Những kinh nghiệm để phát hiện trẻ khuyết tật

THẾ NÀO LÀ CAN THIỆP SỚM ?

Can thiệp sớm là một biện pháp giáo dục sớm cho trẻ có khó khăn trong phát triển trí tuệ trước 5 tuổi. Can thiệp sớm trong 5 năm đầu nhằm kích thích và huy động tối đa sự phát triển của trẻ làm giảm nhẹ hay khắc phục những khuyết tật  của trẻ . Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể  hội nhập tại các trường phổ thông.

MỤC TIÊU CAN THIỆP SỚM

Nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển sự khoẻ mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống càng bình thường càng tốt và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng.

Mục đích can thiệp không chỉ dừng ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống của trẻ trong hoàn cảnh gia đình.

QUÁ TRÌNH CAN THIỆP SỚM

Quá trình Can thiệp sớm gồm 3 giai đoạn: Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và can thiệp sớm.

Giai đoạn 1: Phát hiện sớm.

Là phát hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Cha mẹ nuôi con khi thấy trẻ biểu hiện một số nét đặc trưng (bộ 3 những khiếm khuyết của trẻ Tự kỷ)

-Về giao tiếp: Khó khăn trong việc nhìn và nghe cùng 1 lúc. Thờ ơ với các kích thích bên ngoài. Tỏ ra vô cảm, không đáp ứng là đặc tính chính của trẻ tự kỷ.

-Về ngôn ngữ: Đa phần trẻ tự kỷ khó khăn về ngôn ngữ phát âm từng từ, chậm nói hoặc không có ngôn ngữ, hoặc sử dụng ngôn ngữ, không đúng chỗ (không đúng ngữ cảnh).

-Về hành vi: Dễ nóng giận và có những hành vi tự đánh vào mình hoặc đập phá. Thường say mê một hoạt động nào đó hay lặp lại một cách kỳ lạ không chán như vẫy tay, quay bánh xe đạp, lắc một đồ vật nhưng không có mục đích khám phá. Có vấn đề về giác quan như sợ vật mềm nhũng, sợ nước hay một mùi vị hay âm thanh lách cách, hay rất thích nước. Thường  không biết chỉ vào vật mình muốn mà cầm tay người khác dí vào vật đó.

Giai đoạn 2: Chẩn đoán sớm.

Cho trẻ đến các trung tâm chẩn đoán như các khoa tâm lý bệnh nhi đồng, khoa phục hồi chức năng hay bác sĩ tâm lý trường CB Khai trí . Việc chẩn đoán xác định trẻ tự kỷ rất khó khăn vì các dấu hiệu cũng gần giống với những rối loạn phát triển khác. Chẩn đoán sớm giúp cho phụ huynh chấp nhận con mình Tự kỷ để sớm có hướng can thiệp kịp thời.

Giai đoạn 3: Can thiệp sớm.

Khi đã thật sự chấp nhập trẻ tự kỷ, phụ huynh cần tham gia chương trình can thiệp sớm.

Bước 1: Hướng dẫn phụ huynh can thiệp sớm cho trẻ tại gia đình. Cha mẹ là người giáo viên đầu tiên. Người trực tiếp làm việc với trẻ tại nhà.

Bước 2: Hướng đến hòa nhập xã hội vì “một thầy, một trò” sẽ không tốt vì đặc trưng của trẻ tự kỷ là khó khăn trong quan hệ xã hội. Trẻ trong gia đình sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp. Trẻ cần vào trường có cô có bạn giúp có khả năng tương tác hòa nhập cộng đồng.

Phần lớn các chương trình can thiệp sớm không chỉ chú ý đến những năm đầu mà còn chú ý tới những hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non. Hỗ trợ trẻ trong suốt thời gian trẻ đến trường mầm non và cả khi trẻ học phổ thông cũng là một phần của chương trình và biện pháp can thiệp sớm. Do vậy, hai nhóm trẻ mà can thiệp sớm tập trung chủ yếu là từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 đến 5 tuổi nhưng không dừng lại ở 5 tuổi mà còn có thể kéo dài tới khi trẻ vào trường phổ thông nếu điều này là cần thiết và có lợi cho trẻ.

CÁC HÌNH THỨC CAN THIỆP

- Trị liệu cá nhân: Trị liệu Tâm lý (Tâm vận động), Trị liệu ngôn ngữ - giao tiếp phi ngôn ngữ (bằng cử chỉ) hoặc bằng ngôn ngữ nếu có thể, Trị liệu hành vi, trị liệu nước, điều chỉnh các giác quan, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh trẻ.…

- Trị liệu nhóm: Âm nhạc, dã ngoại .... tạo tương tác và giao tiếp xã hội….

- Giáo dục đặc biệt: Các kỹ năng tự lập, phát triển chức năng, các kỹ năng tiền học đường, các kỹ năng tiền hướng nghiệp.


Page 2

Những triệu chứng ở trẻ tự kỷ trở nên trầm trọng hơn, trẻ không có được giấc ngủ ngon, trẻ có vẻ lầm lì khó bảo hơn, có vẻ xa lánh người thân hơn... chỉ vì uống thêm vài cốc sữa (MILK) ?!  CASOMORPHIN một chất được các nhà khoa học phát hiện tồn tại trong cơ thể đứa trẻ TK giống như chất gây nghiện (drug). Vậy, chất đó là chất gì ?

 Một lượng nhất định casomorphin đã có sẳn trong sữa bò (trâu, những động vật có vú) tạo nên chứng nghiện ăn uống sữa nơi một số người. Với trẻ TK dù không mắc các chứng bệnh khác liên quan với đường ruột, tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó mà quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất protein không theo cách thức như những người bình thường.

 

Những kinh nghiệm để phát hiện trẻ khuyết tật

Các nhà nghiên cứu tin rằng những chuỗi axit amin (gọi casomorphine), từ protein trong sữa bò (casein), bằng một cách nào đó đã vượt qua được hàng rào bảo vệ trong niêm mạc đường tiêu hóa để thâm nhập vào dòng lưu chuyển máu.

      Bài liên quan:            >> HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ TỰ KỶ

                                                   >>CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO TRẺ TỰ KỶ

Họ tin rằng chất này vượt qua được hàng rào máu bảo vệ não truy cập được vào hệ thống thần kinh não bộ; chúng là tác nhân dẫn đến nhiễu loạn chức năng thần kinh mà cuối cùng đã gây ra hoặc góp phần vào các vấn đề làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh tự kỷ.*(2)

Những người ủng hộ chế độ ăn uống cho trẻ TK không casein nói rằng nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể có khó khăn về đường tiêu hóa, làm cho khó tiêu hóa protein sữa bò đúng cách như mọi người. Có thể  vì cách thức tiêu hóa khác nhau mà có thể làm ảnh hưởng đến hành vi ở trẻ tự kỷ. Hầu hết lý thuyết nghiên cứu  ăn hoặc uống sữa và sản phẩm có protein (có nguồn gốc từ bò, trâu) dẫn đến tăng cao của phụ  phẩm protein, gọi là casomorphines, ở một số trẻ tự kỷ. Các phụ phẩm sau đó có thể ảnh hưởng đến hành vi như tác động của một loại ma túy. Cụ thể, ở những trẻ em này, casomorphines có thể làm*(1)

  • Giảm ham muốn của trẻ về nhu cầu tương tác xã hội.
  • Ngăn chặn các thông điệp về đau đớn (làm  mất cảm giác đau ).
  • Sự nhầm lẫn tăng lên.

Nếu  protein sữa bò được loại ra khỏi chế độ ăn uống với ý tưởng là sẽ làm giảm mức độ sinh chất casomorphines, và hành vi của trẻ TK sẽ được cải thiện.

Chú thích nguồn trích dẫn.
*(1) http://autism.healingthresholds.com/therapy/casein-free-diet
*(2) http://www.peds.ufl.edu/divisions/genetics/programs/autism_card/casein.htm


Page 3

Những kinh nghiệm để phát hiện trẻ khuyết tật

Kỹ năng tâm vận động và tầm quan trọng

Thuật ngữ "kỹ năng tâm vận động" đề cập đến khả năng trẻ học cách vận động để thực hiện một hành động.

Sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giai đoạn sơ sinh. Trẻ nhỏ thường phát triển vận động theo một "khuôn mẫu" hoặc theo một trình tự nhất định.Ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những cột mốc phát triển như: biết tự ngồi, tự đứng và tự bước đi. 

Những kỹ năng vận động, nhìn chung, có thể được chia thành 2 loại:

1. Kỹ năng vận động thô là kỹ năng sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển động mạnh của cơ thể như là: chạy, nhảy hay ném bóng.

2. Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như là: viết, vẽ, may hoặc tháo nút áo. Kỹ năng vận động tinh kết hợp chặt chẽ với những kỹ năng cần sự kết hợp thị giác và vận động (sự phối hợp tay - mắt), là khả năng cùng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác. 

Vì sao trẻ cần thêm sự hỗ trợ và ích lợi của sự hỗ trợ? 

Vì nhiều lý do khác nhau, trẻ có thể gặp khó khăn hoặc bị chậm trong quá trình phát triển. Những lý do đó có thể là khả năng học tập kém, chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật vận động, sinh non dẫn đến chậm phát triển, đau bệnh hoặc thiếu kinh nghiệm tiếp xúc với môi trường bên ngoài. 

Việc phát triển các kỹ năng vận động của mọi trẻ em là rất quan trọng, bởi vì đó là những kỹ năng thiết yếu hàng ngày để thực hiện các công việc thường nhật như là: mặc quần áo, ăn uống. Tóm lại, đó là những kỹ năng cần thiết giúp cho con người sống tự lập.

Hầu hết trẻ em phát triển các kỹ năng vận động từ những tiếp xúc thường xuyên hằng ngày trong gia đình và cộng đồng (ví dụ như nhà trẻ và trường học). Một cách tự nhiên, qua quá trình thích thú khám phá và vui chơi, những trải nghiệm đó, theo thời gian, giúp cho trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết. Khi một đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập hoặc trong vận động thì điều quan trọng là đứa trẻ đó cần được tạo cơ hội để tiếp cận những kế hoạch phát triển cụ thể nhằm giúp cho trẻ thử sức những bài tập vận động mới và thực hành những kỹ năng đã có.

Điều này sẽ giúp trẻ trở nên tự lập hơn, cải thiện khả năng học tập và tăng cơ hội hòa nhập xã hội

Xem và tải  Cẩm nang tâm vận động