Nội dung hồn Trương Ba, da hàng thịt

1. Tóm tắt

     Trương Ba - người làm vườn chất phác, hiền lành, rất mực yêu quý vợ con và cháu gái. Ông nổi tiếng là người chơi cờ giỏi và có lối sống thanh cao. Vì sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba đang khỏe mạnh bỗng chết một cách đột ngột. Tiên Đế Thích vì muốn có người đánh cờ với mình và muốn sửa sai cho Nam Tào nên hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những ham muốn bản năng của thân xác hàng thịt. Sau một thời gian, chính hồn Trương Ba cũng phần nào bị tha hóa, gia đình Trương Ba trở nên ly tán, đau buồn. Trương Ba quyết định thắp nhang gọi Đế Thích lên để quyết định rời khỏi thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa ra giải pháp khác hấp dẫn hơn như cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp hối. Trương Ba xin cho cu Tị được sống và kiên quyết chọn cái chết và không nhập vào xác ai nữa bởi ông không muốn “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.

- Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công lớn.

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

b. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

     Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, của chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

b. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển.

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một truyện cổ dân gian Việt Nam kể về một người chơi cờ tướng rất giỏi tên là Trương Ba phải chết sớm. Đế Thích là một tiên cờ vì ngưỡng mộ tài đánh cờ trăm năm có một của Trương Ba mà đã làm cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt.

Bối cảnh của giai thoại được cho là ở làng Quy Nhơn, Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên. Giai thoại này được cụ Trần Quốc Chính là một nhà thư pháp, nhà nghiên cứu Hán Nôm biên soạn lại thành một cuốn sách có tên Dấu ấn làng Đình Sơn xuất bản 2011. Truyện cổ này gắn liền với di tích lịch sử Đền Thiên Đế của thôn. Năm 2012, Đài Truyền hình tỉnh Hưng Yên đã tổ chức làm phóng sự để nghiên cứu khu di tích này.

Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: "Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm".

Năm 2006, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng đã chuyển thể sự tích trên cùng với vở kịch thành phim điện ảnh, nhưng với một bối cảnh hiện đại hơn, và mang phong cách hài hước hơn.

Cốt truyệnSửa đổi

Trương Ba là 1 người đánh cờ tướng rất giỏi, nổi tiếng là người cư xử nhẹ nhàng, hiền lành, lương thiện, ngay thẳng, được mọi người yêu quý, kính trọng. Hai vợ chồng Trương Ba có 1 cậu con trai. Khác với gia đình Trương Ba, gia đình hàng thịt là một gia đình không hạnh phúc.

Rồi một hôm, tiên cờ Đế Thích thấy Trương Ba đánh cờ quá hay nên ông xuống hạ giới để chơi cùng với Trương Ba và tặng mấy nén nhang, để khi nào muốn chơi cờ với ông thì cứ đốt 1 nén nhang. Sau đó không lâu, vì bị Nam Tào "ghi sổ sinh tử" nhầm nên Trương Ba chết. Đến ngày giỗ, vợ của Trương Ba rất buồn và thắp nhang cho ông. Vô tình bà thắp nén nhang mà không hay mình đã gọi Đế Thích.

Đế Thích xuất hiện nhưng Trương Ba đã chết lâu rồi nên xác đã bị hỏng, không thể hoàn hồn trở lại. Vì thương cho bạn mình mất sớm và muốn sửa lỗi sai của Nam Tào nên ông hứa sẽ làm Trương Ba sống lại.

Tại thời điểm đó, vì bất cẩn nên ông hàng thịt gần nhà chết. Đế Thích đã lấy xác ông hàng thịt để hồn Trương Ba trú vào. Trương Ba lúc này trong thân xác ông hàng thịt mừng rỡ trở về với vợ. Vợ ông thay vì vui mừng lại bất ngờ, sợ hãi vì lúc này bà không nghĩ đó là Trương Ba. Sau khi nghe Trương Ba kể lại thì bà tin lời và rất vui mừng. Còn vợ ông hàng thịt thì ấm ức, ghen tuông cứ nằng nặc đó là chồng mình, rồi cả hai bà vợ cùng nhau kiện lên quan.

Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của mình là vợ người bán thịt ở trong xóm.

Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, hỏi đến cách đánh cờ tướng, anh ta trả lời rất thành thạo. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại xác người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng chị còn sống có làm điều gì đặc biệt không. Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa lúc nào chồng chị chết, thì gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên mới đem hồn Trương Ba nhập vào xác người bán thịt. Viên quan đòi riêng người bán thịt, quan hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời giống y như vợ Trương Ba nói, nên được xử rằng: "Ban ngày sẽ trở thành anh hàng thịt, tối sẽ trở thành Trương Ba."

Và cũng từ đây, những mâu thuẫn trong đời sống giữa hồn và xác bắt đầu nảy sinh.

Tham khảoSửa đổi

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được viết vào năm 1981-1984, dựa theo truyện dân gian "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", nội dung có ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc.

Cho đến nay, đây là vở kịch hiện đại duy nhất của Việt Nam tiếp cận được với sân khấu quốc tế. Vở kịch do đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dàn dựng cho Nhà hát kịch nói Việt Nam. Vở diễn đã giành được huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1990 và là vở kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn. Các nhà nghiên cứu sân khấu quốc tế đã đánh giá cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của vở diễn.[cần dẫn nguồn]

Năm 2002, "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được ê-kíp đạo diễn, thiết kế người Anh thực hiện và được công diễn tại nhà hát Yellow Earth với tên "The Butcher's Skin".

Năm 2004, vở kịch được Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng lại với dàn diễn viên mới và truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Lớn, Hà Nội trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Tóm tắt nội dung
  • 2 Vai diễn
  • 3 Xem thêm
  • 4 Liên kết ngoài

Tóm tắt nội dungSửa đổi

Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lý trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cảm thấy xa lạ vì không phải da thịt của người thân mình..., bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt, Trương Ba nhiễm phải nhiều thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân anh vì thân xác của lão hàng thịt. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết theo đúng quy luật sinh - lão - bệnh - tử.

Ở trong kịch bản, Lưu Quang Vũ đã phân tích rõ từng nghịch cảnh:

+Cảnh 1: Linh hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt, 2 người nói chuyện với nhau khá gay go và thú vị.

+Cảnh 2 & 3 và 4:Nỗi buồn trong gia đình và cảm xúc nội tâm của Trương Ba và vợ ông, Cái Gái và cu Tị, con dâu của ông.

+Cảnh 5, 6:Đế Thích được Ngọc Hoàng và Nam Tào thoát tội việc đưa hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt và trả lại cho chị hàng thịt, Trương Ba đã cứu sống cu Tị trước khi nhắm mắt xuôi tay, lìa đời.

NSND Trần Tiến đã sáng tạo thêm chi tiết tính cách, hành động của Đế Thích có xu hướng đồng tính.[1]

Vai diễnSửa đổi

Dàn diễn viên của đợt dàn dựng đầu tiên (năm 1989):

  • Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi - Trương Ba
  • Nghệ sĩ Nhân dân Trần Tiến - Đế Thích
  • Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Bằng - Lý trưởng

...

Xem thêmSửa đổi

  • Lưu Quang Vũ.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • "The Butcher's Skin" tại nhà hát Yellow Earth Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine
  • Bình luận về vở "The Butcher's Skin"
  1. ^ “NSND Trần Tiến: "Điều quan trọng nhất là phải dám dấn thân cho nghệ thuật"”. https://songtre.com.vn/ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)