Nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến mất bao nhiêu tuổi?

Thông tin từ gia đình, NSND Trần Tiến, tên tuổi gạo cội của sân khấu và điện ảnh, thân sinh 3 nghệ sĩ Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi đã qua đời vào chiều ngày 22/1 (Mùng 1 Tết) tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến mất bao nhiêu tuổi?
Sự ra đi của NSND Trần Tiến để lại tiếc thương cho khán giả. Ở tuổi xế chiều, NSND Trần Tiến sức khỏe không còn như trước, chân bước đi chậm, tay lẩy bẩy run...

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954, khởi đầu với các vai hề chèo.

Năng khiếu của ông được NSND Thế Lữ và NSND Đào Mộng Long phát hiện, chính hai ông đã khuyến khích và dìu dắt Trần Tiến đến với kịch nói.

NSND Trần Tiến theo học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu năm 1961, cùng khóa đó còn có Thế Anh, Ngọc Hiền, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung...đều là những tên tuổi xuất chúng của nền sân khấu và điện ảnh Việt Nam.

Ra trường, ông về công tác tại Đoàn Kịch nói Trung ương (nay là Nhà hát Kịch Việt Nam) cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu. Năm 1997, NSND Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tên tuổi của ông gắn với một số vai diễn như: Đại Cát trong "Quẫn," Đế Thích trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt," Hoài Nghi trong "Chuông đồng hồ điện Kremli," cố vấn ái tình trong "Kén rể," Nguyễn Trãi trong "Nguyễn Trãi ở Đông Quan"... Ông cũng tham gia một số bộ phim như: "Thằng Bờm," "Năm ngày làm Thượng đế," "Chuyện làng Nhô," "Hà Nội 12 ngày đêm," "Những người săn lùng cái đẹp"…

NSND Trần Tiến kết hôn với NSƯT Lê Mai. Cặp đôi có với nhau ba người con gái là các nghệ sĩ nổi tiếng, gồm nghệ sĩ Lê Vân, NSND Lê Khanh và NSƯT Lê Vi.

Sự ra đi của ông đã để lại nhiều tiếc thương đối với các thế hệ văn nghệ sĩ. Họ bày tỏ lòng ngưỡng mộ dành cho bậc tiền bối.

NSND Lê Khanh xác nhận bố ruột của bà NSND Trần Tiến đã qua đời do bệnh già vào chiều ngày 22-1 (mùng 1 Tết) tại nhà riêng trong nỗi đau buồn của cả gia đình.

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội, trong gia đình có hai anh em. Ông có anh trai là NSƯT Trần Văn Nghĩa, nguyên Giám đốc Nhà hát múa rối Trung ương.

NSND Trần Tiến hoạt động nghệ thuật từ năm 1954, khởi đầu với một số vai diễn hề gậy, hề chèo. NSND Thế Lữ và NSND Đào Mộng Long đã phát hiện năng khiếu trời phú của Trần Tiến nên khuyến khích ông đến với kịch nói và sau này là điện ảnh.

Năm 1961, ông học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu. NSND Trần Tiến là diễn viên của Nhà hát kịch Trung ương đến năm 2012 thì nghỉ hưu. Năm 1997, NSND Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao đông hạng Nhất.

NSND Trần Tiến là nghệ sĩ gạo cội của sân khấu kịch Việt Nam. Trong sự nghiệp nghệ thuật, ông được biết đến với những vai diễn, như: Đại Cát trong vở "Quẫn", Đế Thích trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", Hoài Nghi trong "Chuông đồng hồ điện Kremli", "cố vấn ái tình" trong "Kén rể"... Ông là tấm gương lao động nghệ thuật đáng để thế hệ trẻ noi theo.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến mất bao nhiêu tuổi?

Tranh chân dung NSNDTrần Tiến của họa sĩ Hoàng Hà Tùng

Không chỉ ghi dấu với những vai chính diện trên sân khấu vốn là sở trường, ông còn thể hiện thành công nhiều vai tính cách. Qua mỗi vai diễn ông gửi gắm những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về thân phận con người.

NSND Trần Minh Ngọc cho biết NSND Trần Tiến còn là một trong những tên tuổi hiếm hoi có được thành công trong những vở hài kịch, nhờ khả năng diễn xuất tài tình.

"Trong lòng khán giả, NSND Trần Tiến là một diễn viên điện ảnh tài hoa và có cuộc sống rất lãng tử, mang tâm hồn nghệ sĩ đa mang, đa cảm. Nhờ đó, ông đưa vào nhân vật góc nhìn sâu sắc, gửi gắm khá nhiều bài học quý mà chính ông chắt chiu cho đời" – NSND Trần Minh Ngọc nhận xét.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến mất bao nhiêu tuổi?

NSND Trần Tiến trên sân khấu

NSND Trần Tiến thành hôn với NSƯT Lê Mai. Hai nghệ sĩ quen biết và đến với nhau khi cả hai cùng làm việc tại Đoàn kịch Trung ương. Cặp đôi có với nhau ba người con gái là các nghệ sĩ nổi tiếng, gồm nghệ sĩ Lê Vân, NSND Lê Khanh và NSƯT Lê Vi.

Ở tuổi về chiều, NSND Trần Tiến sức khỏe không tốt, ông bước đi chậm, tay run nhưng trí óc vẫn minh mẫn.

Sự ra đi của ông đã để lại nhiều tiếc thương đối với các thế hệ văn nghệ sĩ. Họ bày tỏ lòng ngưỡng mộ dành cho bậc tiền bối.

Nghệ sĩ Lê Khanh cho biết bố chị ra đi trong vòng tay ba con gái - Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi. 5 năm cuối đời, ông mắc bệnh giãn phế nang, khó thở nên phải sống chung với bình oxy. Vì ông ra đi đúng ngày mùng 1 Tết, gia đình không thông báo rộng rãi, tập trung lo hậu sự. Tang lễ diễn ra vào ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông.

"Bố là người cha tuyệt vời, cũng là đồng nghiệp của tôi. Ông cho chị em tôi duyên làm nghệ thuật, đam mê bất tận. Chúng tôi thừa hưởng từ ông tinh thần sống, làm việc hăng say, vô tư, chỉ biết tận tụy với nghề", nghệ sĩ Lê Khanh nói.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến mất bao nhiêu tuổi?

Nghệ sĩ Nhân dân Trần Tiến. Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông kết hôn với nghệ sĩ Lê Mai khi cả hai cùng công tác ở Đoàn Kịch Trung ương (nay là Nhà hát Kịch Việt Nam) nhưng sớm ly hôn. Thời điểm chia tay, con gái út Lê Vi mới ba tuổi. Ở tuổi xế chiều, ông được một người bạn gái chăm sóc.

Nghệ sĩ Trần Tiến sinh năm 1937 trong gia đình trí thức Hà Nội, giỏi Toán và các môn khoa học tự nhiên nên được bố mẹ hướng theo ngành khoa học kỹ thuật. Năm 1954, anh trai ông - nghệ sĩ Trần Nghĩa, nguyên Giám đốc Nhà hát múa rối Trung ương - ở vùng kháng chiến về, khuyên em thử làm quen với giới văn nghệ. Dần dần, ông bị không khí của sân khấu kịch cuốn đi. Ông vào nghề với những vai quần chúng nhỏ, chạy qua chạy lại trên sân khấu.

Sau thời gian đầu gắn với các vai hề gậy, hề chèo, ông được NSND Thế Lữ, Đào Mộng Long phát hiện tài năng, khuyến khích chuyển sang kịch nói. Ngoài ra, ông thành danh với nhiều vai hài.

Trong sự nghiệp, ông tâm đắc nhất vai Đại Cát trong Quẫn - vở hài chính thống đầu tiên của sân khấu Việt Nam. Ngoài ra, nghệ sĩ thích hai vai chính kịch trong vở Âm mưu và hậu quả diễn năm 1971 và Nguyễn Trãi ở Đông Quan diễn năm 1980 của cố NSND Nguyễn Đình Nghi. Ông quan niệm diễn viên kịch phải nhập tâm sâu sắc, sống chết với nhân vật, tìm tòi, sáng tạo trong mỗi vai diễn. Khi còn sống, ông kể từng xin vào bệnh viện tham quan ca mổ để hiểu thế nào là bác sĩ, chen chân vào xem những vụ tai nạn giao thông hay đánh cãi nhau ngoài đường phố để hiểu thế nào là sự đau xót của người thân.

Nghệ sĩ còn ghi dấu trên sân khấu kịch thủ đô nửa thế kỷ trước qua các vai diễn Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hoài Nghi trong Chuông đồng hồ điện Kremli, cố vấn ái tình trong Kén rể...

Với hài kịch, ông cho biết diễn viên thế hệ mình không được thay đổi kịch bản dù chỉ một chữ, một lời thoại, khác với ngày nay, đa số diễn viên tha hồ tung hứng trên sân khấu bởi luyện tập chưa nghiêm túc, chỉ cần nắm ý, lời lẽ hài không còn tính hàn lâm.