Nguyên nhân thức ăn bị nhiễm trùng

tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn Gram dương, hiếu khí. Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất; nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc, và viêm tủy xương. Nó thường dẫn đến hình thành áp xe. Một số chủng gây nên các độc tố phức tạp gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và hội chứng sốc nhiễm độc. Chẩn đoán là bởi nhuộm Gram và nuôi cấy. Điều trị thường là beta-lactam kháng penicillinase, nhưng vì kháng kháng sinh là phổ biến nên có thể cần dùng vancomycin hoặc các kháng sinh mới hơn. Một số chủng kháng hoàn toàn một phần hoặc toàn bộ kháng sinh, nhưng các kháng sinh mới bao gồm linezolid, tedizolid, quinupristin/dalfopristin, daptomycin, telavancin, dalbavancin, oritavancin, tigecycline, eravacycline, oamdacycline, deltafloxacin ceftobiprol [không có ở Mỹ] và ceftaroline và lefamulin.

Khả năng tạo cục máu đông bằng cách sản xuất coagulase đê phân biệt các căn nguyên gây độc, Staphylococcus aureus, với các loại tụ cầu coagulase âm tính có độc lực thấp. S. aureus có coagulase dương tính là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất của con người, vì tính độc và khả năng kháng kháng sinh.

Các loài coagulase âm tính như S. epidermidis tăng lên liên quan với nhiễm trùng bệnh viện; S. saprophyticus gây nhiễm trùng đường tiểu. S. lugdunensis, một loại coagulase âm tính, có thể gây bệnh với độc lực tương tự như S. aureus. Không giống như hầu hết các loài tụ cầu coagulase âm tính, S. lugdunensis, thường nhạy cảm với thuốc kháng sinh beta-lactam kháng penicillinase [ví dụ nhạy cảm methicillin].

Trạng thái mang là phổ biến. tụ cầu gây bệnh ở khắp nơi. Chúng có ở lỗ mũi của khoảng 30% người lớn khỏe mạnh và trên da khoảng 20%; từ đây, tụ cầu có thể gây nhiễm trùng ở vật chủ và những người khác. Tỷ lệ vận chuyển cao hơn ở bệnh nhân và nhân viên bệnh viện. Nhiễm trùng S. aureus phổ biến ở người mang mầm bệnh hơn người không mang và thường gây bệnh do các chủng tại chỗ.

Những người có thể mắc tụ cầu gồm

  • Trẻ sơ sinh và các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

  • Bệnh nhân bị cúm, bệnh phổi mãn tính [ví dụ xơ nang, khí phế thũng], bệnh bạch cầu, khối u, rối loạn da mạn tính, đái tháo đường, bỏng

  • Bệnh nhân cấy ghép, vật liệu nhân tạo, các mô cơ quan ngoại lai khác, hoặc ống thông nội mạch bằng chất dẻo

  • Bệnh nhân dùng hooc môn thượng thận, chiếu xạ, thuốc ức chế miễn dịch hoặc hóa trị liệu chống ung thư

  • Người tiêm chích ma tuý

  • Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính và đang được điều trị bằng chạy thận

  • Bệnh nhân có vết mổ, vết thương hở hoặc bỏng

dẫn đến bệnh nhân có thể bị nhiễm tụ cầu kháng kháng sinh từ các bệnh nhân khác, nhân viên chăm sóc sức khoẻ hoặc các vật dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Truyền qua tay nhân viên là phương tiện lây lan phổ biến nhất, nhưng lây lan trong không khí cũng có thể xảy ra.

Tụ cầu gây bệnh bằng cách

  • Xâm nhập mô trực tiếp

  • Đôi khi sản xuất ngoại độc tố

Xâm nhập mô trực tiếp là cơ chế phổ biến nhất đối với bệnh tụ cầu, bao gồm:

Nhiều ngoại độc tố độcđôi khi được sản xuất bởi tụ cầu. Một số có tác động cục bộ; kích hoạt cytokin phóng thích từ các tế bào T nhất định, gây ra các ảnh hưởng hệ thống nghiêm trọng [ví dụ: tổn thương da, sốc, suy tạng, tử vong]. Leucocidin Panton-Valentine [PVL] là một độc tố được tạo ra bởi các chủng bị nhiễm một loại thực khuẩn thể nhất định. PVL thường có trong các dòng kháng methicillin có liên quan đến cộng đồng S. aureus [CA-MRSA] và được nghĩ là làm trung gian khả năng bị hoại tử; tuy nhiên, tác động này vẫn chưa được kiểm chứng.

Độc tố tụ cầu gây bệnh bao gồm:

Các bệnh được liệt kê dưới đây được thảo luận thêm ở các phần khác trong CẨM NANG.

Nhiễm trùng sơ sinh thường xuất hiện trong vòng 6 tuần sau sinh và bao gồm

  • Tổn thương da có hoặc không bong vảy da

Viêm phổi cộng đồng không phổ biến nhưng có thể phát triển ở bệnh nhân

  • Bị cúm

  • Đang dùng corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch

  • Có bệnh phế quản phổi mãn hoặc các bệnh có nguy cơ cao

Viêm phổi do tụ cầu đôi khi được đặc trưng bởi sự hình thành áp xe phổi, sau đó là sự phát triển nhanh chóng của các khí màng phổi và phù thủng. CA-MRSA thường gây viêm phổi hoại tử nặng.

viêm nội tâm mạc do S. aureus là một bệnh sốt cấp tính thường kèm theo áp xe nội tạng, hiện tượng tắc mạch, viêm màng ngoài tim, chấm xuất huyết dưới màng tim, xuất huyết dưới kết mạc, tổn thương ban xuất huyết, tiếng thổi ở tim, áp xe quanh vành, khuyết tật dẫn truyền và suy tim thứ phát sau tổn thương van tim.

Nhiễm trùng thực phẩm do độc tố tụ cầu gây ra do ăn phải ngoại độc tố của tụ cầu. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn bởi người mang vi khuẩn hoặc những người bị nhiễm trùng da. Trong thực phẩm chưa nấu chín hoặc để ở nhiệt độ trong phòng, tụ cầu tạo ra ngoại độc tố. Nhiều thực phẩm thuận lợi cho tụ cầu, và mặc dù bị ô nhiễm, vẫn có mùi vị bình thường. Buồn nôn và nôn nặng bắt đầu từ 2 đến 8 giờ sau khi nuốt phải, thường là sau khi bị đau quặn bụng và tiêu chảy. Diễn biến nhanh, thường kéo dài

Chủ Đề