoàn viên, thanh niên qua đó tác động tích cực đến hoạt động và tư tưởng đoàn viên, thanh niên. 

Thực tế, qua theo dõi sau khi triển khai, cuộc vận động đã thu hút được kết quả hết sức ý nghĩa, ý thức cán bộ, đoàn viên, thanh niên về lan tỏa tin tốt, phòng, chống tin xấu, độc được nâng cao rõ rệt. Do đó, trong thời gian tới, tổ chức đoàn cần tiếp tục phát huy và triển khai sâu rộng cuộc vận động này bằng nhiều hình thức, phương pháp để thu hút sự chung tay, góp sức và đồng hành không chỉ của đoàn viên, thanh niên mà còn của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Thanh niên tham gia những trò chơi dân gian cũng là hoạt động tích cực cần chia sẻ trên mạng xã hội để lan tỏa tinh thần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Bình Minh

Thứ tư, các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội cần chủ động thường xuyên nắm bắt tình hình dư luận, kịp thời phát hiện những thông tin xấu, độc, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong thanh thiếu niên để tham mưu cho cấp ủy Đảng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời. 

Đồng thời, chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng liên kết, trao đổi thông tin với các ban ngành liên quan để kịp thời ngăn chặn những tin xấu, độc, cung cấp cho đoàn viên thanh niên thông tin chính thống về những vấn đề nhạy cảm đang diễn ra và tăng cường phòng, chống tin xấu, độc, phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái, kích động, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đoàn viên thanh niên.

Giải pháp thứ năm cần nhấn mạnh đó là quan tâm phát huy nòng cốt của các cơ quan báo chí, xuất bản của tổ chức Đoàn; của mỗi cán bộ, đoàn viên, phóng viên trẻ tham gia phản ánh tình hình quốc tế, trong nước tới thanh thiếu niên; Tích cực phê phán và có biện pháp cụ thể phòng chống việc lan truyền thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, viết bài đấu tranh với những quan điểm sai trái, của các thế lực thù địch trên các ấn phẩm báo chí. 

Đồng thời, cần mở các diễn đàn để thanh thiếu niên trao đổi, qua đó định hướng thông tin cho thanh thiếu niên; xây dựng các chuyên mục và định hướng tư tưởng, nội dung hoạt động cho tuổi trẻ tham gia phòng chống thông tin xấu, độc, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", phòng chống biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong thanh thiếu niên.

Khái niệm thông tin xấu, độc

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có quy định các hành vi bị cấm như sau:

Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

a] Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

b] Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c] Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;

d] Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

đ] Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

e] Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Từ quy định trên, chúng ta có thể hiểu thông tin xấu độc trên mạng internet là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.

Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức.

Một số thông tin có những ngôn từ thô tục nội dung phản cảm thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống, …

Xử lý những trường hợp đưa thông tin xấu độc lên mạng

Hành vi đưa thông tin xấu độc lên mạng đã vi phạm điều cấm của pháp luật [cụ thể là Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP].

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi cấm trên có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Nếu bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, ví dụ như Khoản 6 Điều 66 có quy định:

“6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để tuyên truyền sai trái, không đúng sự thật về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam”.

Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị xử lý theo các điều luật tương ứng với hành vi của mình, chẳng hạn như:

• Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 Tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet [hình phạt cao nhất là phạt tù bảy năm];

• Điều 226b Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản [hình phạt cao nhất là tù chung thân].

Tùy vào hành vi đó cấu thành nên tội nào thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội đó.

Quy trình xử lý

Những thông tin bất cập xuất hiện trên mạng xã hội vừa qua chủ yếu xuất phát từ các trang mạng do tổ chức nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Các trang mạng do các tổ chức, cá nhân trong nước xây dựng đều tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.

Vừa qua Bộ Thông tin và truyền thông [BTTTT] vừa ban hành Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, đây là cơ sở pháp lý xử lý, buộc các trang mạng xã hội do nước ngoài lập phải tuân thủ đúng chính sách, pháp luật Việt Nam. Theo đó, khi phát hiện thông tin trên mạng vi phạm Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, BTTTT gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập theo quy trình sau:

– BTTTT gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm cần xử lý.

– Sau khi nhận được đề nghị phối hợp từ BTTTT, trong thời gian 24 giờ, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị.

– Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, BTTTT sẽ gửi thông báo lần 2.

– Nếu sau 24 giờ kể từ khi BTTTT gửi thông báo lần 2, tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn không xử lý thông tin vi phạm theo đề nghị và không phản hồi trở lại, BTTTT sẽ thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề