Ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi mới nhất năm 2022

 Đua nhau nâng mức lãi suất

Ghi nhận cho thấy, khá nhiều NHTM đã có mức lãi suất huy động hơn 7% cho kỳ hạn 12 tháng. Cụ thể, CBBank tăng lãi suất lên 7,45%/năm cho tiền gửi 12 tháng trực tiếp và 7,5% cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến từ ngày 6-8; SCB áp dụng lãi suất 7,3-7,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng đối với gửi trực tiếp và trực tuyến. Nhiều ngân hàng khác như VPBank, KienlongBank, LienVietpostBank, NamABank, Techcombank… cũng có mức lãi suất huy động áp dụng cao nhất hơn 7% với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. 

Không chỉ ở kỳ hạn dài, các kỳ hạn dưới 12 tháng, thậm chí 1-3 tháng cũng được nhiều NHTM điều chỉnh tăng lãi suất từ 0,2 đến 0,5 điểm %. Hiện nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất kỳ gửi từ 1-3 tháng xấp xỉ 4%/năm. Chưa hết, các NHTM như Vietcombank, BIDV, Agribank - khối ngân hàng có lợi thế về vốn rẻ, cũng tăng 0,1-0,2 điểm % lãi suất huy động ở hầu hết kỳ hạn.

Mặc dù thời gian qua, các NHTM không thể tăng tốc cho vay vì chưa được nới room (hạn mức) tín dụng, nhưng số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 7-2022, tín dụng toàn nền kinh tế vẫn tăng 9,27% so với đầu năm (cao nhất trong 5 năm qua). Trong khi đó, tăng trưởng tiền gửi mới chỉ đạt hơn 4,5% và đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn. 

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, khi NHNN cấp thêm room tín dụng trong thời gian tới, cuộc đua tăng lãi suất huy động sẽ “nóng” hơn nữa. Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI dự báo, trong 4 tháng cuối năm 2022, khi các NHTM được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, nhu cầu vốn đầu vào của ngành ngân hàng tăng lên và sẽ còn đẩy lãi suất huy động tăng thêm 0,5-0,7 điểm %. Do đó, trong cả năm, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5 điểm %, kéo theo lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1-2 điểm % so với năm 2021. Tuy nhiên, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay điều chỉnh tương ứng với lãi suất huy động.

Kênh tiền gửi hấp dẫn

Lãi suất ngân hàng tăng mạnh khiến cho kênh tiền gửi hấp dẫn các nhà đầu tư và người dân. Cụ thể, theo NHNN, 5 tháng đầu năm 2022, tổng số dư tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại ngân hàng đã đạt gần 5,569 triệu tỷ đồng, tăng 5,07% so với cuối năm trước, tương đương mức tăng ròng 268.480 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2021, mức tăng trưởng tiền gửi của nhóm khách hàng này đã cao hơn gần gấp đôi. Trung bình trong 5 tháng đầu năm, mỗi ngày người dân gửi thêm gần 1.790 tỷ đồng vào ngân hàng.

Trong khi đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho thấy, thanh khoản giao dịch toàn thị trường cổ phiếu hiện đã giảm về mức 10.000-12.000 tỷ đồng/ngày, giảm khoảng 60% so với cuối năm 2021 (30.000-35.000 tỷ đồng/ngày). Các chuyên gia bất động sản cũng cho biết, hiện thị trường bất động sản đang chững lại do ngân hàng siết tín dụng hoặc lãi suất cho vay cao... nên nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang giữ tiền mặt. Dòng tiền này trong thời gian chờ cơ hội đầu tư sẽ chảy vào kênh tiền gửi tiết kiệm.

Thêm vào đó, Thông tư 04/2022 của NHNN quy định rút một phần tiền gửi trước hạn thì phần còn lại vẫn được hưởng lãi suất như trước (thay vì chỉ hưởng lãi suất tiền gửi không thời hạn) đã tạo thêm sự hấp dẫn cho kênh gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Ở góc độ khách hàng, chị Hà Huyền (TP Thủ Đức, TPHCM) lý giải quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng: “Tôi đầu tư mỗi kênh một ít nhưng trong thời điểm hiện nay, tôi chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài để có mức lãi suất tốt nhất. Hơn nữa, khi cần tiền đột xuất hoặc có cơ hội đầu tư, tôi có thể rút số tiền mình cần nhưng số tiền còn lại vẫn được hưởng lãi suất như cũ”. 

Nhiều NHTM cũng nhìn nhận, khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài tăng lên đáng kể nhờ chính sách của Thông tư 04/2022. Chưa kể, nhiều ngân hàng còn thêm một số chính sách ưu đãi riêng. Cụ thể như OCB không chỉ hỗ trợ khách hàng rút tiền gốc một phần cho các khoản tiền gửi từ ngày 1-8 (ngày Thông tư 04/2022 có hiệu lực) mà còn áp dụng toàn bộ cho các khoản tiền gửi trước ngày 1-8. Ông Dư Xuân Vũ, Phó Giám đốc khối bán lẻ OCB, cho biết, việc cho phép rút tiền gửi trước hạn không chỉ có lợi cho khách hàng mà còn tạo điều kiện giúp ngân hàng thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đa dạng hóa các sản phẩm để thu hút, tăng nguồn tiền gửi từ dân, nhờ đó đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng.

TS CẤN VĂN LỰC, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia:

Lãi suất huy động tăng giúp hút thêm lượng tiền đưa vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, lãi suất cho vay cơ bản vẫn ổn định vì nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam năm 2022 là hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Các chính sách phải hướng đến nhiệm vụ này nên lãi suất cho vay chưa thể tăng ngay. Các doanh nghiệp nằm trong nhóm trọng tâm của định hướng phát triển kinh tế vẫn tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp nhờ gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước trị giá 40.000 tỷ đồng. 


NHUNG NGUYỄN

tăng lãi suất tiền gửi hút tiền gửi huy động vốn lãi suất huy động

(thitruongtaichinhtiente.vn) - So với cùng kỳ tháng 5/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong đầu tháng 6/2022 tiếp tục tăng với biên độ từ 0,1 – 0,8%. Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường với số tiền gửi từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đang ở mức 7,3%/năm.

Ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi mới nhất năm 2022

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ thực hiện tại một số ngân hàng như: Vietcombank, BIDV, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, Sacombank, VietABank... cho thấy, trong ngày đầu tháng 6/2022 lãi suất tiết kiệm kỳ hạn (3, 6, 12, 24 tháng) tại một số ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục được điều chỉnh tăng, với biên độ tăng thêm phổ biến từ 0,1-0,5% một năm, thậm chí có nhà băng tăng đến thêm 0,8%.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) là ngân hàng có mức độ điều chỉnh tăng mạnh nhất trên thị trường, với mức điều chỉnh tăng thêm 0,8% cho kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng. Ngoài ra, kỳ hạn 3 tháng cũng được ngân hàng điều chỉnh tăng thêm 0,5%, kỳ hạn 24 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,4%. Với biên độ lãi suất được tăng thêm, kỳ hạn 3 tháng của VIB có lãi suất là 4,0%/năm; 6 tháng là 5,8%/năm; 12 tháng là 6,2%/năm; 24 tháng là 6,2%/năm.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cũng thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động tăng khoảng 0,3 - 0,7 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Theo đó, lãi suất tiết kiệm thông thường với mức gửi chỉ từ vài triệu đồng trở lên ở kỳ hạn 3 tháng là 3,35%/năm; 6 tháng là 4,65%/năm; 12 tháng 5,55%/năm; 24 tháng là 5,65%/năm. Với khách hàng VIP 1, lãi suất huy động cao nhất được ghi nhận là 6,2%/năm (kỳ hạn 36 tháng), tăng tăng 0,7 điểm % so với mức lãi suất trước đó là 5,5%/năm. Đặc biệt, với khoản tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng và khách hàng cam kết không được tất toán trước hạn, Techcombank tiếp tục duy trì mức lãi suất 7,1%/năm.

So với cùng kỳ tháng trước, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cũng đã điều chỉnh tăng thêm từ 0,3 – 0,5% đối với các kỳ hạn được khảo sát. Cụ thể, biểu lãi suất huy động niêm yết ở mức: kỳ hạn 3 tháng áp dụng lãi suất 3,8%/năm (tăng 0,3%); kỳ hạn 6 tháng là 6,3%/năm (tăng 0,5%); kỳ hạn 12 tháng là 6,6%/năm (tăng 0,45%); kỳ hạn 24 tháng là 6,9%/năm (tăng 0,5%).

Hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại một số kỳ hạn với mức tăng từ 0,1 – 0,3%, cụ thể: kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,1% đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên 6,0%/năm; kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng tăng thêm 0,3% đưa lãi suất huy động lên 7,3%/năm. SCB cũng là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường hiện nay.

Ngoài những ngân hàng trên, các ngân hàng như OceanBank, BaoVietBank, PGBank, ACB, SHB... cũng thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất với mức phổ biến 0,1-0,4% một năm.

Trái ngược với xu hướng tăng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng có vốn nhà nước tiếp tục cho thấy sự ổn định so với các tháng trước, ví như: lãi suất tiền gửi tại Vietcombank vẫn duy trì mức 3,3%/năm cho kỳ hạn 3 tháng; 4,0%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 5,5% cho kỳ hạn 12 tháng...

Dự báo cho cả năm 2022, Công ty CK VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không lớn, khoảng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9 - 6,1% một năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5 - 5,7% một năm), vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7% một năm.

Còn các chuyên gia của Công ty CK BSC đưa ra kịch bản, nếu lạm phát tăng và tỷ lệ cho vay trên huy động của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng trở lại, mặt bằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,5-1% trong năm 2022.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 6/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
(Đơn vị tính: %/năm)

Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% vào 2021), cung tiền M2 tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021).

Như vậy, chưa đầy 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 0,3-1,0 điểm điểm phần trăm, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2.

Thậm chí, mới đây, hai ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10”, nhóm nghiên cứu tại SSI dự báo.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VnDirect nhìn nhận, đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý 3/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý 4/2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm (bình quân) vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm”, VnDirect nêu quan điểm.

Ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi mới nhất năm 2022

Do đó, VnDirect cho rằng, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp với lượng “tiền mặt” lớn có thể được hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao (bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn) có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

Nhìn chung, VnDirect đánh giá, lĩnh vực ngân hàng là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Chính phủ triển khai gói bù lãi suất với tổng giá trị 43.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng nợ) trong hai năm 2022-2023. Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua.

Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời. Cụ thể, gói cấp bù lãi suất dự báo có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2 đến 0,4 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.