Nguyên nhân trẻ quấy khóc khó ngủ

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Mẹ & bé
  4. Chăm sóc bé

Thứ Bảy ngày 14/05/2022

  • Trẻ mọc răng có thể kéo theo một loạt những vấn đề về sức khỏe
  • Thời gian ngủ lý tưởng dành cho trẻ nhỏ từ 0-13 tuổi
  • Những điều cha mẹ cần lưu ý về thời gian ngủ của trẻ

Đang ngủ tự nhiên quấy khóc là hiện tượng thường gặp khiến nhiều trẻ sơ sinh mệt mỏi, sợ hãi. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé sau này. Tìm hiểu được nguyên do trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên sẽ giúp bố mẹ đỡ lo lắng hơn. Đồng thời giúp trẻ có được những giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Khóc là phương thức giao tiếp chính của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ mới sinh đến dưới 3 tháng tuổi thường hay khóc thét lúc đang ngủ. Vì thế, tiếng khóc của bé lúc này có thể là một sự cảnh báo tình trạng đặc biệt nào đó mà mẹ cần lưu ý.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Do các vấn đề thể chất

Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm, tự nhiên khóc thét lên thì rất có khả năng do cơ thể gặp phải sự khó chịu nào đó. Một số vấn đề thể chất thường gặp có thể kể đến như:

  • Giường nệm không sạch sẽ khiến trẻ khó chịu.

  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh trong phòng của trẻ.

  • Trẻ đi ngoài, tã bị ướt.

  • Trẻ đói bụng đòi bú.

  • Do có tiếng động hoặc âm thanh lớn ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

  • Do vui chơi, vận động quá mức vào ban ngày khiến cơ thể mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ gặp ác mộng hay giấc ngủ kinh hoàng

Cùng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc thét lên khi đang ngủ nhưng ác mộng và giấc ngủ kinh hoàng lại là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau.

  • Ác mộng: Là hiện tượng xuất hiện vào vào lúc gần sáng tại thời điểm giấc ngủ sóng nhanh hay còn gọi là giấc ngủ REM. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu xác định chính xác nguyên nhân trẻ gặp ác mộng. Trong cơn ác mộng ba mẹ vẫn có thể đánh thức được trẻ và bé vẫn nhớ được lại giấc mơ của mình.

  • Giấc ngủ kinh hoàng: Là tình trạng xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sóng chậm [NREM]. Giấc ngủ kinh hoàng thường sẽ xuất hiện sau khi bé bắt đầu ngủ khoảng 2-3 tiếng khiến trẻ đang ngủ đột ngột khóc thét và sợ hãi tột độ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên đánh thức trẻ hay quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ hết sau 30 phút. Bé sẽ ngủ ngoan trở lại và hoàn toàn không nhớ gì về việc này cả.

Do các vấn đề bệnh lý

Một số bệnh lý có biểu hiện trầm trọng hơn vào ban đêm có thể khiến trẻ đột nhiên khóc thét lên khi đang ngủ:

  • Khó tiêu: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt nên dễ gặp tình trạng khó tiêu, đầy bụng khi bú quá no hoặc gặp thức ăn lạ. Từ đó khiến bé quấy khóc và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bé.

  • Bệnh hô hấp: Cảm lạnh hay cảm cúm gây viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi… đều khiến trẻ khó thở và ngủ không sâu giấc. Nếu quá khó chịu, bé sẽ giật mình tỉnh dậy và quấy khóc cha mẹ.

  • Mọc răng: Trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên khi bước vào tháng tuổi thứ 6. Trong giai đoạn này sự ngứa ngáy khó chịu khi răng mọc khiến trẻ rất dễ quấy khóc, khó ngủ bất cứ lúc nào kể cả trong đêm.

Trẻ sơ sinh khóc tiếng khi ngủ có thể xuất hiện các vấn đề bệnh lý

Do thiếu chất

Thiếu chất cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh khóc thét khi đang ngủ. Trong đó vi chất có nguy cơ thiếu cao nhất chính là canxi và vitamin D3 vì chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ cũng như thể chất của bé.

Thiếu chất cũng khiến trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú, ngủ quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Do đó, nếu mà bé khóc thét lên giữa đêm rất có thể do thời gian ngủ của bé đang không đúng. Nếu do ngủ muộn, biểu hiện khi tỉnh giấc bé sẽ khóc lóc, mệt mỏi, sợ hãi. Với bé ngủ quá sớm thì lúc giật mình tỉnh dậy sẽ khóc thét lên, mắt tỉnh táo, không có nhu cầu ngủ lại.

Mong muốn được vỗ về yêu thương

Nguyên nhân này thường xuyên gặp ở trong 3 tháng đầu đời ở trẻ. Bé còn quen với cảm giác an toàn, được bao bọc trong bụng mẹ. Vì vậy trẻ cần được ôm và vỗ về để có cảm giác yên tâm khi ngủ và dần thích nghi với môi trường mới.

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có đáng lo không?

Do đã quá quen thuộc môi trường sống trong bụng mẹ nên bé chưa thể thích nghi ngay mà vẫn giữ những thói quen từ trước. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên quấy khóc là hiện tượng sinh lý bình thường. 

Tuy nhiên, hiện tượng này kéo dài do các nguyên nhân bệnh lý sẽ khiến giấc ngủ kém chất lượng. Lâu dần, trẻ có thể gặp những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Một số hậu quả do thiếu ngủ gây ra cho trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

  • Nhận thức kém phản ứng chậm.

  • Sút cân, tăng cân chậm và hạn chế phát triển chiều cao.

  • Tăng áp lực máu não.

  • Huyết áp cao có thể dẫn tới ngưng thở.

  • Nhịp tim đập nhanh, sức khỏe không đảm bảo.

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét là hiện tượng bình thường

Cách xoa dịu trẻ sơ sinh khóc thét về đêm

Sau khi tìm hiểu được trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét  lên là do nguyên nhân nào, bố mẹ có thể tìm cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan và đầy giấc. Hoặc xoa dịu trẻ dễ dàng đi vào  giấc ngủ trở lại theo những mẹo sau:

  • Để dỗ trẻ nín khóc, mẹ có thể bế bé đi lại hoặc đưa bé ngủ bằng nôi hay võng.

  • Nếu trẻ thức giấc sau ác mộng, mẹ cần an ủi vỗ về để bé có thể dễ ngủ trở lại.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ có thể giúp bé lấy lại tinh thần và cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt là khi bé khóc thét giữa đêm do đói.

  • Nếu trẻ vẫn không ngừng khóc, hãy nhẹ nhàng trò chuyện, xoa lưng hoặc bụng và vỗ về bé. Điều này giúp trẻ sơ sinh chuyển sang một giai đoạn khác của giấc ngủ và ngừng khóc.

  • Với trẻ khóc thét trong khi ngủ do mọc răng, bố mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để tìm cách xoa dịu cơn đau của bé.

  • Với các nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đang ngủ khóc thét lên, mẹ khó có thể cho bé bú vì bé ngậm không tốt. Nếu trẻ quấy khóc kéo dài và liên tục nhiều đêm, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Cần xoa dịu trẻ đúng cách và nhẹ nhàng để giúp trẻ nhanh vào lại giấc ngủ

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là mối bận tâm không hề nhỏ với các bậc cha mẹ. Bài viết trên đây hy vọng giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng này và có biện pháp khắc phục thích hợp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng quấy khóc bất thường có kèm theo các dấu hiệu còi xương, biếng ăn, ra mô hôi trộm,... để sớm tìm cách điều trị tránh trường hợp ảnh hưởng xấu tới trẻ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chăm sóc trẻ
  • giấc ngủ của trẻ
  • trẻ sơ sinh
  • mẹ và bé

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Chủ Đề