Nguyên nhân bé bị tiêu chảy kéo dài

Khi thấy bé bị tiêu chảy, nhiều mẹ thường cảm thấy lo lắng và bối rối. Bởi tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện? Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu giải đáp cho thắc mắc trên.

  • 1. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là gì, dấu hiệu bệnh?
  • 2. Tình trạng tiêu chảy ở trẻ do những nguyên nhân nào?
  • 3. Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, cha mẹ cần lưu ý gì?
    • 3.1 Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước
    • 3.2 Quan sát và theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên
    • 3.3 Đảm bảo vệ sinh nguồn thực phẩm của trẻ
  • 4. Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

1. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là gì, dấu hiệu bệnh?

– Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, mùi hôi tanh. Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc nhiều, nôn mửa…

– Số lần đi ngoài của trẻ bị tiêu chảy có thể gấp đôi so với trẻ bình thường. Bên cạnh đó, trẻ sẽ thường xuyên bị đau thắt bụng, khó ngủ, ủ rũ, kém hoạt động, biếng ăn, bỏ ăn…

– Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng và thời gian bị bệnh của trẻ. Đối với các bé bị tiêu chảy cấp thời gian bị bệnh của trẻ có thể là 7-14 ngày.

– Ngoài việc theo dõi trẻ, cha mẹ cần lưu ý nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy kéo dài

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh có con em bị bệnh

2. Tình trạng tiêu chảy ở trẻ do những nguyên nhân nào?

– Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tiêu chảy ở trẻ là do nhiễm trùng, bao gồm 3 tác nhân chính như: virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.

– Con đường lây nhiễm các tác nhân gây bệnh cho trẻ chủ yếu là qua: thực phẩm; nguồn nước bị ô nhiễm; thói quen ngậm các đồ vật, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ ở trẻ nhỏ.

– Các tác nhân này sẽ xâm nhập vào đường tiêu hoá của trẻ, sản xuất ra các độc tố ruột gây kích thích, xâm lấn trực tiếp và phá huỷ các tế bào biểu mô niêm mạc ruột và gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.

– Bên cạnh đó, trẻ bị một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy như: hội chứng không dung nạp lactose, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hoặc do trẻ sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy kéo dài

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tiêu chảy ở trẻ là do nhiễm trùng, bao gồm 3 tác nhân chính như: virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.

3. Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, cha mẹ cần lưu ý gì?

Tình trạng đi ngoài phân lỏng ở trẻ thường sẽ tự hết trong vài ngày bởi hệ thống miễn dịch ở trẻ có thể tự loại bỏ được các tác nhân gây nhiễm. Do đó, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy vẫn kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng khác cha mẹ cần đưa trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay.

3.1 Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước

Cha mẹ cần cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc tiếp tục cho cho trẻ bú sữa mẹ. Mục đích bù nước chính là ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.

3.2 Quan sát và theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên

– Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng đi ngoài của trẻ, ghi nhận số lần đi cũng như các đặc điểm, tính chất của phân thải ra. Phần lớn trường hợp tiêu chảy nhiều lần ra nước là do virus gây ra, tình trạng này có thể là do các loài phổ biến như: Rotavirus, adenovirus, norwalk virus…. Và có thể tự khỏi mà không cần thuốc điều trị.

– Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài và không thể tự khỏi thì có khả năng là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Lúc đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán tìm nguyên nhân. Lúc này, các sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị ký sinh trùng cho trẻ.

3.3 Đảm bảo vệ sinh nguồn thực phẩm của trẻ

– Sau khi đã đảm bảo ngăn ngừa được tình trạng mất nước, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn uống bình thường.

– Với trẻ đang bú sữa mẹ, cha mẹ hãy tiếp tục cho trẻ bú, có thể tăng cữ hoặc tăng lượng sữa cho trẻ.

– Với những trẻ lớn hơn, nếu trẻ từ chối ăn, cha mẹ đừng quá ép buộc mà hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

– Đặc biệt, điều cần cha mẹ cần chú ý đó chính là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo thức ăn được ăn chín, uống sôi, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

– Nếu trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp với sữa bột đang dùng thì hãy thử chuyển sang loại sữa khác không có đường lactose.

– Trường hợp trẻ đang bú sữa mẹ mà bị tiêu chảy thì hãy xem xét lại chế độ ăn uống của chính mình.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy kéo dài

Cha mẹ cần cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc tiếp tục cho cho trẻ bú sữa mẹ. Mục đích bù nước chính là ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra.

4. Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu nhận thấy trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy ra nước, tình trạng này kéo dài hơn 24 giờ hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác dưới đây, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời:

– Trẻ bị sốt, có thể sốt vừa đến sốt cao.

– Trẻ bị đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội

– Phân của trẻ chuyển sang có màu đen hoặc có máu xuất hiện

– Trẻ có dấu hiệu mất nước, môi khô, mắt khô, da chùng, người mệt mỏi, ủ rũ, khát nước…

– Nước tiểu sẫm màu hơn, đi tiểu ít hơn so với bình thường.

– Khi trẻ khóc không có dấu hiệu chảy nước mắt.

– Trẻ bỏ ăn, quấy khóc…

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy kéo dài

Cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán tìm nguyên nhân. Lúc này, các sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị ký sinh trùng cho trẻ.

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã có thể giải đáp cho mình được thắc mắc trẻ bị tiêu chảy phải làm sao và nắm được thời điểm đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Bên cạnh đó, khi đưa trẻ đi thăm khám, cha mẹ cũng cần lưu ý lựa những cơ sở y tế có chuyên môn, chất lượng, trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để có kết quả chính xác, điều trị an toàn, hiệu quả.

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài bao lâu?

Thông thường trẻ tiêu chảy điều trị trong 5 đến 7 ngày. Trường hợp con của bạn đã điều trị 5 ngày vẫn còn đại tiện phân lỏng thì bạn nên kiểm tra lại các loại thuốc đang dùng, cho con đi khám, xét nghiệm phân xem có tình trạng loạn khuẩn, nhiễm nấm, vi khuẩn... trong phân hay không.

Bé bị tiêu chảy thì phải làm sao?

Uống nhiều nước hơn bình thường: Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. ... .
Không bỏ bữa của trẻ: Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày..

Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng của bệnh gì?

Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài và tiến hành nội soi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán “Viêm đại tràng mạn”. Trường hợp mắc bệnh viêm đại tràng mạn do người bệnh đã bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc do chế độ ăn uống có vấn đề.

Trẻ bị đi ngoài là do nguyên nhân gì?

Tiêu chảy cấp tính ở trẻ do một số loại virus gây ra hoặc nhiễm trùng tại ruột, dị ứng thức ăn, tác dụng phụ của thuốc... Bệnh gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời do cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.