Ngày biên phòng toàn dân là gì

 - Năm 2022, tình hình thế giới, khu vực và tình trạng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được dự báo sẽ diễn biến ngày càng phức tạp; các đối tượng, tội phạm trên tuyến biển lợi dụng dịch Covid-19 để kích động, gây rối, chống phá và hoạt động phạm tội. Do đó, BĐBP tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thật hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác biên phòng địa phương, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, chú trọng phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc; xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sẵn sàng chiến đấu cao, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo của tỉnh. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh phát huy tích cực trong công tác vận động quần chúng, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, phòng, chống tội phạm; thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp hành động giữa đơn vị với UBMTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, nhất là đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể với hình thức đa dạng, chú trọng việc thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. Qua đó, phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.

Nền biên phòng toàn dân là phòng tuyến bảo vệ biên giới với sức mạnh tổng hợp của cả nước, mà lực lượng chủ yếu là nhân dân; đồng thời là hình thức tổ chức, động viên nhân dân trong cả nước, trực tiếp là nhân dân ở khu vực biên giới tham gia quản lý, bảo vệ biên giới. Nền biên phòng toàn dân là cơ sở, nền tảng của thế trận biên phòng toàn dân, là chỗ dựa hết sức quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, lực lượng chuyên trách nói riêng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các triều đại phong kiến luôn coi đồng bào các dân tộc ở biên giới là lực lượng rất quan trọng, là người “đứng mũi chịu sào” để bảo vệ biên cương, bờ cõi của Tổ quốc. Các vị Vua anh minh luôn coi trọng vai trò hết sức to lớn của họ, coi đó là “phương lược tốt”, là “kế cửu an” cho xã tắc. Kế thừa kinh nghiệm, truyền thống đó, Đảng, Bác Hồ luôn khẳng định “sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân”, ngay từ ngày đầu thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang [nay là Bộ đội Biên phòng] Đảng ta đã chỉ rõ: “Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ lực lượng cảnh vệ nội địa và biên phòng phải biết dựa vào nhân dân, vận động nhân dân làm công tác bảo vệ nội địa và biên phòng”. Trải qua quá trình lãnh đạo cách mạng, quan điểm đó được Đảng ta cụ thể hóa, phát triển trong từng giai đoạn cách mạng, ngày 22/02/1989 Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 16-HĐBT lấy ngày 3/3 hàng năm là “Ngày biên phòng” và trong Luật biên giới quốc gia [năm 2003] đã quy định lấy ngày 3/3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”. Đặc biệt, tại Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị xác định: “Xây dựng nền biên phòng toàn dân là một chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng ta, là vấn đề mang tính chiến lược, phù hợp với lý luận và thực tiễn giai đoạn hiện nay. Vì vậy, xây dựng nền biên phòng toàn dân đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc trong tình hình mới.

Ngày 17/6/2003, Quốc hội ban hành Luật Biên giới Quốc gia 2003. Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

Theo đó, ngày biên phòng toàn dân là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 28 Luật Biên giới Quốc gia 2003. Cụ thể như sau:

Ngày 03 tháng 3 hàng năm là "Ngày biên phòng toàn dân".

Cũng theo hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định 140/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Biên giới quốc gia thì Ngày Biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước. Nội dung hoạt động gồm:

a] Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

b] Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

c] Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng, chống tội phạm.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về ngày biên phòng toàn dân. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Luật Biên giới Quốc gia 2003.

Chủ Đề