Phiếu lý lịch tư pháp tiếng trung là gì

Tìm hiểu về lý lịch tư pháp trong yêu cầu làm hồ sơ du học Trung Quốc. Toàn bộ thông tin và hướng dẫn cách xin giấy lý lịch tư pháp.

Hiện nay nhiều trường đại học ở Trung Quốc yêu cầu sinh viên nước ngoài cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp hay Giấy chứng minh không phạm tội (Non-criminal record) trong hồ sơ xin học. Vậy Phiếu lý lịch tư pháp là gì và thủ tục xin như thế nào, các bạn tham khảo thông tin dưới đây mà trung tâm tư vấn du học Trung Quốc THANHMAIHSK đã tổng hợp được nhé!

LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Lý lịch tư pháp (LLTP) là gì?

Phiếu Lý lịch tư pháp là phiếu do Sở tư pháp cấp chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Có 2 loại phiếu Lý lịch tư pháp:

  • Phiếu Lý lịch tư pháp số 1: là giấy dùng cho công dân Việt Nam, nếu từng có án tích nhưng đã xóa án tích thì trên giấy này sẽ không hiện án tích đã xóa.

Phiếu lý lịch tư pháp tiếng trung là gì
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1

  • Phiếu Lý lịch tư pháp số 2: là giấy dùng cho công dân Việt Nam nếu muốn đi nước ngoài, nếu từng có án tích nhưng đã xóa án tích thì trên giấy này vẫn hiển thị.

Phiếu lý lịch tư pháp tiếng trung là gì
Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2

Nếu bạn muốn làm hồ sơ xin học bổng du học Trung Quốc và nhà trường có yêu cầu có phiếu lý lịch tư pháp thì chính là xin phiếu số 2 này nhé!

Làm lý lịch tư pháp ở đâu?

Có 2 địa chỉ làm phiếu LLTP: Nếu anh/chị có hộ khẩu ở TP.HCM hay Hà Nội, mình sẽ trực tiếp đến Sở Tư Pháp Thành Phố, như:

  • Tại TP.HCM: 141-143 Pasteur, Quận 3, TPHCM
  • Tại Hà Nội: 221 Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Tỉnh thành khác: Nếu có thể, anh/chị trực tiếp về Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu làm phiếu LLTP Nếu anh/chị có hộ khẩu tỉnh và không thể về tỉnh, mình có thể làm phiếu Lý lịch tư pháp bằng cách: Nhờ người thân tại tỉnh đó hỗ trợ làm giúp phiếu LLTP rồi gửi lên cho anh/chị. Trực tiếp qua Bưu điện TP.HCM – 125 Công Xã Paris, Quận 1, TPHCM (nếu anh/chị đang tạm trú tại TPHCM), tại Quầy số 2 sẽ có nhân viên hỗ trợ làm phiếu LLTP cho anh/chị. Tuy nhiên, Bưu điện TP.HCM hiện chưa hỗ trợ làm LLTP cho 09 tỉnh thành sau đây: Bình Phước, Đăk Lăk, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kon Tum, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Chi phí để làm Lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

Lệ phí làm giấy tờ này là 200.000 đồng/người/lần. Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/người/lần.

Những trường hợp được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

  • Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
  • Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Nếu anh/chị muốn sử dụng dịch vụ chuyển phát phiếu đến địa chỉ yêu cầu, có thể thanh toán thêm mức phí dịch vụ vận chuyển tùy theo công ty dịch vụ có tại Sở tư pháp.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp được dùng khi:

– Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không

– Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.

– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.

– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?

Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại, gồm:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nào cấp?

Có hai cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Thời hạn của Phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản khác.

Ví dụ:

Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Bên cạnh đó, tại các Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch 2008 có nêu thành phần hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.