Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị cấm năm 2024

Nồng độ cồn là một chỉ số đo lượng cồn có trong các loại đồ uống như rượu, bia. Trong lĩnh vực giao thông, nồng đồ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu của một người hoặc là trong hơi thở của một người. Nồng độ cồn trong máu được ký hiệu là BAC (tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration). BAC 0,01% có nghĩa là có 0,01 gram rượu trong 100 ml máu.

Do đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải duy trì mức nồng độ cồn không vượt quá một giới hạn cố định; vi phạm quy định này có thể dẫn đến xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Có nồng độ cồn dưới ngưỡng vi phạm thì có bị phạt không?

Hiện hành, khi tham gia giao thông mà người điều khiển phương tiện giao thông (xe máy, xe ô tô, xe đạp hoặc các loại xe tương tự khác) có các mức nồng độ cồn như sau thì sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông.

- Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Theo lý thuyết, nếu người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong người chưa chạm ngưỡng ở mức thấp nhất (Mức 1) thì sẽ không bị phạt.

Tuy nhiên, theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Bên cạnh đó, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Từ những quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở dù ít hay nhiều, bất kể là bao nhiêu đều là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô, xe máy cao nhất năm 2024

Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì:

- Mức phạt tiền cao nhất đối với người lái xe máy tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là 8 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến tối đa 24 tháng, tương ứng với mức nồng độ cồn vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Mức phạt tiền cao nhất đối với người lái xe ô tô tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là 40 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến tối đa 24 tháng, tương ứng với mức nồng độ cồn vi phạm vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài bị phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn.

Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị cấm năm 2024

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Vi phạm nồng độ cồn là một trong những nội dung xã hội rất quan tâm thời gian vừa qua. Vấn đề này đã được đưa vào bộ câu hỏi thi sát hạch lái xe trong lực lượng công an nhân dân.

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị cấm năm 2024
Nội dung về nồng độ cồn đưa vào phần thi sát hạch lái xe của công an nhân dân. Ảnh: Xuyên Đông

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông, từ 1.6.2023, đơn vị đã sát hạch lái xe ôtô, môtô trong lực lượng công an nhân dân theo bộ câu hỏi lý thuyết mới.

Trong bộ câu hỏi này có 2 câu liên quan đến nồng độ cồn.

Đó là câu số 9. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

1. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1lít khí thở.

3. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 60 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,35 miligam/1lít khí thở.

Câu số 113: Hành vi người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?

1. Không bị xử phạt vi phạm hành chính, chỉ bị nhắc nhở.

2. Bị xử phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Chia sẻ về đáp án 2 câu hỏi này, giáo viên dạy lái xe Phùng Trung Dũng, Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Đông Đô cho biết, đáp ứng đúng của câu số 9 là phương án 1. Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm pháp luật.

Đáp án đúng của câu số 113 là câu số 2. Hành vi người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị xử phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Các vấn đề này được quy định cụ thể trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đối với xe máy:

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Người vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).