Làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội ở đâu

Mục lục bài viết

  • 1. Rút bảo hiểm xã hội một lần ở đâu? và khi nào mới được rút?
  • 2. Cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội một lần khi đóng BHXH được 10 tháng ?
  • 3. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần ?
  • - Hồ sơ hưởng BHXH một lần:
  • 5. Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị gián đoạn nghỉ thai sản ?
  • 6. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần và nơi rút bảo hiểm xã hội một lần ?

1. Rút bảo hiểm xã hội một lần ở đâu? và khi nào mới được rút?

Luật sư cho em hỏi: Em tham gia bảo hiểm xã hội được 9 tháng. Em nghỉ làm công ty luôn rồi. Thì em có rút được tiền bảo hiểm xã hội được hay không. Và nếu rút được thì em rút ở đâu. Ở nơi tạm trú hay nơi cư trú theo hộ khẩu. Và làm thủ tục đến khi nào mới được rút ?

Cảm ơn luật sư.

Luật sư trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:

- Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Trong trường hợp thông thường, nếu không thuộc các trường hợp ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo, phục viên, xuất ngũ hoặc không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sau 1 năm nghỉ việc bạn sẽ được làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần theo nghị quyết 93/2015/QH13.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Về nơi nộp hồ sơ: Người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi người lao động đang cư trú [Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật].

- Hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay: Nghỉ việc thì sẽ được lĩnh bảo hiểm xã hội một lần bao nhiêu tiền ?

2. Cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội một lần khi đóng BHXH được 10 tháng ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em làm công ty được 1 năm và có tham gia đóng bhxh được 10 tháng từ tháng 04/2017 đến tháng 01/2018 vì hoàn cảnh gia đình nên em không đi làm được nửa. Luật sư cho em hỏi là em có đủ điều kiện để rút bhxh 1 lần được không ạ. Lương cơ bản của em là 4. 012. 500 và nếu rút được thì số tiền em nhận được khoảng bao nhiêu ạ ?

Cám ơn luật sư nhiều ạ.

Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp được hưởng BHXH một lần như sau:

"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b] Ra nước ngoài để định cư;

c] Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d] Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."

Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định:

"Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần."

Điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

"c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp, thì lương cơ bản của bạn là 4.012.500đ, tạm coi mức này là mức lương làm căn cứ đóng BHXH của bạn, thì bạn đóng BHXH 1 tháng = 4.012.500đ x 8% = 321.000đ

Mức hưởng BHXH một lần = 321.000đ x 10 tháng = 3.210.000đ

Khi đủ điều kiện hưởng BHXH, bạn tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú [nơi cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú] để được giải quyết quyền lợi của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc ?

3. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần ?

Em chào luật sư. Cho em hỏi em làm công ty từ 22/3/2016 em bắt đầu đóng bảo hiểm là tháng 4/2016 đến tháng 12 mức lương là 2. 889.000 Tơi tháng 1/2017 đến tháng 12/2017 mức lương là 3. 103. Luât sư giúp em tính bảo hiểm xã hội với ạ ?

Luật sư trả lời:

- Về mức hưởng:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

"a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ tháng 04/2016 đến tháng 12/2017 là 1 năm 9 tháng [tức 21 tháng]. Mức hưởng BHXH của bạn được tính như sau:

+ Thời gian đóng BHXH của bạn là 1 năm 9 tháng được tính là 2 năm x 2 tháng = 4 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Mức bình quân tiền lương = [2.889.000đ x 9 tháng + 3.103.000đ x 12 tháng] : 21 tháng = 3.011.286đ

Tổng mức hưởng BHXH một lần = 3.011.286đ x 4 tháng = 12.045.144đ

Lưu ý: Mức hưởng trên tính dựa theo thông tin bạn cung cấp và chưa tính tiền trượt giá BHXH

- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Xem thêm: Sau bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội một lần

4. Có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi còn đang làm việc không? Cách tính tiền trợ cấp một lần như thế nào?

Dạ thưa luật sư. Em muốn hỏi em đóng bảo hiểm từ tháng 6 năm 2016 đến nay. Tuy giờ em vẫn làm việc nhưng em không muốn tham gia bảo hiểm nữa muốn rút bảo hiểm 1 lần thì có được không ạ. Và nếu em rút thì sẽ được tính như thế nào ạ ? Em xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội gọi số: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:

- Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, nếu bạn không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn sẽ không được hưởng BHXH một lần. Thông thường, để được hưởng BHXH bạn phải nghỉ việc thì mới chốt được sổ BHXH, nếu như bạn không thuộc 4 trường hợp sau thì bạn chỉ được hưởng sau khi đã nghỉ việc được một năm.
Trường hợp bạn đủ điều kiện hưởng, bạn tiến hành thực hiện các thủ tục sau:

- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Nơi nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần

Người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi người lao động đang cư trú [Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật].

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay: Thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần ?

5. Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị gián đoạn nghỉ thai sản ?

Chào luật sư! Em cần tư vấn và tính giúp em mức hưởng BHXH, em có thời gian đóng BHXH như sau: 1/2013-6/2013: 2.759.000đ; tháng7/2013-10/2013: 2. 859. 000đ; tháng11/2013-12/2013: 3. 052. 000đ; tháng1/2014-7/2014: 3. 352. 000đ; tháng6/2015-12/2015: 3.483.000đ; tháng1/2016-12/2016: 3. 933. 000đ; tháng1/2017-5/2017: 4. 214. 000đ; tháng6/2017-7/2017: 4. 425. 000đ; tháng 8/2017-12/2017: 4. 425.000đ[nghỉ hưởng chế độ thai sản]; 1/2018-1/2018: 4. 425. 000đ; tháng2/2018-4/2018: 4.696.000đ; em đã tính thử kết quả khoảng 30. 938. 810đ.

Mong luật sư có thể tư vấn và giải đáp giúp em.

Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ BHXH một lần, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

- Về mức hưởng:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

"a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Bên cạnh đó, khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

"6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Theo đó, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng thì thời gian này vẫn được tính là tham gia BHXH và do cơ quan BHXH đóng.

Theo thông tin bạn cung cấp thì tổng thời gian đóng BHXH của bạn từ 1/2013 đến t4/2018 [gián đoạn từ tháng 08/2014 đến tháng 05/2015] là 4 năm 6 tháng [tức 54 tháng], mức hưởng BHXH một lần của bạn được tính như sau:
+ Thời gian đóng từ tháng 1 đến tháng 12/2013 là 1 năm = 1 x 1.5 tháng = 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 4/2018 là 3 năm 6 tháng, trong đó:

3 năm đóng BHXH được hưởng= 3 x 2 tháng = 6 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

6 tháng đóng BHXH được làm tròn là 1 năm = 1 x 2 tháng = 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = 198.880.000đ : 54 tháng = 3.682.962đ

Tổng mức hưởng = 3.682.962đ x [1,5 + 6+ 2] = 34.988.139đ

Mức hưởng trên chỉ là tạm tính theo thông tin bạn cung cấp. Mức hưởng trên không bao gồm tiền trượt giá BHXH, vì sau 1 năm nghỉ việc bạn mới được rút BHXH 1 lần nên chưa có mức trượt giá của năm 2019 nên chưa tính toán được cho bạn.

- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm: Tính tiền bảo hiểm xã hội một lần và điều kiện hưởng BHXH một lần theo quy định hiện nay ?

6. Cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần và nơi rút bảo hiểm xã hội một lần ?

Chào luật sư, Em có một vấn đề thắc mắc mong luật sư giải quyết giùm em ạ. Em tham gia bảo hiểm từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2016 có tổng thời gian là 3 năm 8 tháng trước năm 2014 em tham gia đóng bảo hiểm được 34 tháng với tổng số tiền được 86. 000. 000 sau 2014 được 10 tháng với tổng số tiền là 37. 200. 000.

Tổng số tháng đóng là 44 tháng mong luật sư tính giúp e số tiền được hưởng sẽ là bao nhiêu ạ ?

Mong nhận đước câu trả lời sớm nhất từ luật sư. Em chân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời:

- Về mức hưởng:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014quy định về mức hưởng BHXH như sau:

"a] 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b] 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c] Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH được tổng là 44 tháng.

Trong đó:

+ Trước năm 2014 là 34 tháng là 2 năm 10 tháng được tính là 3 năm x 1.5 tháng = 4,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Từ năm 2014 trở đi là 10 tháng được tính là 1 năm x 2 tháng = 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = [86.000.000đ + 37.200.000đ] : 44 tháng = 2.800.000đ

Tổng mức hưởng = 2.800.000đ x 6,5 tháng = 18.200.000đ

Lưu ý: Mức hưởng trên chưa bao gồm tiền trượt giá BHXH.

Sau 1 năm nghỉ việc bạn tiến hành nộp hồ sơ hưởng BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.

- Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

- Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề