Phân độ suy thận theo nguyễn văn sang

Bệnh thận mạn (suy thận mạn) là tình trạng chức năng thận suy giảm mạn tính kéo dài hàng tháng cho đến hàng năm và không hồi phục.

Theo KDOQI : Bệnh thận mạn là tình trạng tổn thương thận kéo dài trên 3 tháng, xác định bởi các bất thường cấu trúc và chức năng thận, có hay không có giảm mức lọc cầu thận (GFR), biểu hiện bởi các bất thường về bệnh học hay các dấu hiệu của tổn thương thận, bao gồm các bất thường trong xét nghiệm máu (Ure, creatinine); nước tiểu (albumin, hồng cầu, trụ) hay các kết quả chẩn đoán hình ảnh (bất thường cấu trúc nhu mô thận).

Phân độ suy thận theo nguyễn văn sang

Hiện nay, bệnh thận mạn được chia làm 5 giai đoạn như sau: (Theo KDOQI năm 2021)

Giai đoạn

Mô tả

GFR (mL/phút/1.73 m²)

G1

Tổn thương thận với GFR bình thường hay tăng

≥90

G2

Tồn thương thận với GFR giảm nhẹ

60-89

G3a

Tồn thương thận với GFR giảm trung bình

45-59

G3b

Tồn thương thận với GFR giảm trung bình

30-44

G4

Tồn thương thận với GFR giảm nặng

15 to 29

G5

Suy thận giai đoạn cuối

<15 hay lọc máu

Giai đoạn 1: mức lọc cầu thận chưa giảm , đa số các trường hợp được phát hiện nhờ vào hoặc có sự hiện diện của albumin niệu hay có bất thường cấu trúc thận (thí dụ như độ phản âm chủ mô thận tăng trên siêu âm).

Nguyên nhân chính của suy thận mạn là bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp và bệnh cầu thận chiếm hơn 70% các nguyên nhân gây suy thận.

Các nguyên nhân khác gây suy thận bao gồm: Bệnh nang thận, bất thường đường tiết niệu bẩm sinh, các bệnh miễn dịch hệ thống: lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thận IgA…, sỏi hệ niệu, u xơ tiền liệt tuyến, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần.

Các triệu chứng thường gặp của Bệnh thận mạn:. Các bệnh nhân suy thận nhẹ không có triệu chứng. Ngay cả những bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình cũng có thể không có triệu chứng mặc dù nitơ urê máu (BUN) và creatinine tăng cao.

Các triệu chứng sớm thường gặp: Tiểu đêm thường xuất hiện, chủ yếu do giảm khả năng cô đặc nước tiểu. Uể oải, mệt mỏi, chán ăn và suy giảm tâm thần thường là những biểu hiện sớm nhất của tăng ure máu.

Phân độ suy thận theo nguyễn văn sang

Phát hiện sớm và dự phòng bệnh thận mạn tính

Khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng thì các triệu chứng của hội chứng ure huyết cao biểu hiện đầy đủ hơn:

1. Những biểu hiện về thần kinh như: rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, giảm nhận thức, lơ mơ, ngủ gà, hôn mê, run vẩy, động kinh, kích thích cơ. Hội chứng chân không yên, máy cơ, vọp bẻ.

2. Những biểu hiện về tiêu hóa như: ói, mệt, chán ăn, buồn nôn, hơi thở khai, viêm dạ dày, viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa.

3. Những biểu hiện về tim mạch như: tăng huyết áp, suy tim, phù phổi cấp, viêm màng ngoài tim, chèn ép tim cấp, là các biểu hiện nặng và nguy hiểm cần phải nhập viện điều trị.

4. Những biểu hiện huyết học: thiếu máu,rối loạn đông máu, giảm bạch cầu.

5. Rối loạn cân bằng nước-điện giải, rối loạn cân bằng toan kiềm.

6. Những biểu hiện về Da – Xương - Khớp như: da tăng sắc tố, ngứa, bầm máu, phấn ure, rối loạn dị trưởng xương: Đau xương, gẫy xương bệnh lý, còi xương.

Một số xét nghiệm cần thực hiện để kiểm tra bệnh thận như: Tổng phân tích nước tiểu, cặn Addis Đạm niệu, creatinine niệu 24 giờ. Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: ure, creatinine, điện giải đồ. Các chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, X-quang hệ niệu không cản quang KUB, X-quang hệ niệu có cản quang, CTScaner, sinh thiết thận.

Tóm lại, Bệnh thận mạn thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng. Đến khi có triệu chứng bệnh thường ở giai đoạn nặng. Do đó, nên kiểm tra sức khỏe định kì thường xuyên để đánh giá mức lọc cầu thận và các triệu chứng bệnh thận.

Phân độ suy thận theo nguyễn văn sang

Nhiều bệnh nhân suy thận mạn tính không nhận thấy triệu chứng rõ ràng cho tới khi xuất hiện các tổn thương thận nặng nề.

Khi đã phát hiện bệnh thận, nên khám đúng chuyên khoa thận để được bác sĩ theo dõi, tư vấn, điều trị kịp thời để bệnh không diễn tiến nặng đến giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo (lọc máu).

7 biện pháp phòng ngừa bệnh thận gồm có:

  • Khám sức khỏe thường xuyên kiểm tra chức năng thận, các bệnh lý về thận.
  • Kiểm soát tốt các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh cầu thận, sỏi thận, nhiễm trùng…nếu có.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế thức uống có cồn.
  • Bổ sung nước uống hợp lý.
  • Uống thuốc theo đơn bác sĩ, không uống các thuốc không rõ nguồn gốc hoặc dùng thuốc tự ý không theo hướng dẫn, tư vấn của Bác sĩ, Dược sĩ.
  • Tránh các lo âu, căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.

Thông điệp: “ Sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục và khám sức khỏe định kì để bảo vệ tốt chức năng của thận”

Suy thận độ 1 kiêng ăn gì?

Suy thận nên kiêng gì?.

Không nên ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, đồ uống có gas, nước ngọt..

Những loại thực phẩm giàu photpho và kali như tôm khô, thịt bò, nho khô, thanh long, chuối, kiwi,… ... .

Các loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao như thịt heo, ức gà,… ... .

Thực phẩm cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,….

Làm sao biết mình bị suy thận?

Dấu hiệu bệnh thận dễ nhận biết.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể Khi chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. ... .

Khó ngủ ... .

Da khô và ngứa. ... .

Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu. ... .

Tiểu máu. ... .

Nước tiểu có nhiều bọt. ... .

Sưng mắt cá chân, bàn chân. ... .

Gây mất khẩu vị, chán ăn..

Bị suy thận giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Dù đây là giai đoạn tiến triển khá nặng của suy thận nhưng nếu nhận được sự chăm sóc và chữa trị kịp thời cùng với tinh thần sống tích cực, người bệnh suy thận độ 3 vẫn có thể sống tới vài chục năm.

Suy thận độ 3 nên ăn uống như thế nào?

Người suy thận cấp độ 3 cần bổ sung các loại ngũ cốc chứa lượng đạm ít. Vì bệnh thận cần chỉ nên nạp một lượng đạm vừa phải, nếu ăn ngũ cốc chứa nhiều đạm thì sẽ phải giảm rất nhiều nguồn đạm quý từ các thực phẩm khác như thịt, cá. Ưu tiên các thực phẩm như khoai lang, miến dong, bột sắn và hạn chế gạo, lúa mì,...